5 Lý Do Chống Lại “Trợ Tử” và “Trợ Giúp Tự Tử” Từ Vị Trí Không Phải Là Cơ Đốc Nhân

Share

Có nhiều lý do để chống lại trợ tử (trực tiếp làm chết) và trợ giúp tự tử (còn được biết đến như là trợ giúp cho chết – assisted death). Ở đây chúng ta tập chú vào năm lý do chủ yếu:

1. Trợ giúp cho chết phải bị chống lại bởi vì nó liên hệ với việc gây ra cái chết của một người, sau cùng nó vẫn là một hành động giết người).

Luật “trợ giúp cho chết” trao cho các bác sĩ (và y tá ở Canada) quyền làm cho một người chết. Một xã hội nhân ái phải không bao giờ cho phép một người giết “hợp pháp” một người khác.

Ở Canada, Hòa Lan, Bĩ và Luxembourg, việc trợ giúp cho chết được thực hiện bởi trợ tử.

Trợ tử là một cách chủ ý chích vào một người một hợp chất thuốc độc. Trong hầu hết các nước trợ tử bị luật pháp cấm qua luật về giết người.

Ở Hoa Kỳ và Thụy Sĩ, trợ giúp cho chết được thực hiện bằng cách giúp một người tự tử.

Đây là khi một bác sĩ kê toa một hợp chất thuốc độc mà người đó tự mình tiêu thụ.

Trợ tử và trợ giúp cho chết liên hệ đến một người khác, thường là một bác sĩ, là người trực tiếp giết hay liên hệ đến việc gây ra cái chết của một người khác

Những người đề cao trợ giúp cho chết tập chú vào những điều kiện sống khó khăn đã áp lực khiến một người yêu cầu được chết. Họ lập luận từ một quan điểm đạo đức theo hoàn cảnh để biện minh cho sự giết người, một hành động mà bình thường được kể là hoàn toàn sai.

Trợ giúp cho chết được rao bán như là một sự chăm sóc sức khỏe. Trong một cuộc phỏng vấn, nhà phân tâm và đạo đức học Mark Komrad nói rằng: “Nếu quí vị chỉ thay hình ảnh của mũi kim chích hay viên thuốc bằng một khẩu súng, tôi nghĩ điều đó làm nên một bức hình sống động hơn về một điều rất xấu trong mọi văn hóa.

Con người ai cũng phải trãi qua những hoàn cảnh khó khăn về thân thể hay tâm lý, nhưng những trãi nghiệm này phải không bị lợi dụng để biện minh cho sự giết người. Cung ứng sự chăm sóc và hỗ trợ mới là đáp ứng thích hợp nhất (1).

2. Trợ giúp cho chết phải bị chống lại bởi vì “ranh giới bảo vệ” chỉ bảo vệ cho bác sĩ; chúng không bảo vệ những người yếu thế và dễ bị tổn hại.
 
Những luật trợ giúp cho chết được thiết kế để bảo vệ các bác sĩ (hay những người liên hệ khác) là người sẵn sàng tham dự vào chuyện này. Những luật này không cung cấp những sự giám thị hữu hiệu và bảo vệ cho những người sẽ bị giết chết. Những “ranh giới bảo vệ” này được thiết kế để các chính trị gia bán được sự hợp thức hóa của sự trợ giúp cho chết. Họ nói là họ quan tâm về sự giết chết, nhưng họ bao gồm trong luật những ngoại lệ đủ rộng rãi để thông qua sự giết chết.

Tiểu bang Oregon là tiểu bang đầu tiên hợp thức hóa sự trợ giúp cho chết vào năm 1977 (2). Nhóm vận động trợ giúp tự tử đã không thách thức phần ranh giới bảo vệ trong đạo luật bởi vì họ muốn thuyết phục những người có thẩm quyền khác rằng không có “những cái dốc trơn trượt,” những kẽ hở. Nhưng vào năm 2019, nhóm vận động trợ giúp tự tử công bố rằng vấn đề với luật trợ giúp tự tử là việc có những giới hạn. Trong năm đó các nhà làm luật Oregon đã bỏ đi việc có 15 ngày chờ đợi để người muốn được trợ giúp tự tử có thể đổi ý (3).

Nhóm vận động trợ tử tố cáo rằng Hòa lan vẫn không thay đổi luật trợ tử từ khi được thông qua vào năm 2002. Điều này không chính xác: ngôn ngữ của luật trợ tử của Hòa Lan không thay đổi nhưng sự diễn dịch luật này đã thay đổi. Một thí dụ gần đây nhất là việc nới rộng trợ tử bao gồm những người bất lực với bệnh lãng trí (4).

Canada là một thí dụ chính yếu của một quốc gia là nơi những ranh giới bảo vệ thiếu định nghĩa hữu hiệu hay thiếu ý nghĩa. Thí dụ, luật trợ tử Canada đòi hỏi là “cái chết không tránh được phải được thấy trước một cách hợp lý.” Tuy nhiên, ý nghĩa của nhóm chữ này đã không được định nghĩa (5), và hậu quả là đã có nhiều cách áp dụng luật này khác nhau. Vào tháng 9 năm 2019, một quyết định của Tòa Tối Cao Tiểu Bang đã xóa bỏ nhóm chữ này ra khỏi đạo luật (6).

Canada cũng là một thí dụ điển hình về cách làm sao mà một luật trợ tử có thể từng bước leo thang. Canada đã thông qua đạo luật trợ tử vào tháng 6 năm 2016. Vào tháng 2 năm 2020, Quốc Hội đưa ra đạo luật C-7 để mở rộng đạo luật bằng các bãi bỏ khoảng thời gian chờ đợi để có thể đổi ý, cho phép trợ tử một người bất lực khi người này yêu cầu sự trợ giúp cho chết, và hủy bỏ điều kiện là phải ở trong tình trạng bị bệnh dẫn đến cái chết (7).

Ranh giới bảo vệ trong các luật trợ giúp cho chết được soạn thảo để chúng được thông qua. Những luật này bảo vệ người bác sĩ sẵn sàng hành động giết; chúng không bảo vệ những người sẽ chết từ những thuốc độc.

3. Trợ giúp cho chết phải bị chống lại vì về nền tảng nó không hòa hợp với vai trò của bác sĩ là người chữa lành.

Bản Quy Tắc Đạo Đức Phần 5.7 nói về vấn đề “Trợ Giúp Tự Tử Bởi Y Sĩ” của Hiệp Hội Y Khoa Mỹ tuyên bố rằng:

… cho phép các y sĩ dự phần vào việc trợ giúp tự tử sẽ sau cùng gây hại nhiều hơn là làm tốt.

Trợ Giúp Tự Tử Bởi Y Sĩ là sai từ nền tảng với vai trò của họ như là người chữa lành, sẽ rất khó hay không thể nào kiểm soát được, và sẽ đưa đến những nguy cơ xã hội nghiêm trọng. Thay vì dấn thân vào việc trợ giúp tự tử, các y sĩ phải mạnh mẽ đáp ứng những nhu cầu của bệnh nhân cho tới cuối đời của họ (8).

Vào tháng 8 năm 2016, một người 25 tuổi tên là Candid Lewis, là người có một số vấn đề tình trạng sức khỏe, đã bị áp lực bởi một bác sĩ muốn cô “yêu cầu” một trợ giúp cho chết trong khi đang ở trong nhà thương. Mẹ của Candice là Sheila Elson nói trong một chương trình tin tức của CBS:

“Những lời nói của ông là ‘trợ giúp chết bằng cách tự tử là hợp pháp ở Canada,” bà nói với CBC. “Tôi bị shock, và nói, ‘Hả, tôi không thật sự thấy điều đó là tốt,’ và ông ta nói với tôi là tôi là người ích kỷ.” Theo Elson, Lewis nghe được khi người bác sĩ nói – mà với bà thì thật là đau đớn cho con gái của bà để mà nghe được như vậy (9).

Sheila nói như sau trong cuốn phim Những Lỗi Lầm Làm Nguy Kịch:

Chưa hề có một lần nào mà Candice nói với họ rằng, “Tôi muốn kết thúc sự sống của tôi.”

Người bác sĩ đó đến vào ngày hôm sau và nói với tôi về trợ giúp tự tử, kề mặt vào Candice và nói, “Cô có biết rằng cô bịnh như thế nào không?” Khi tôi nhìn vào mắt của ông ta, chúng tôi đi ra ngoài hành lang và tôi bảo ông, “Đừng bao gờ nói điều như vậy lần nửa.” (10)

Sự kiện Candice là một người khuyết tật không thể thay đổi giá trị sự sống của cô. Có bao nhiêu người đang bị áp lực bởi giới y khoa chuyên nghiệp và, không được may mắn như Candice, chết vì sự trợ giúp cho chết?

4. Trợ giúp cho chết phải bị chống lại bởi vì các bác sĩ cũng sai lầm; họ có thể làm những lầm lỗi y khoa và chẩn đoán sai tình trạng.

Trong bài viết, “Tại Sao Chuyện Chẩn Đoán Xảy Ra Nhiều Hơn Bạn Tưởng,” Brian Mastroianni tuyên bố rằng có 12 triệu người Mỹ bị ảnh hưởng bởi những lỗi lầm chẩn đoán y khoa mỗi năm và có khoảng 40,000 đến 80,000 người chết do những biến chứng liên hệ đến sự chẩn đoán sai trật, với cùng một con số tương tự những người phải chịu đựng những khuyết tật suốt đời (11).

Vào tháng 4 năm 2013, Pietro D’Amico, một thẩm phán 62 tuổi ở Calabria, Ý, đã chết bởi hỗ trợ tự tử tại một dưỡng đường trợ giúp tự tử ở Thụy Sĩ. Xét nghiệm tử thi tỏ ra sự thật phũ phàng là người ta đã chẩn đoán sai bệnh của ông (12).

Trợ giúp cho chết là một quyết định vĩnh viễn thường được làm khi một người sợ hãi sự đau đớn hay sợ cái chết khó khăn hay cảm giác tuyệt vọng. Một khi họ chết rồi, thì đã quá trễ để biết rằng họ đã bị chẩn đoán sai hay họ lẽ ra có thể sống với một tình trạng có thể chữa trị được. 

5. Luật trợ giúp cái chết phải bị chống lại vì luật hợp pháp hóa nó sẽ trở thành một áp lực lên các y sĩ và rồi họ sẽ áp lực lên các bệnh nhân.

Điều khởi đầu như là một chọn lựa để giết chết (của bác sĩ) hay một chọn lựa để chết (của bệnh nhân) trở thành một áp lực để giết chết và một áp lực để chết.

Trong cuộc tranh luận để hợp pháp hóa trợ tử ở Canada, nhóm vận động trợ tử lập luận rằng vấn đề là về quyền chọn lựa. “Quyền tự do” chọn chết bằng cách trợ tử, và với một bác sĩ hay y tá thì đó là quyền dự phần.

Đáng buồn thay câu chuyện của Candice Lewis không là điều hiếm hoi. 

Vào tháng 2 năm 2018, chưa đầy 2 năm sau khi Canada hợp pháp hóa trợ giúp cho chết, Hội Chăm Sóc Người Già Delat (DHS), một tổ chức từ thiện độc lập ở British Columbia đã bị Ban Thẩm Quyền Sức Khỏe Fraser (FHA) ra lệnh phải thực hiện trợ tử (13). DHS kháng cự và tiếp tục sự phục vụ tốt của họ. Vào tháng 12 năm 2019, FHA ra lệnh cho họ phải thực hiện trợ tử, nếu không sẽ mất tất cả tài trợ của chính quyền (14). DHS tiếp tục từ chối lệnh của chính quyền và tuyên bố rằng,

“Trợ tử không phù hợp với những mục đích đã được tuyên ngôn trong hiến chương của DHS, vì thế trợ tử sẽ không được thực hiện ở Viện Chăm Sóc Irene Thomas của DHS (15).

Hiệp Hội Chăm Sóc Người Đang Chờ Chết Canada và Hiệp Hội Y Sĩ Về Chăm Sóc Người Đang Chờ Chết cùng gửi đến Bộ Trưởng Y Tế một tuyên ngôn chung nói rằng,

“… Trợ tử hay trợ giúp tự tử không phải là một phần của sự chăm sóc dành cho người đang chờ chết; nó không phải là một sự mở rộng và cũng không phải là một trợ cụ của sự chăm sóc này.” (16)

Bộ Trưởng Y Tế trả lời bằng cách ra lệnh cho DHS phải thực hiện hay là bị tiếp quản bởi chính quyền vào tháng 2 năm 2021 (17).

Một số đạo luật trợ giúp tự tử ở Mỹ có bao gồm một phần về “làm hay chuyển đến” (18). Điều này có nghĩa là nếu trợ giúp tự tử được hợp pháp hóa, một bác sĩ không bị bắt buộc phải cho toa thuốc để tự tử; nhưng nếu họ nhận được lời yêu cầu của người muốn tự tử, Họ phải giới thiệu người đó đến một bác sĩ khác là người sẽ viết toa thuốc này. 

Ở Canada, các bác sĩ ở Ontario đã được ra lệnh bởi Hội Đồng Y Sĩ và Giải Phẫu làm một “văn bản giới thiệu có hiệu lực”. Có nghĩa là Hội Đồng có thể trừng phạt các bác sĩ từ chối không “giết” và cũng từ chối “giới thiệu” bệnh nhân của họ đến một bác sĩ là người sẽ “giết” họ (19).

Những người chủ trương trợ giúp cho chết dùng chữ “quyền tự do chọn lựa” để đề cao ý thức hệ của họ. Khẩu hiệu tranh đấu này đã đưa đến kết quả là hành động giết người được ủng hộ một cách y khoa. Ý thức hệ này đã dẫn đến một áp lực thuyết phục người ta hãy chết đi hay một mệnh lệnh hãy giết và rồi chúng trở thành một phần trọng tâm của một văn hóa tranh đấu cho sự bình thường hóa hành động giết chết.

Xã hội phải được duy trì và xây dựng trên cam kết của nó là chăm sóc, không phải là hành động giết chết.

 

Nguyễn Trọng

(Lược dịch theo: alexschadenberg.blogspot.com)


Chú Thích
1. Dunn, K. (Director). (2018). Fatal Flaws: Legalizing Assisted Death. DunnMedia & Entertainment. [Trailer]. https://www.youtube.com/watch?v=89YQubAyRrI (Dr. Komrad’s statements start at 0:27)
2. Norman-Eady, S. (2002). Office of Legislative Research (OLR) Research Report: Oregon’s Assisted Suicide Law (Report No. 2002-R-0077). Connecticut General Assembly. https://www.cga.ct.gov/2002/rpt/2002-r-0077.htm
3. Callinan, K. (2019, January 1). End-of-Life option laws should avoid needless red tape. McKnight’s LTC News. https://www.mcknights.com/blogs/guest-columns/end-of-life-option-laws-need-compassion/
4. Pieters, J. (2020, April 21). Euthanasia Allowed for Dementia Patients Who Gave Prior Consent: Supreme Court. Netherlands Times. https://nltimes.nl/2020/04/21/euthanasia-allowed-dementia-patients-gave-prior-consent-supremecourt
5. Schadenberg, A. (2016, June 17). Canadian Senate passes euthanasia bill in time for summer break. Euthanasia Prevention Coalition Blog. https://alexschadenberg.blogspot.com/2016/06/canadas-senate-passes-euthanasia-bill.html
6. Marin, S. (2019, September 11). A Quebec court has invalidated parts of the medical aid in dying laws. The Canadian Press. https://montreal.ctvnews.ca/a-quebec-court-has-invalidated-parts-of-the-medical-aid-in-dying-laws-1.4588622
7. Bill C-7, An Act to amend the Criminal Code (medical assistance in dying), First Session, Forty-third Parliament, 68-69 Elizabeth II, 2019-2020. https://www.parl.ca/DocumentViewer/en/43-1/bill/C-7/first-reading
8. Chapter 5: Opinions on Caring for Patients at the End of Life. American Medical Association (AMA) Code of Medical Ethics. https://www.ama-assn.org/system/files/2019-06/code-of-medical-ethics-chapter-5.pdf
9. Bartlett, G. (2017, July 24). Mother says doctor brought up assisted suicide option as sick daughter was within earshot. CBC News. https://www.cbc.ca/news/canada/newfoundland-labrador/doctor-suggested-assisted-suicide-daughter-mother-elson-1.4218669
10. Dunn, K. (Director). (2018). Fatal Flaws Film Clip: “They wanted me to do an assisted suicide death on her.” [Video file]. https://www.youtube.com/watch?v=hB6zt43iCs8
11. Mastroianni, B. (2020, February 22). Why Getting Medically Misdiagnosed Is More Common Than You May Think. Healthline. https://www.healthline.com/healthnews/many-people-experience-getting-misdiagnosed
12. Aided suicide in question after botched diagnosis. (2013, July 11). The Local. https://www.thelocal.ch/20130711/assisted-suicide-in-question-after-botched-diagnosis
13. Fayerman, P. (2018, February 6). Delta hospice rebels against Fraser Health’s mandate to provide medical assistance in dying. Vancouver Sun. https://vancouversun.co/news/local-news/delta-hospice-rebels-against-fraser-healths-mandate-to-provide-medical-assistance-in-dying/
14. Gyarmati, S. (2019, December 7). Fraser Health gives Delta Hospice ‘formal notice of concerns’. Delta Optimist. https://www.delta-optimist.com/news/fraser-health-gives-delta-hospice-formal-notice-of-concerns-1.24029942
15. New Delta Hospice Society board reverses MAiD position. (2019, December 2). Delta Optimist. https://www.deltaoptimist.com/news/new-delta-hospice-society-board-reverses-maid-position-1.24024999
16. Canadian Hospice Palliative Care Association (CHPCA) and Canadian Society of Palliative Care Physicians (CSPCP) Joint Call to Action. (2019, November 27). https://www.chpca.ca/news/chpca-and-cspcp-joint-call-to-action/
17. Gyarmati, S. (2019, December 24). Here’s the deadline given to Delta Hospice. Delta Optimist. https://www.delta-optimist.com/news/here-s-the-deadline-given-to-delta-hospice-1.24041440
18. Murphy, S. (Administrator). (2020, January 14). Indiana assisted suicide bill fails to protect objecting practitioners: Assisted suicide evolves from “assistance” to “medical care”. Protection of Conscience Project. https://www. consciencelaws.org/law/commentary/legal102.aspx
19. Advice to the Profession: Professional Obligations and Human Rights. The College of Physicians and Surgeons of Ontario (CPSO). https://www.cpso.on.ca/Physicians/Policies-Guidance/Policies/Professional-Obligations-and-Human-Rights/Advice-to-the-Profession-Professional-Obligations

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan