Hiểu biết và phân biệt những sự thăm viếng thể hiện của Đức Thánh Linh

Share

Ðức Chúa Trời hiện diện khắp mọi nơi, vì Ngài là Ðức Chúa Trời vô sở bất tại. Tuy nhiên, có những khi Ngài bày tỏ sự hiện diện của Ngài một cách cụ thể cho cá nhân hay tập thể tại một địa điểm nào đó. Thí dụ: Chúa thể hiện chính Ngài cho Môi-se trong bụi gai cháy; Ngài ở giữa đám lửa hừng với 3 người bạn của Ða-ni-ên; Chúa Giê-su gặp Phao-lô trên đường Ða-mách; Ê-sai gặp Chúa ngự trên ngai cao cả vv.

Chúng ta cầu nguyện cho phục hưng hay xin Chúa thăm viếng Hội Thánh mình. Nhưng khi Chúa đến thể hiện sự thăm viếng, nếu không hiểu biết và phân biệt được, chúng ta sẽ không nhận ra được, không chấp nhận, coi thường thậm chí còn chống đối những sự thăm viếng thể hiện của Ngài. Kinh Thánh cho biết dân Y-sa-ra-ên cầu nguyện hơn 400 năm cho sự đến của đấng Mê-si hơn 400 nhưng khi Ngài đến thì không có mấy người tiếp nhận Ngài vì cách Ngài đến không phải như điều họ suy nghỉ. Khi Chúa Giê-su chữa bịnh đuổi quỷ, những người lãnh đạo tôn giáo cho Ngài dùng uy quyền của chúa quỷ để đuổi quỷ. Khi Chúa Giê-su đi bộ trên mặt biển, chính các môn đệ Ngài cũng không nhìn ra, họ tưởng Ngài là ma. Khi Ðức Thánh Linh giáng lâm trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các sứ đồ và môn đồ được Chúa thăm viếng họ có những hành động và điệu bộ giống như người say, người ta gán cho họ một nhản hiệu là “say rượu mới”.

Trong lịch sử Hội Thánh, nhiều người cầu nguyện cho Phục hưng nhưng ít người chịu trả giá để làm sứ giả phục hưng; Nhiều người ước ao phục hưng nhưng không dọn mình và chuẩn bị cho Chúa phục hưng. Nhiều người cầu nguyện xin Chúa phục hưng nhưng khi phục hưng đến chính họ không tiếp nhận hoặc chống đối công việc phục hưng của Ðức Thánh Linh. Lý do quan trọng là chúng ta thiếu sự hiểu biết “Dân Ta bị hủy diệt vì thiếu hiểu biết” (Ô-sê 4:6a Bản 2002) và “Cho nên, dân Ta phải bị lưu đày vì thiếu hiểu biết” (Ê-sai 5:13). Thật ra, dân sự Chúa không phải bị hủy diệt và lưu đày vì không có sự hiểu biết, nhưng vì thiếu hiểu biết, hiểu biết chưa đủ hay không học đủ để hiểu biết. Thậm chí những điều chúng ta chưa thấu hiểu có thể trở thành hiểm họa và nan đề cho chúng ta. Do đó, chúng ta bị kẻ thù là Satan và ma quỷ lừa dối khiến chúng ta không nhận được những gì Chúa hứa cho mình. Hơn thế nữa, chúng ta không giữ được những gì mình đã nhận.

Lý do kế tiếp và chúng ta vội vàng kết án hay đưa ra kết luận quá sớm trước khi tìm hiểu và tìm cầu ý Chúa. Ðiều nguy hiểm là chúng ta dùng định kiến, kinh nghiệm và truyền thống của giáo hội mình để phán đoán công việc và đường lối của Ðức Chúa Trời. Chúng ta thường dùng sự hiểu biết của mình để giải thích công việc của Ðức Chúa Trời và chắc chắn vĩnh viễn chúng ta sẽ không giải thích được. Ê-sai 55:8,9 cho biết: “Vì ý tưởng Ta không phải là ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải là đường lối Ta," CHÚA tuyên bố như vậy. "Vì trời cao hơn đất bao nhiêu thì đường lối Ta cao hơn đường lối các ngươi; Ý tưởng Ta cao hơn ý tưởng các ngươi bấy nhiêu”.

Chúng ta có thể biết và thuộc lòng Kinh Thánh, nhưng không thể biết ý tưởng, đường lối và các công việc Chúa làm. Cả nhà Gie-sê, dân Y-sơ-ra-ên và chính tiên tri Sa-mu-ên không ai có thể ngờ cậu bé Ða-vít được chọn làm vua. Cả nước Do Thái không ai ngờ rằng Ngôi Lời là Chúa Giê-su lại sanh ra nằm trong máng cỏ và là con của một người thợ mộc ở Na-xa-rét. Những người Pha-ri-si, Sa-đu-sê và thầy dạy luật là những người am tường Kinh Thánh.  Họ cầu nguyện Ðức Chúa Trời ban cho mình Ðấng Cứu Thế nhưng khi Ngài đến thì họ bắt bớ Con Đức Chúa Trời và đóng đinh Ngài trên cây thập tự. Mười hai sứ đồ, bảy mươi môn đồ, cả đoàn dân đông theo Ngài – không ai nhận biết Chúa Giê-su là Ðấng Christ Con Ðức Chúa Trời trừ Phi-e-rơ là người được Ðức Chúa Cha bày tỏ cho biết. Muốn hiểu biết đường lối Chúa chúng ta phải nhờ Ðức Thánh Linh giúp mình suy xét. Phao-lô viết: “Nhưng người thiên nhiên không thể nhận những ân phúc do Ðức Thánh Linh của Ðức Chúa Trời ban, vì cho rằng đó là những điều ngu dại; họ cũng không thể hiểu nổi vì phải nhờ Ðức Thánh Linh mà suy xét” (ICô-rinh-tô 2:14).

Chúng ta cần dùng KinhThánh để minh chứng những sự kiện xảy ra có phù hợp với Lời Chúa trong Kinh Thánh không?  Lời Chúa trong Kinh Thánh có thẩm quyền cao nhất để đem đến kết luận. Chúng ta cần tiếp nhận và vâng phục thẩm quyền của Lời Chúa trong Kinh Thánh trên mọi định kiến, tôn giáo, truyền thống, kiến thức và kinh nghiệm.

Có những điều đến từ Chúa nhưng cũng có những điều đến từ xác thịt và có những điều đến từ ma quỷ. Sứ đồ Giăng dạy: “Các con yêu dấu, đừng tin tưởng mọi thần linh (chữ thần linh được dùng như các loại linh: linh, Thánh Linh, Linh Ðức Chúa Trời, nhân linh, tà linh…), nhưng phải thử các thần linh xem có phải phát xuất từ Ðức Chúa Trời hay không, vì có nhiều tiên tri giả đã xuất hiện trên thế gian” (I Giăng 4:1). Hãy tra xem Kinh Thánh để hiểu biết thêm về những điều này. 

Bài viết này nhằm mục đích giúp đỡ chúng ta hiểu biết phần nào về cách Chúa thăm viếng một số nơi trên thế giới và được chứng minh bằng Kinh Thánh, những sự kiện xảy ra trong lịch sự phực hưng và sự thăm viếng của Chúa, ngoài ra cũng giúp biết cách tra xét làm sao biết những “biểu hiện” có phải đến từ Chúa hay không?

A. Những dấu hiệu thể hiện khi Thánh Linh thăm viếng

Hiện tượng 1: Té ngã trong Thánh Linh, bị bất tỉnh hôn mê. 

Một trong những điều thường xảy ra trong những lúc Chúa thăm viếng Hội Thánh, một nhóm tín hữu hay buổi nhóm phục hưng là có những người bị “Ngã trong Thánh Linh” (tiếng Anh có 2 từ là “slain in the Spirit” hay “falling under the power of God”).   Kinh Thánh cho chúng ta biết gì về vấn đề này?

Tiên tri Ê-xê-chi-ên kể lại kinh nghiệm ở trong sự vinh hiển Chúa và khi nghe tiếng Ngài phán ông bị ngã sấp mặt xuống: “28 Ánh sáng thấy chung quanh đó giống như ánh sáng của cái mống trong mây khi đương mưa. Ấy là tỏ ra hình trạng của sự vinh quang Ðức Giê-hô-va. Ta thấy thì sấp mặt xuống (I fell on my face) và nghe tiếng của một Ðấng phán cùng ta và nghe tiếng phán” (Ê-xê-chi-ên 1:28 Bản Truyền Thống). Trong Ê-xê-chi-ên 3:23 lần nữa ông tường thuật: “23 Vậy ta chờ dậy và ra đi trong đồng bằng. Nầy, sự vinh hiển Ðức Giê-hô-va đứng đó, như sự vinh hiển ta đã thấy trên bờ sông Kê-ba. Ta bèn ngã sấp mặt xuống(fell down: té ngã nằm sấp mặt)”. 

Ða-ni-ên được Chúa bày tỏ khải tượng, ông mất hết mất sức lực, mặt tái xanh như người chết, ngã sấp mình xuống đất bất tỉnh. “8 Vậy chỉ mình tôi còn lại khi tôi nhìn thấy khải tượng trọng đại này. Tôi không còn sức nữa. Mặt tôi tái xanh như người sắp chết. Tôi đã kiệt sức. 9 Bấy giờ tôi nghe tiếng người phán. Vừa khi nghe, tôi ngã sấp mặt xuống đất, bất tỉnh” (Ða-ni-ên 10:8-9 Bản 2002). 

Khi Chúa Giê-su hoá hình trên núi, Phê-rơ, Giăng và Gia-cơ khi nghe tiếng từ trời phán họ té sấp xuống đất với sự kinh hãi tột độ. “5 Khi Phê-rơ đang nói, một đám mây sáng rực che phủ họ. Kìa, từ đám mây có tiếng phán: "Ðây là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta hoàn toàn. Hãy nghe theo Người!" 6 Nghe thế, các môn đệ té sấp xuống đất, kinh hãi vô cùng” (Ma-thi-ơ 17:5-6).

Sứ đồ Giăng khi thấy Chúa Giê-su trong sự vinh hiển của Ngài, ông ngã nhào xuống chân Chúa như người chết. “Khi thấy Ngài, tôi ngã nhào xuống chân Ngài như đã chết” (Khải Huyền 1:17). 

Trong ngày Vua Sa-lô-môn cung hiến đền thờ, các ca sĩ và nhạc sĩ người Lê-vi họ dùng các khí cụ vang rền cùng ca ngợi Chúa thì Chúa bày tỏ sự vinh hiển Ngài đến độ các thầy tế lễ không đứng nổi để hành lễ. “Tất cả những ca nhạc sĩ người Lê-vi, tức là A-sáp… họ ca ngợi và cảm tạ CHÚA… Bấy giờ đền thờ của CHÚA đầy mây, đến nỗi các thầy tế lễ không thể đứng hành lễ vì mây tỏa, vì vinh quang của CHÚA tỏa đầy đền thờ Ðức Chúa Trời” (2 Sử Ký 5:12-14).

Khi các binh lính tìm bắt Chúa Giê-su Ngài hỏi họ: “4 ‘Các người tìm ai?’ 5 Họ đáp: "Giê-su, người Na-xa-rét." Ngài trả lời: "Chính Ta đây." … 6 Nghe Ngài bảo: "Chính Ta đây," họ giật lùi, ngã nhào xuống đất (ngã bật ra sau)” (Giăng 18:4-6). 

Phao-lô khi gặp và nghe tiếng Chúa thì ông té xuống đất và bị mù, nhưng những người đi cùng nghe tiếng không có cảm nhận gì cả và không té ngã:  “3 Ðang đi đường đến gần Ða-mách, bỗng có ánh sáng từ trời chiếu lòa chung quanh Sau-lơ. 4 Ông té xuống đất, và nghe có tiếng gọi mình: "Sau-lơ! Sau-lơ! Sao ngươi bắt bớ Ta?" 7 Các bạn đồng hành của ông đều đứng yên lặng không nói được vì nghe tiếng mà không thấy ai cả. 8 Sau-lơ đứng dậy, mở mắt ra, nhưng chẳng thấy gì hết… 9 Suốt ba ngày, ông bị mù, không ăn uống gì (Công vụ 9:3,4,7-9). 

Qua các câu Kinh Thánh trên, những người có kinh nghiệm gặp Chúa, những người thấy khải tượng hay nghe tiếng Chúa, đều có trạng thái chung là té ngã. Có người ngã bật tới phía trước, có người ngã phía sau, có người bất tỉnh trong tình trạng hôn mê, có người thì sợ hãi, run rẩy, không đứng được. Trong khi đó có người đứng chung quanh không cảm nhận gì cả (giống như Ê-sai, có nhiều người trong đền thờ nhưng chỉ có ông gặp Chúa). Tại sao có những dấu hiệu này? Vì Chúa là Ðức Chúa Trời Ðấng vô cùng vĩ đại, đầy quyền năng, còn con người là xác thịt và tội lỗi, nếu Chúa bày tỏ sự hiện diện vinh hiển Ngài giữa chúng ta chắc chắn mọi người đều sẽ chết (Xuất Hành 33:20). Kinh thánh cho biết, khi Chúa muốn gặp dân Y-sơ-ra-ên nhưng vì họ không chịu dọn mình để gặp Chúa, sau đó họ sợ hãi nên họ nhờ Môi-se đại diện mình đi gặp Chúa. Sau khi Môi-se gặp Chúa trên núi ông xuống núi, dân sự thấy mặt ông phản chiếu vinh quang Chúa, họ chịu không nổi nên ông phải lấy vải che mặt mình để có thể nói chuyện với họ (Xuất Hành 34). Muốn gặp chúng ta, Chúa phải giới hạn sự vinh quang Ngài để chúng ta có thể còn tồn tại, nhưng đồng thời có thể nếm trải quyền năng của Chúa và tiếp nhận sứ điệp từ Ngài. 

Lịch sử Hội Thánh cho biết có nhiều lần khi Mục Sư John Westley – một trong sứ giả phục hưng của thời kỳ Thanh Giáo thế kỷ 17 và là người sáng lập giáo hội Giám Lý – đang giảng thì có hàng trăm người được Thánh Linh chạm đến và té ngã. Có người ở cách đó mấy cây số cũng ược Ðức Thánh Linh chạm đến té ngã. Tương tự như thế, ở Trung Quốc trong những thập niên 1930-1950s, có những người được té ngã trong Thánh Linh khi Mục Sư Tống Thượng Tiết giảng.

Hiện tượng 2: Run rẩy, rung động, giật, đứng không vững, tâm trí bấn loạn, không nói nên lời

Ha-ba-cúc kể lại sự việc khi lời tiên tri của Chúa báo cho ông: “Vừa nghe xong, toàn thân tôi run rẩy, môi tôi run lập cập, xương cốt tôi rã rời, bước chân đi lảo đảo” (Ha-ba-cúc 3:16). 

Khi thiên sứ Gáp-ri-ên hiện đến báo tin cho Ða-ni-ên: “7 Chỉ một mình tôi, Ða-ni-ên, thấy khải tượng này. Còn những người ở bên tôi tuy không thấy khải tượng, nhưng đều sợ hãi run rẩy chạy đi tìm chỗ ẩn. 10 Nhưng một bàn tay đụng đến tôi và nâng tôi quỳ dậy trên hai bàn tay và hai đầu gối. 11 Người bảo tôi: "Ða-ni-ên, Chúa yêu quý ngươi, hãy chú tâm đến những lời ta sắp truyền cho ngươi. Hãy đứng thẳng lên, vì ta đã được sai đến cùng ngươi." Khi người phán lời ấy với tôi, tôi run rẩy đứng dậy” (Ða-ni-ên 10:5-11).

Khi tiếp nhận lời tiên tri của Chúa, Giê-rê-mi nói: “Về các tiên tri: Tâm trí tôi bấn loạn, xương cốt tôi rã rời…, vì CHÚA, vì các lời thánh của Ngài” (Giê-rê-mi 23:9). 

“CHÚA phán: "Ta đây, sao các ngươi chẳng kính sợ? Sao các ngươi chẳng run rẩy trước mặt Ta?” (Giê-rê-mi 5:22).

Chúa là Ðấng đáng kính sợ, cho nên khi đối diện với Chúa, nhận sự bày tỏ từ nơi lời Ngài sẽ có những dấu hiệu sợ hãi, run rẩy, chân tay bị tê, xương cốt rã rời, thân thể kiệt sức. Môi miệng lập cập không nói được, bước đi loạn choạng như người say rượu. Có khi tâm thần hôn mê đi vào trạng thái lơ lửng.

Hiện tượng 3: Rên xiết, kêu gào, quạên thắt

Có khi Chúa thăm viếng, sẽ có người khóc với sự rên xiết và quặn thắc cầu nguyện như trường hợp của Ða-vít “16Còn tôi, tôi kêu cầu Ðức Chúa Trời và CHÚA giải cứu tôi. 17 Buổi sáng, trưa và chiều tôi than thở và rên xiết; Ngài sẽ nghe tiếng tôi” (Thánh Thi 55:16,17). “Tôi đi than khóc như than khóc mẹ yêu, đầu cúi trong bộ đồ tang chế” (Thánh Thi 35:13,14). 

Bà An-ne khẩn thiết cầu nguyện trong chỗ tuyệt vọng và trong chỗ tột cùng (desperation prayer) bà kêu cầu Chúa ban phép lạ cho mình có con. Bà cầu nguyện đến mức độ thầy tế lễ Hê-li tưởng bà đang say rượu (1Sa-mu-ên 1:9-17).

Phao-lô cưu mang và nặng lòng về Hội Thánh Cô-rinh-tô, ông nói: “Vì tôi đã viết cho anh chị em trong nỗi đau đớn, tấm lòng quặn thắt, nước mắt đầm đìa, không phải để làm anh chị em buồn phiền, trái lại để anh chị em biết rõ tình yêu thương sâu đậm tôi dành cho anh chị em” (2Cô-rinh-tô 2:4). Phao-lô nói với Hội Thánh Ga-la-ti : “19 Các con bé nhỏ của ta, vì các con mà ta lại chịu cơn đau chuyển bụng sinh một lần nữa cho đến khi Chúa Cứu Thế được thành hình trong các con. 20 Ta mong được có mặt với các con lúc này và thay đổi cách nói vì ta lấy làm bối rối về các con” (Ga-la-ti 4:19). 

Có lúc Ðức Thánh Linh đưa chúng ta vào chổ cầu thay với sự quặn thắc. “Tương tự như vậy, Ðức Thánh Linh cũng giúp sự yếu đuối của chúng ta; vì chúng ta không biết chúng ta nên cầu xin điều gì cho phải lẽ, nhưng chính Ðức Thánh Linh cầu nguyện thay cho chúng ta bằng những lời rên xiết không nói được” (Rô-ma 8:26). 

Một trong những biểu hiện khác khi Ðức Thánh Linh thăm viếng sẽ có người khóc, quặn thắt kêu gào rên xiết vì họ mong chờ sự giải cứu hay giúp đỡ từ Chúa. Có người khóc vì đang được Chúa chữa lành vết thương lòng “Ngài chữa lành những tấm lòng tan vỡ, băng bó những vết thương của họ” (Thi 147:3). Có người kêu gào rên xiết như người đàn bà sắp sinh, vì Ðức Thánh Linh đặt gánh nặng tình yêu của Ngài trên họ cho những con người, Hội Thánh, dân tộc để họ cầu thay, hoặc ra đi giảng đạo v.v… Có khi Ðức Thánh Linh, đặt lòng ai đó cầu nguyện trong tiếng mới hay tiếng lạ cho một ai mà họ không hiểu, vì người này đang cầu thay trong sự huyền nhiệm (1Cô-rinh-tô 14:2)

Hiện tượng 4: Sấp mình xuống đất, phủ phục trong sự cầu nguyện 

Trong sự hiện diện Chúa, chúng ta thấy có dấu hiệu sự sấp mình thờ lạy Chúa, hay sự hạ mình phủ phục trước mặt Ngài trong sự cầu nguyện hay cầu thay chiến đấu thay cho người nào. Môi-se sấp mình cầu thay cho dân Y-sa-ra-ên: “Tôi đã phủ phục bốn mươi ngày bốn mươi đêm trước CHÚA vì Ngài có nói sẽ tiêu diệt anh chị em” (Phục Truyền 9:25).  

“Ngài (Chúa Giê-su) đi xa thêm một quãng, sấp mình xuống đất và cầu nguyện rằng: Nếu có thể được, xin cho giờ nầy qua khỏi con” (Mác 14:35).  

Hiện tượng 5: Khóc lóc thảm thiết và rống lớn tiếng

“CHÚA phán: "Ngay giờ này, các con hãy dốc lòng trở về cùng Ta, hãy kiêng ăn, khóc lóc, và đấm ngực kêu van” (Giô-ên 2:12).

Có lúc Thánh Linh đưa Hội Thánh vào sự cầu nguyện khóc lóc cách khẩn thiết như “Ê-xơ-ra phủ phục trước đền thờ Ðức Chúa Trời, cầu nguyện, và khóc xưng tội, một đám đông người Y-sơ-ra-ên gồm đàn ông, đàn bà và trẻ con, họp lại chung quanh ông, vì dân chúng khóc thảm thiết lắm” (Ê-xơ-ra 10:1). 

Nê-hê-mi nghe tin về thành Giê-ru-sa-lem ông nói: “Khi nghe những lời ấy, tôi ngồi mọp xuống đất, ngồi khóc than. Tôi tiếp tục kiêng ăn và cầu nguyện Ðức Chúa Trời trên trời” (Nê-hê-mi 1:4). 

Chúa Giê-su nói về Ðức Thánh Linh khi Ngài đến “Ngài sẽ làm thế gian nhận thức về tội lỗi, về lẽ công chính và về sự định tội” (Giăng 16: 8).

Có lúc Ðức Thánh Linh đem tín hữu vào sự cầu thay trong nước mắt cho những tín hữu yếu đuối như trường hợp Phao-lô với Hội Thánh Ê-phê-sô. “Hãy nhớ rằng suốt ba năm, cả ngày lẫn đêm tôi không ngừng đổ nước mắt khuyên bảo mỗi người luôn” (Công vụ 20:31). Tín hữu có khi đổ nước mắt cho những linh hồn bị hư mất “5 Những người gieo giống trong nước mắt, sẽ gặt hái trong hân hoan. 6 Người nào vừa đi vừa khóc, mang giống ra gieo; Sẽ trở về, vác bó lúa mình trong tiếng hát vui vẻ (Thánh Thi 126:5,6). 

Khi Ðức Thánh Linh thăm viếng có sự khóc lóc. Công việc của Ngài là cáo trách và cho tội nhân nhận thức về tội lỗi. Có nghĩa là sẽ có người ăn năn tội lỗi mình trong giờ nhóm. Có người khóc trong sự cầu thay để người khác được cứu; khóc vì lòng thương xót hay cưu mang cho công việc nhà Chúa, khóc trong sự vui mừng; được sự chữa lành tâm hồn. Ngoài ra, có lúc được Chúa thăm viếng chúng ta cảm động chảy nước mắt vì tình yêu của Ðức Chúa Trời. Ngay cả Chúa Giê-su cũng khóc cho nên đừng ai kìm hãm cảm xúc của mình, và đừng ngăn trở người khác khóc; hãy để Ðức Thánh Linh tự do làm những gì bên trong chúng ta. “Thánh Linh của Chúa ở đâu, ở đó có tự do” (2Cô-rinh-tô 3:17b). Chales Finney sứ giả phục hưng thế kỷ 18, đang khi giảng Ðức Thánh Linh tác động, cả hội chúng té bẹp xuống đất khóc lóc ăn năn tội xin Chúa thương xót.

Hiện tượng 6: Cười lớn tiếng, vui mừng

Không chỉ có lúc khóc, Ðức Chúa Trời chúng ta là Ðấng vui mừng, Thánh thi 2:4 cho biết: “Ðấng ngự trên trời cười (tiếng Anh dùng chử “laugh” cười lớn tiếng), Chúa chế nhạo chúng nó”. Thần Ðức Chúa Trời ngự trên Chúa Giê-su “Ðặng ban cho những kẻ than khóc ở Si-ôn mão hoa thay vì tro bụi; Dầu vui vẻ thay vì than khóc; Áo choàng ca ngợi thay vì tinh thần sầu thảm” (I-sa 61:3). Người nào hay Hội Thánh nào yêu sự công chính và ghét điều gian ác thì Chúa sẽ “xức dầu vui mừng vượt mức (agalliasis là exceeding joy)” cho họ (Hê-bơ-rơ 1:9).

Buổi nhóm không hẳn lúc nào cũng trang nghiêm, có lúc Ðức Thánh Linh thăm viếng Ngài giải phóng con cái Ngài khỏi sự đau khổ, áp bức của ma quỷ, ban phước, đem hy vọng niềm vui với tiếng cười vang rền: “2 Bấy giờ miệng chúng tôi đầy tiếng cười (laughter nghiã là cười lớn tiếng), lưỡi chúng tôi đầy tiếng hát; Bấy giờ người ta sẽ nói giữa các nước rằng: "CHÚA đã làm những việc vĩ đại cho họ." 3 CHÚA đã làm những việc vĩ đại cho chúng tôi, chúng tôi vui mừng” (Thánh Thi 126:2,3).

Ngài sẽ khiến cho miệng anh đầy tiếng cười (cười lớn tiếng), môi anh đầy tiếng reo vui (shouts of joy – tiếng tung hô reo hò vui vẻ) (Gióp 8:21).

Ngay chính Chúa Giê-su đã thể hiện sự vui mừng nhảy nhót trong trong do Thánh Linh mang đến và Ngài cầu nguyện với Cha. Lu-ca 10:12 kể lại: “Vào giờ đó, Ðức Giê-su vô cùng vui mừng (agalliaō = to jump for joy – nhảy nhót vui mừng; exult: – with exceeding joy, rejoice greatly – vui mừng qúa đổi) trong Thánh Linh. Ngài cầu nguyện: "Lạy Cha, Con ca ngợi Cha, Chúa Tể của trời đất, vì Cha giấu kín những điều này với người khôn ngoan, thông sáng, mà tiết lộ cho trẻ thơ. Vâng, thưa Cha, việc này đẹp lòng Cha!" 

Sự vui mừng cười lớn từ “Tấm lòng vui vẻ là liều thuốc hay; Tinh thần suy sụp làm xương cốt khô héo” (Châm ngôn 17:22). Rất tiếc nhiều Hội Thánh thiếu tiếng cười của sự vui mừng này.

Hội Thánh của Ðức Chúa Trời, không nên có sự nhàm chán, nghiêm trang buồn tẻ. Khi Ðức Thánh Linh thăm viếng buổi nhóm, có lúc sẽ không trang nghiêm như chúng ta suy nghĩ, giờ nhóm sẽ có dấu hiệu vui mừng và cười lớn tiếng. Vì một trong bông trái của Ðức Thánh Linh là sự vui mừng. Có khi vui mừng vượt quá sức đến nỗi phải tuôn tràn ra từ môi miệng, rồi nhảy nhót như Vua Ða-vít khi rước Rương Giao Ước. Ngay cả Chúa Giê-su củng biểu lộ cảm xúc vui mừng đến nỗi không thể kiềm chế được. Ðức Thánh Linh là Ðấng đem lại không khí tươi mới trong Hội Thánh.

Hiện tượng 7: Im lặng bình an trước Chúa 

Kinh Thánh cho biết: “Có kỳ nín lặng, có kỳ lên tiếng” (Giáo huấn 3:7b). “Hãy yên lặng và biết rằng chính Ta là Ðức Chúa Trời” (Thánh Thi 46:10). Tác giả Thánh Thi nói: “Tâm hồn tôi yên tĩnh và bình thản; Như đứa bé đã dứt sữa ở bên cạnh mẹ mình. Tâm hồn tôi bình thản ở trong tôi như đứa bé đã dứt sữa” (Thánh Thi 131:2). 

Bông trái của Ðức Thánh Linh là sự bình an. Khi Chúa thăm viếng không khí có lúc sẽ trở nên vô cùng im lặng, trong sự im lặng này chúng ta cảm nhận có sự hiện diện của Chúa đang thăm viếng mình. Ðây thường là cơ hội Chúa phán với chúng ta cách riêng tư.

Hiện tượng 8: Say Trong Thánh Linh 

Khi Ðức Thánh Linh giáng trên các môn đồ trong ngày Lễ Ngủ Tuần, các môn đồ có dấu hiệu như người say rượu. Ðiều này khiến “12 Tất cả đều sửng sốt, bối rối hỏi nhau: "Việc này có nghĩa gì đây?" 13 Nhưng có kẻ khác lại chế giễu: "Họ say rượu ngọt đó!" (Công vụ 2:12). 

Sau đó, Phê-rơ nói cho mọi người biết đây không phải là dấu hiệu say rượu mà là dấu hiệu của sự tuôn đổ của Ðức Thánh Linh: “14 Nhưng Phê-rơ đứng lên với mười một sứ đồ, lớn tiếng tuyên bố với đám đông: "… Xin quý vị lắng nghe lời tôi trình bày để biết rõ điều này. 15 Những anh em này không say rượu như quý vị tưởng đâu, vì bây giờ mới chín giờ sáng 16 Nhưng đây chính là điều Chúa đã phán qua nhà tiên tri Giô-ên. Ðức Chúa Trời phán: 17 “Trong những ngày sau cùng, Ta sẽ đổ Thánh Linh Ta trên tất cả mọi người” (Công vụ 2:14-17).

Khi Chúa nói tiên tri cho Giê-rê-mi ông có dấu hiệu “Về các tiên tri: …, tôi giống như một người say, người bị rượu chế ngự, vì CHÚA, vì các lời thánh của Ngài” (Giê-rê-mi 23:9). 

Phao-lô dạy “Ðừng say rượu, vì rượu đưa đến trụy lạc, nhưng phải đầy dẫy Thánh Linh” (Ê-phê-sô 5:18).

Một trong những dấu hiệu Ðức Thánh Linh thăm viếng hay tuôn đổ, có người nghe tiếng Chúa phán hoặc nhận sự mặc khải của Thánh Linh. Người ấy sẽ không kiểm soát được hành động của mình. Người đó sẽ có cảm gíac lâng lâng với những cử chỉ lắc lư như người say rượu hoặc cơ thể rã rời. Người say trong Thánh Linh ở trong trạng thái tương giao với Chúa, nhưng không có hành động bạo động gây nguy hiểm cho người khác hay có những lời nói khiếm nhã.

Hiện tượng 9: Xuất thần, Chúa mặc khải cho thấy khải tượng và chiêm bao

Một lần kia Phê-rơ khi cầu nguyện kiêng ăn thì “10 ông xuất thần, 11 thấy bầu trời mở ra và có vật gì như tấm khăn lớn buộc bốn góc hạ xuống đất… 17 Phê-rơ đang phân vân tìm hiểu ý nghĩa khải tượng này. Ngay lúc ấy, những người Cọt-nây sai đi đã tìm ra nhà của Si-môn, vừa đến đứng ngay trước cửa. (Công vụ 10:10-11,17). Trong trường hợp Phê-rơ xuất thần thấy khải tượng được Chúa bày tỏ để đem Tin Lành cho người ngoại bang. 

Hơn hai phần ba những sự kiện trong Kinh Thánh được xảy ra và ghi chép, do sự bày tỏ qua chiêm bao, khải tượng và sự mặc khải của Chúa. Khi Chúa thăm viếng, sự bày tỏ của Chúa sẽ xảy ra. Có tình trạng xuất thần, bất tỉnh hay hôn mê. Trong thời gian này người nhận được biểu hiện này có thể được Chúa bày tỏ những điều sâu nhiệm từ Ðức Chúa Trời. Ðừng kéo họ chổi dậy và đừng đứng dậy quá sớm vì Chúa đang thăm viếng. Chúng ta đang sống vào thời kỳ cuối cùng mà Ðức Chúa Trời phán: “Trong những ngày sau cùng, Ta sẽ đổ Thánh Linh Ta trên tất cả mọi người, con trai và con gái các ngươi sẽ nói tiên tri, thanh niên sẽ thấy khải tượng, người già sẽ thấy chiêm bao” (Công vụ 2:17). Do đó, có người được Ðức Thánh Linh thăm viếng theo cách làm họ ngã nằm xuống và cho họ nhận khải tượng. 

Ðừng coi thường sự mặc khải của Chúa qua chiêm bao hay khải tượng; vì chỉ một sự bày tỏ của Chúa có thể khiến một người bình thường trở thành phi thường. Người mắc nợ trở nên dư dật.

  • Gia-cốp được Chúa bày tỏ qua chiêm bao, từ tình cảnh bị La-ban gạt gần như là trắng tay, ông chuyển sự giàu có của La-ban vào trong tay mình.
  • Chúa cho Giô-sép sự mặc khải giải chiêm bao cho vua Pha-ra-ôn, từ một tên tù hèn hạ ông trở thành tể tướng Ai-cập.
  • Ða-ni-ên nhờ sự bày tỏ của Chúa từ một kẻ sắp bị hành quyết trở thành tể tướng và tham mưu trưởng của đế quốc Ba-by-lôn
  • Ma-ri một thiếu nữ bình thường được Đức Chúa Trời làm hoài thai sinh ra Chúa Cứu Thế Giê-su vì bà tin và sống với khải tượng Chúa ban.
  • Người đàn bà góa, do chồng là một tiên tri đã chết nên bị mắc nợ, chủ nợ đến bắt con trai mình. Chúa bày tỏ qua tiên tri Ê-li-sê lấy chai dầu nhỏ đổ vào các bình mượn, bà bán dầu có dư dật cho cả gia đình.

 

Hiện tượng 10: Thần Chúa chiếm ngự, sự chuyển tải hay truyền đạt của Ðức Thánh Linh

Khi Ðức Thánh Linh thăm viếng một ai, hoặc có sự đặt tay của một đầy tớ Chúa được ơn chuyển tải sự vận hành của Đức Thánh Linh, người nhận đó sẽ trở thành con người khác.

Sa-mu-ên xức dầu cho Sau-lơ làm vua, ông kêu Sau-lơ đến Ghi-bê-a El-lô-him. Sa-mu-ên nói tiên tri tại chổ này “Thần linh của CHÚA sẽ chiếm ngự con, con cũng sẽ hăng say nhảy múa và nói tiên tri cùng với họ; con sẽ trở thành một người khác 10 Thần linh của Ðức Chúa Trời chiếm ngự Sau-lơ, anh hăng say nhảy múa và nói tiên tri cùng với họ. 11 Mọi người đã từng biết Sau-lơ trước kia, thấy anh nói tiên tri chung với các tiên tri liền hỏi nhau: "Ðiều gì đã xảy đến cho con trai ông Kích? Sau-lơ cũng trở thành tiên tri nữa sao?" (1Sa-mu-ên 10:6,10-11).

Trong sách 1Sa-mu-ên 19:20-24, Vua Sau-lơ sai người đến bắt Ða-vít lính trong lúc, “20 đoàn tiên tri đang hăng say nhảy múa và nói tiên tri, có ông Sa-mu-ên đứng đầu. Thần của Ðức Chúa Trời chiếm ngự họ, và họ cũng hăng say nhảy múa và nói tiên tri”. Ðiều này xảy ra cho cả 3 nhóm lính. Sau đó Vua Sau-lơ đích thân đến bắt Ða-vít thì “23 chính vua cũng bị thần của Ðức Chúa Trời chiếm ngự, vua vừa đi vừa hăng say nhảy múa và nói tiên tri cho đến khi vua tới Na-giốt, thuộc thành Ra-ma. 24 Chính vua cũng cởi quần áo ra, hăng say nhảy múa và nói tiên tri trước mặt ông Sa-mu-ên. Rồi vua ngã vật xuống, nằm trần truồng suốt ngày suốt đêm hôm ấy.

Khi các tiên tri thờ phượng nhảy múa ngợi khen Chúa thì Thánh Linh giáng trên các tiên tri, họ nhận sự mặc khải để nói tiên tri. Binh lính của vua Sau-lơ và ngay cả chính ông đến gần họ bị Thánh Linh bắt phục và họ nói tiên tri dù họ đến với ác ý là tìm bắt Ða-vít. Riêng vua Sau-lơ bị Ðức Thánh Linh bắt phục nằm trần truồng cả ngày. Thờ phượng ngợi khen rất quan trọng, vì nó dọn chổ cho Chúa ngự. Hội Thánh nào có sự hiện diện của Chúa thì ma quỷ sẽ không làm hại được. Thờ phượng sẽ giúp chúng ta nhận sự bày tỏ, khải tượng và sứ mạng từ Chúa. Trong Tân Ước, “1 Tại Hội Thánh An-ti-ốt có các tiên tri và giáo sư… 2 Họ đang thờ phượng Chúa và kiêng ăn, Ðức Thánh Linh bảo: "Các con hãy dành riêng Ba-na-na và Sau-lơ cho Ta để họ làm công tác Ta đã kêu gọi họ." (Công vụ 13:1,2). 

Trong Dân số 11:16-17, nói đến việc Ðức Chúa Trời đem Thánh Linh của Ngài trong Môi-se và đặt vào trong các trưởng lão để họ giúp đỡ ông trong công việc. “16 CHÚA phán bảo Môi-se: "Con hãy tập họp cho Ta bảy mươi trưởng lão Y-sơ-ra-ên mà con biết là những người lãnh đạo và quan chức trong dân sự. Hãy dẫn họ đến Trại Hội Kiến, cho họ đứng tại đó với con. 17 Ta sẽ ngự xuống, trò chuyện với con tại đó. Ta sẽ lấy Thần Ta ở trong con và đặt Thần Ta trong họ, để họ chia gánh nặng về dân tộc này với con và con không phải gánh một mình." 

Khi một người rất được ơn hay có sự xức dầu cao đặt tay trên tên một người nào, người nhận sẽ được Ðức Thánh Linh tác động trên họ như Môi-se đặc tay cho Giô-suê: “Giô-suê con trai của Nun được đầy dẫy thần trí khôn ngoan, vì Môi-se có đặt tay trên ông” (Phục truyền 34:9). 

Tương tự như thế, khi Ê-li-sê nhận sự xức dầu gấp đôi hay Thánh Linh tác động trên ông gấp đôi qua sự trả giá đi theo thầy mình là Ê-li (2 Các Vua 2:9-15). Có sự chuyển giao sự xức dầu từ chiếc áo choàng của Ê-li qua Ê-li-sê. Khi Ê-li-sê mặc lấy chiếc áo của tiên tri Ê-li ông có thể làm những việc Ê-li từng làm và làm gấp đôi. Sự xức dầu trên Ê-li-sê nhiều đến nổi dù ông chết rồi thây của người chết đụng vào hài cốt ông có thể sống lại (2 Các Vua 13:20-21).

Sự xức dầu có thể chuyển qua qua đồ vật như khăn choàng hay khăn tay của Phao-lô “11 Ðức Chúa Trời dùng tay Phao-lô làm những việc quyền năng phi thường, 12 Ðến nỗi người ta đem khăn tay hoặc khăn choàng ông đã dùng đặt lên người bệnh thì các chứng bệnh đều được chữa lành và các tà linh bị trục xuất” (Công vụ 19:11-12).

Quyền năng Ðức Thánh Linh có thể tác động qua bóng Phê-rơ: “14 Và số người tin nhận Chúa ngày càng gia tăng đông đảo gồm cả nam lẫn nữ, 15 đến nỗi người ta đem những người bệnh ra ngoài đường phố, đặt trên giường chõng, để khi Phê-rơ đi qua, ít ra bóng ông cũng ngả trên một vài người. 16 Dân chúng các thành phố quanh Giê-ru-sa-lem cũng họp nhau khiêng những người bệnh và những người bị các tà linh hành hạ, và tất cả đều được chữa lành” (Công vụ 5:14-16). 

Trong buổi nhóm có Ðức Thánh Linh thăm viếng, những người có mặt ở đó sẽ kinh nghiệm sự thăm viếng của Chúa. Ngay cả người đến với ý đồ xấu cũng bị bắt phục. Khi người phục vụ có sự xức dầu của Chúa, họ chạm đến ai sẽ có dấu lạ xảy ra trên người đó, thậm chí người chết sẽ sống lại. Cái bóng của người Chúa xức dầu hay những vật người đó đặc tay lên có thể đem sự chữa lành và phép lạ. Tương tự như vậy, khi Chúa Thánh Linh hiện diện trong giờ nhóm sẽ có tội nhân ăn năn, mà người giảng không cần phải kêu gọi tha thiết và những người bịnh tật và nghiện ngập được chữa lành.

Hiện tượng 11: Ðược Báp-tem trong Thánh Linh Nói Tiếng Lạ và Tiên tri

Giăng Báp-tít nói đến Chúa Giê-su sẽ đến Báp-tem bằng Thánh Linh và bằng lửa (Lu-ca 3:16). Trong khi Chúa Giê-su còn ở trần gian các môn đồ chưa nhận lãnh Thánh Linh vì Chúa Giê-su chưa thăng thiên hay chưa được vinh hiển (Giăng 7:39). Sau khi Chúa Giê-su sống lại 40 ngày Chúa Giê-su thăng thiên, Ngài hứa sẽ ban Thánh Linh cho họ, 10 ngày sau khi Ðức Thánh Linh giáng lâm vào ngày Lễ Ngũ Tuần.

Chúa Giê-su nói trước về Ðức Thánh Linh trong Giăng 14:16-17 là Ngài ở với họ và ở trong họ. Trong Công vụ 1:8, Chúa Giê-su kêu các môn đồ chờ đợi Thánh Linh giáng trên họ để nhận lãnh quyền năng làm nhân chứng cho Chúa Giê-su.

Khi một người chưa tin Chúa Ðức Thánh Linh ở với họ đưa họ đến chổ tin nhận Chúa Giê-su.

Khi một người tin Chúa Giê-su, Ðức Thánh Linh ở trong lòng người đó và, ở với họ, Ngài gìn giử, bảo vệ giúp đỡ, ban phước cùng làm việc với họ (Ma-thi-ơ 28:20; Mác 16:20).

Khi Ðức Thánh Linh giáng trên tín hữu thì họ mặc lấy quyền phép để rao giảng tin lành với dấu kỳ phép lạ kèm theo. Ngoài ra Ðức Thánh Linh cũng giáng xuống trong các buổi nhóm và qua sự đặt tay (Công vụ 10:44; 19:6). Sự giáng xuống hay tuôn đổ của Ðức Thánh Linh không phải một lần mà là điều tiếp diễn qua các thế hệ, nhiều nơi chốn và cho những sắc dân khác nhau chứ không riêng các môn đồ trong ngày Lễ Ngũ Tuần.

120 môn đồ nhận lãnh Báp-tem Thánh Linh trong ngày Lễ Ngũ Tuần với dấu hiệu lưởi bằng lửa trên đầu họ (Công vụ 2:1-4).

Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Ðức Thánh Linh giáng trên những người trong phòng cao, “tất cả đều đầy dẫy Thánh Linh, bắt đầu nói các ngôn ngữ khác theo như Thánh Linh cho họ nói” (Công vụ 2:4). 

Tiếng lạ: Tiếng Anh gọi là tongues dịch là “các ngôn ngữ”. Mác 16:17 gọi là các ngôn ngữ mới. Người Việt Nam dịch “tiếng lạ”. Ngôn ngữ này dựa theo 1Cô-rinh-tô 13 là các thứ tiếng loài người và thiên sứ; ngoài ra theo Phao-lô đây là ngôn ngữ để cầu nguyện trong Ðức Thánh Linh. Ðây là cách cầu nguyện mà Giu-đe ra lịnh chúng ta cầu nguyện và sứ đồ Phao-lô truyền cho chúng ta cầu nguyện luôn luôn (chú ý khi Kinh Thánh dùng chử “Hãy” nghiã là mạng lịnh). 

“Hãy cầu nguyện trong Ðức Thánh Linh (pray in Spirit)” (Giu-đe 1:20); và "Bằng mọi lời cầu nguyện và nài xin, hãy luôn luôn cầu nguyện trong Ðức Thánh Linh (Ê-phê-sô 6:18).

a) Ân tứ tiếng lạ hay tiếng mới – ngôn ngữ mà người cầu nguyện không hiểu. Ân tứ này dùng để cầu nguyện với Ðức Chúa Trời và xây dựng chính mình. Ðây là cầu nguyện trong sự mầu nhiệm và đức tin (1Cô-rinh-tô 14:4a). Cá nhân nào cầu nguyện tiếng mới nhiều thì sẽ được gây dựng nhiều, Hội Thánh nào cầu nguyện tiếng mới nhiều thì Hội Thánh đó sẽ được gây dựng nhiều.

b) Ân tứ tiếng lạ – ân tứ nói tiếng lạ nhưng cần thông giải vì đây là sứ điệp từ Chúa (1Cô-rinh-tô 14:13).

Có hai phép Báp-tem mà Kinh Thánh nói đến:

Báp-tem bằng nước. Ðây là Báp-tem rất quan trọng về sự ăn năn tội để nhận sự cứu rỗi, dấu hiệu đồng sống và chết với Chúa Giê-su. Ðây là điều Chúa Giê-su nói với Ni-cô-đem "Thật, Ta bảo ông, nếu không nhờ nước và Thánh Linh mà sinh ra, không một người nào được vào Nước Ðức Chúa Trời!” (Giăng 3:5). Chính Phao-lô nhấn mạnh trong Ê-phê-sô 4:5 là “Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp-tem”. Báp-tem bằng nước là phép Báp-tem trong Danh Ðức Chúa Cha, Ðức Chúa Con và Ðức Thánh Linh (Ma-thi-ơ 28:19).

Báp-tem trong Ðức Thánh Linh. Không có liên hệ đến sự cứu rỗi. Giăng Báp-tít nói về Chúa Giê-su “Ngài sẽ làm báp-tem cho các người bằng Thánh Linh và bằng lửa” (Lu-ca 3:16). Ðấng làm Báp-tem bằng Thánh Linh và bằng lửa là Chúa Giê-su. Còn Báp-tem bằng nước là trong danh Ba Ngôi Ðức Chúa Trời. Khi Thánh Linh đến như lửa Ngài sẽ làm 3 công việc chính cho con cái Ngài: 

1) Thanh tẩy kiện toàn làm cho chúng ta nên thánh hơn, Ngài sẽ lấy khỏi những sự không tha thứ, tổn thương, sợ hãi… khỏi chúng ta và đem sự chữa lành (Ma-la-chi 3:3).

 2) Ngài làm cho Lời Ngài như lửa cháy trong lòng và dồn nén trong xương cốt mình khiến chúng ta hiểu biết lẽ thật và rao giảng tin lành (Lu-ca 24:32; Giê-rê-mi 20:9).

3) Ngài khiến sứ điệp chúng ta rao giảng như lửa (Giê-rê-mi 5:14; 23:29) để đem nhiều người tin nhận và trở lại với Ngài.

Những diễn tiến khác biệt giữa Báp-tem nước và Báp-tem Thánh Linh

  • Nhận Báp-tem nước trước, và nhận Báp-tem Thánh Linh sau.

Trong Công vụ đoạn 2, Ðức Thánh Linh giáng trên các môn đồ là những người tin Chúa Giê-su rồi sau đó họ nói tiếng lạ.

Khi Phao-lô đến thành Ê-phê-sô ông hỏi họ: "2Khi anh em tin đã nhận lãnh được Thánh Linh chưa?" Họ đáp: "Chúng tôi cũng chưa nghe nói có Thánh Linh nào cả!" 3 Ông hỏi: "Vậy anh em chịu phép báp-tem nào?" Họ đáp: "Phép báp-tem của Giăng. 4 Phao-lô nói: "Giăng làm phép báp-tem ăn năn tội, nhưng ông đã bảo dân chúng phải tin Ðấng đến sau mình, nghĩa là tin Ðức Giê-su." 5 Nghe vậy, họ đều chịu báp-tem nhân danh Chúa Giê-su. 6 Khi Phao-lô đặt tay trên họ, thì Thánh Linh giáng xuống trên các môn đệ đó, họ nói các tiếng lạ và lời tiên tri (Công vụ 20:2-6).

Những người thành Ê-phê-sô nhận Báp-tem bằng nước về sự ăn năn tội, nhưng sau khi họ hiểu điều Phao-lô giải thích, họ muốn nhận lãnh Ðức Thánh Linh. Phao-lô đặt tay cho họ thì Ðức Thánh Linh giáng xuống trên các môn đệ này họ nói các tiếng lạ và lời tiên tri. 

Chúng ta thấy có một kiện xảy ra tương tự khi Phi-líp truyền giảng tại xứ Sa-ma-ri có nhiều người tin Chúa rồi chịu Báp-tem bằng nước; nhưng sau đó Phê-rơ và Giăng đến đặt tay cho những tín hữu được nhận Ðức Thánh Linh (Công vụ 8:4-16).

  • Nhận Báp-tem Thánh Linh trước, Báp-tem nước sau

Khi ở nhà Cọt-nây, “44 Phê-rơ còn đang nói, Thánh Linh đã giáng xuống trên tất cả những người nghe sứ điệp ấy. 45 Các tín hữu Do Thái tháp tùng Phê-rơ đều kinh ngạc vì ân tứ Thánh Linh cũng đổ xuống trên người ngoại quốc nữa, 46 vì họ cũng nghe những người ấy nói các tiếng lạ và ca tụng Ðức Chúa Trời. Lúc ấy, Phê-rơ tuyên bố: 47 "Những người này đã tiếp nhận Thánh Linh cũng như chúng ta. Thế thì còn ai dám ngăn họ chịu phép báp-tem bằng nước nữa?" (Công vụ 10:44-47).

Ðoạn Kinh thánh trên cho biết, khi Phê-rơ đến nhà Cọt-nây là người ngoại bang, Phê-rơ đang giảng thì Thánh Linh giáng trên người nghe, những người này họ nhận sự Báp-tem bởi Ðức Thánh Linh, vừa nói các thứ tiếng lạ khác nhau, vừa nói tiếng ngôn ngử của họ ngợi khen Chúa. Ðây là dấu hiệu Ðức Thánh Linh giáng trên những người nghe và tin trong lòng, không chỉ dừng lại vào ngày Lễ Ngũ Tuần, không chỉ cho người do Thái hay môn đồ Chúa Giê-su. Qua sự kiện sự tuôn đổ Thánh Linh, Phê-rơ nhận biết Chúa muốn cứu người ngoại quốc không chỉ người Do Thái phù hợp với khải tượng Chúa cho ông (Công vụ 10:1-20), do đó ông làm Báp-tem nước cho họ.

Chú ý: Khi Ðức Thánh Linh khai sinh Hội Thánh cho người Do Thái, Ngài bắt đầu bằng ân tứ tiếng lạ; Khi khai sinh Hội Thánh cho người ngoại quốc Ðức Thánh Linh cũng khởi sự bằng tiếng lạ.

“Một trong ân tứ của Ðức Thánh Linh cần có trong Hội Thánh là tiếng lạ hay tiếng mới, được dùng để xây dựng chính mình, nói cách khác giúp tín hữu mạnh mẽ. Tất cả những vấn đề hành chánh tổ chức cần có trong Hội Thánh, nhưng muốn xây dựng Hội Thánh cần quyền năng của Ðức Thánh Linh. Nhờ “Quyền năng Chúa ở cùng họ (Hội Thánh An-ti-ốt) nên một số đông người tin nhận và quay về với Chúa” (Công vụ 11:21). 

Một trong dấu hiệu của sự thăm viếng hay tuôn đổ của Ðức Thánh Linh thường xảy ra là được Báp-tem bởi Ðức Thánh Linh, nói các ngôn ngữ có khi nói tiên tri. Người cầu nguyện theo ngôn ngữ Ðức Thánh Linh ban cho sẽ cầu nguyện trong sự mầu nhiệm theo ý Ðức Chúa Trời (1 Cô-rinh-tô 14:2) và Phao-lô và Giu-đe truyền lịnh cho tín hữu trong Ê-phê-sô 6:18 và Giu-đe 20: “hãy luôn luôn cầu nguyện trong Ðức Thánh Linh” (pray in the Spirit). 

B. Những Ðiều Phải Tránh, Cách Nhân Dạng & Phân Biệt

Ðiều quan trọng mà chúng ta cần biết đó là Chúa không muốn ép hay áp bức con cái Ngài. Ngài cho chúng ta sự tự do chọn lựa những điều mình thích. Dù điều họ chọn là có hại cho họ, cũng như Chúa cho A-đam và Ê-va chọn ăn trái cấm, hay dân Y-sơ-ra-ên chọn lựa vào đất hứa. Dân Y-sơ-ra-ên chọn đi theo ý riêng mình nên họ phải ở trong đồng vắng 40 năm. Ðồng nghiã như thế, khi chúng ta chưa hiểu rỏ ràng đã vội vàng kết luận, coi thường, chỉ trích sự thăm viếng cách siêu nhiên của Chúa, như: té ngã, khóc, run rẩy v.v… chúng ta và Hội Thánh mình sẽ sống đời sống tín đồ trong đồng vắng thuộc linh; nhưng nếu chúng ta khao khát mong đợi tìm kiếm những phước hạnh thuộc linh, thì chắc chắn cuộc đời chúng ta và Hội Thánh mình sẽ được nhiều phước hạnh.

Khi chúng ta cầu nguyện Chúa phục hưng, thì hãy để Chúa làm theo cách của Ngài. Muốn Chúa thăm viếng Hội Thánh mình là điều không phải dễ dàng; càng khó hơn nữa là để Ngài tiếp tục ngự trong Hội Thánh, thăm viếng và phục hưng.

Dầu vậy, có một số người chỉ tìm kiếm các kinh nghiệm gặp Chúa nhưng lại chẳng quan tâm sống theo Lời Chúa, đi ra chứng đạo cứu tội nhân thì là người cực đoan.

Có một số điều chúng ta cần để ý và tránh, khi Chúa thăm viếng Hội Thánh mình. Ðừng vội có những lời nói hành động phán xét chống lại sự thăm viếng của Chúa; nhưng hãy cầu nguyện, xin Chúa giải thích cho mình, hỏi Mục sư và những người từng trải về sự vận hành của Ðức Thánh Linh và phục hưng để biết thêm. Ðừng hỏi những người chưa kinh nghiệm qua, và đừng nhìn những sự việc qua lăng kính truyền thống, phong tục, thói quen, sự hiểu biết hay kinh nghiệm. Nhưng hãy tìm sự xác chứng từ Kinh Thánh. Có nhiều điều siêu nhiên chúng ta không thể hiểu được chỉ có Ðức Thánh Linh có thể giải bày cho mình mà thôi. Trong 1Cô-rinh-tô 2: 14 cho biết: “Nhưng người thiên nhiên không thể nhận những ân phúc do Ðức Thánh Linh của Ðức Chúa Trời ban, vì cho rằng đó là những điều ngu dại; họ cũng không thể hiểu nổi vì phải nhờ Ðức Thánh Linh mà suy xét”.

Chúng ta phải nhớ là chúng ta không tìm dấu lạ mà tìm Chúa. Nếu Chúa bày tỏ dấu lạ thì Ngài là Chúa, nếu Ngài không bày tỏ dấu lạ thì Ngài vẫn là Chúa. Dấu lạ xảy ra sau khi tìm kiếm Chúa minh chứng Ngài đang ở với chúng ta, và dấu hiệu Ngài đang làm việc trong Hội Thánh. Nhưng chúng ta không tìm dấu lạ để chứng minh Chúa ở giữa mình, điều này có thể dẫn đến bị tà linh và tiên tri giả lợi dụng. Chúa Giê-su nói trong Mác 16:20: “Còn các môn đệ Ngài ra đi truyền giảng khắp nơi, Chúa cùng làm việc với họ và xác chứng lời họ bằng nhiều dấu lạ kèm theo”.

1. Tinh thần phán xét chống đối

Chúng ta được quyền tra xét, dò xét nhưng không được quyền phán xét, trừ khi chúng ta ở vị trí của một người có thẩm quyền thuộc linh để xét xử. Chúng ta có thể nêu ra nhận định của mình, nhưng đừng vội kết luận và lên án điều gì quá sớm. Chúa Giê-su phán: "1Các con đừng lên án ai để khỏi bị lên án. 2 Vì các con lên án người khác thể nào, thì sẽ bị lên án thể ấy. Các con lường cho người ta mực nào, thì sẽ được lường lại mực ấy (Ma-thi-ơ 7:1,2).

Khi các người Pha-ri-si chống đối Chúa Giê-su họ nói: “24"Người này không thể nào đuổi quỷ nếu không nhờ Bê-ên-xê-bun, thủ lĩnh loài quỷ." 25 Ngài biết ý tưởng họ, nên phán: "Nước nào tự chia rẽ sẽ bị hủy diệt. Thành nào hay nhà nào chia rẽ cũng không thể đứng vững. 28 Nếu Ta nhờ Thánh Linh của Ðức Chúa Trời đuổi quỷ, thì Nước Ðức Chúa Trời đã đến cùng các ông. 30 Ai không thuận với Ta là nghịch với Ta, ai không hợp với Ta sẽ bị tan ra. 31 Vì thế Ta bảo các ông: Mọi tội lỗi và lời phạm thượng đều được tha cho loài người, nhưng tội phạm thượng Ðức Thánh Linh sẽ không được tha thứ. 32 Nếu ai nói phạm Con Người thì sẽ được tha; nhưng nếu ai nói phạm Ðức Thánh Linh sẽ không được tha, cả đời này lẫn đời sau."” (Ma-thi-ơ 12:24,25,28,30-32). 

Chúa Giê-su phán: “Nếu Ta nhờ Thánh Linh của Ðức Chúa Trời đuổi quỷ, thì Nước Ðức Chúa Trời đã đến cùng các ông”. Nơi nào có quỷ, thì người bị quỷ ám, gia đình và người chung quanh sẽ bị khổ sở, nhưng khi quỷ bị đuổi thì thiên đàng sẽ thể hiện nơi đó. Người Pha-ri-si phạm tội với Ðức Thánh Linh vì họ phê phán Chúa Giê-su nhờ cậy quyền năng của Chúa quỷ để đuổi quỷ, và họ phạm tội với Ðức Thánh Linh vì cho rằng công việc Chúa Giê-su làm là công việc của ma quỷ.

Chúa Giê-su cho biết những người phê phán và chống đối công việc Thánh Linh sẽ bị tan lạc. Có nghiã là những mối quan hệ và tổ chức như gia đình, Hội Thánh của những người phê phán này sẽ bị tan lạc “Ai không thuận với Ta là nghịch với Ta, ai không hợp với Ta sẽ bị tan ra”. Hơn thế nữa, Chúa Giê-su coi trọng thân vị của Ðức Thánh Linh hơn chính Ngài, Chúa Giê-su phán: “Nếu ai nói phạm đến Chúa Giê-su thì sẽ được tha; nhưng nếu ai nói phạm Ðức Thánh Linh sẽ không được tha, cả đời này lẫn đời sau" (Ma-thi-ơ 12:30,32). Nói cách khác, phạm tội với Ðức Thánh Linh sẽ nặng hơn phạm tội với Chúa Giê-su.

Khi các sứ đồ giảng đạo có nhiều người tin, nhưng những người sùng đạo Do Thái giáo tìm mọi cách để bắt bớ và giết họ. Người Pha-ri-si tên Ga-ma-li-ên khuyên người Giu-đa là: “38 Vậy, bây giờ tôi khuyên quý vị: Hãy tránh xa những người này đi, cứ để mặc họ; vì nếu mưu định và công việc này là của loài người thì sẽ bị tiêu diệt; 39 nhưng nếu là của Ðức Chúa Trời thì quý vị không tài nào tiêu diệt được, mà còn trở thành những kẻ chiến đấu chống nghịch Ðức Chúa Trời!" Hội Ðồng nghe theo lời ông” (Công vụ 5:38,39).

Phao-lô trước kia là Sau-lơ, người rất sốt sắng với đạo Do thái Giáo ông đi trên đường Ða-mách bắt bớ những người tin Chúa Giê-su. Chúa Giê-su hiện ra hỏi ông: “Sau-lơ, Sau-lơ, sao ngươi bức hại Ta? Ðá vào gậy nhọn thì phải chịu đau đớn!”(Công vụ 26:14). Chúng ta chú ý, Chúa Giê-su không khen ông sốt sắng cho nhà Ðức Chúa Trời mà Chúa Giê-su nói là ông bức hại Ngài, và nhận lấy hậu qủa đau đớn. Một trong chiến thuật tinh vi của ma quỷ dựa trên sự quá sốt sắng vì nhà Chúa của chúng ta, cộng thêm định kiến, thiếu sự suy xét và cầu nguyện khiến mình thành hòn đá cản đường và chống lại công việc Chúa. Thậm chí ma quỷ có thể lợi dụng chúng ta chống đối anh em trong Chúa nhưng thật ra chống đối chính Ngài.

Lòng sốt sắng nhưng thiếu sự khôn ngoan và ân tứ phân biệt 
sẽ đem đến thảm họa chứ không mang ích lợi.
Lòng sốt sắng nếu thiếu sự dẫn dắt và mặc khải của Ðức Thánh Linh
sẽ trở thành tôn giáo và chống lại công việc của Ðức Chúa Trời.

Vì thế, đừng coi thường hay vội phê bình những gì xảy ra chung quanh mình; hãy xin Chúa ân tứ phân biệt để tránh phạm tội với Ðức Thánh Linh. Nhưng cũng hãy nhạy bén và đừng để ma quỷ nhân dịp gây sự xáo trộn trong Hội Thánh.

Bản chất của con người thường là đưa ra nhận định và kết án quá sớm trước khi suy xét. Càng hiếm hoi hơn nữa ít ai cầu nguyện tìm hỏi ý của Ðức Thánh Linh để suy xét khi gặp nan đề. Ðừng để định kiến, kinh nghiệm những truyền thống của con người khiến chúng ta vội vàng phán xét hay lên án những sự việc xảy ra. Nếu chúng ta không cẩn thận vội vàng phê bình công việc của Ðức Thánh Linh sẽ mắc tội phạm thượng với Ngài. Chúng ta sẽ gánh rất nhiều tai vạ phiền phức cho chính mình và Hội Thánh của mình. Tác giả thơ Hê-bơ-rơ cho biết dấu hiệu của người trưởng thành trong Chúa là người có khả năng phân biệt thiện ác (Hê-bơ-rơ 5:14). Người lãnh đạo Hội Thánh cần xin Ðức Thánh Linh cho mình sự khôn ngoan, ân tứ phân biệt để nhận diện điều nào từ Chúa, nhân linh và tà linh. Hãy xin Chúa cho lòng can đãm và mạnh mẻ chặn đứng những tin thần chống đối công việc Ðức Thánh Linh trong Hội Thánh. Ngỏ hầu Hội Thánh không bị chia rẽ, con cái Chúa không bị vấp phạm với Chúa và gây vấp phạm cho anh em mình.

2. Ðừng dập tắt Thánh Linh

Phao-lô dạy chúng ta là “19 Chớ dập tắt Thánh Linh, 20 Ðừng khinh rẻ lời tiên tri. 21 Hãy xem xét mọi sự, điều gì lành thì hãy giữ lấy, 22 mọi hình thức gian ác thì hãy tránh xa” (1 Tê-sa 5:19,21).

Khi Ðức Thánh Linh thăm viếng buổi nhóm, có những người lãnh đạo trong sự vô tư thiếu hiểu biết, dập tắt Thánh Linh bằng cách chấm dứt buổi nhóm vì hết giờ, hoặc chuyển qua tiết mục khác vì chương trình đã được sắp xếp sẳn, trong khi Ðức Thánh Linh vẩn muốn thăm viếng tiếp tục. Người lãnh đạo cần nhạy bén với dòng chảy Thánh Linh học biết trông đợi nơi Chúa cầu nguyện xin Chúa dẫn dắt và chỉ mình phải làm gì trong lúc này.

3. Thật hay giả hãy nhìn vào bông trái 

“Vì các Chúa Cứu Thế giả và tiên tri giả sẽ xuất hiện làm nhiều dấu lạ, phép mầu lớn để lừa dối và nếu có thể được, họ lừa gạt ngay cả những người rất được chọn” (Ma-thi-ơ 24:24). 

“15 Hãy đề phòng tiên tri giả là những người đội lốt chiên đến với các con, nhưng bên trong là lang sói tham tàn. 16 Các con nhận biết người ta nhờ hoa quả của họ. Không ai hái nho nơi bụi gai hay hái vả nơi chà chôm. 17 Cũng vậy, cây lành sinh quả lành, cây độc sinh quả độc. 18 Cây lành không thể sinh quả độc, cây độc cũng không sinh quả lành. 19 Cây nào không sinh quả lành sẽ bị đốn và ném vào lửa. 20 Thế thì, các con nhận biết người ta là nhờ quả của họ” (Ma-thi-ơ 7:15-20). 

Ngày cuối cùng sẽ có nhiều tín hữu giả, tiên tri giả và Ðấng Christ giả để lường gạt ngay cả những kẻ được chọn. Vì thế, đặc biệt những người lãnh đạo Hội Thánh cần biết Lời Chúa, có sự khôn ngoan, ơn phân biệt để chặn đứng những mưu chước của ma quỷ đồng thời cần có Ðức Thánh Linh giúp đỡ ban cho quyền năng và phương pháp để đắc thắng chúng nó, chứ không phải tấn công người nhà mình. Chúa Jêsus đã để lại cho chúng ta một phương pháp là nhìn trái biết cây. Vậy thì làm cách nào để kiểm chứng công việc nào là của Ðức Thánh Linh?

Hãy nhìn vào bông trái của những người đang hầu việc Chúa hay chức vụ của các vị Mục sư và những tiên tri mà suy xét. Ðời sống, gia đình của các người này có những bông trái Ðức Thánh Linh không? Hãy tra xét từ hành động, lời nói và thái độ của các vị này có phản ảnh Chúa Jêsus trong đó không? Nhìn vào nhà thờ, đời sống của tín hữu nơi Hội Thánh họ sinh hoạt, những nơi họ từng đi giảng dạy qua có những bông trái tốt không? Những người chung quanh từ tín hữu đến người ngoại có làm chứng tốt về họ không? Có khi đừng chỉ nhìn vào mục vụ to lớn của họ, vì có người như cây vả xanh tươi nhưng không trái, bị Chúa Giê-su rủa sả. Có những mục vụ tuy lớn, người đó tuy có chức vụ cao nhưng họ giống như Vua Sau-lơ bị Chúa bỏ. Hãy nhìn vào đời sống thuộc linh của tín hữu để thấy bông trái. Nếu Hội Thánh nào lành mạnh thì sẽ sanh bông trái tốt.

Ngoài ra, chúng ta cần nhìn vào sự kêu gọi của người đó. Mỗi người Chúa có sự kêu gọi khác nhau và mỗi sự kêu gọi có sứ mạng khác nhau. Như Áp-ra-ham – rời quê hương đến xứ hứa; Giô-sép – qua Ai-cập lãnh đạo các quan, cứu xứ khỏi hạn hán; Ða-vít – đánh trận thiết lập hòa bình cho đất nước; Sa-lô-môn – xây đền thờ; Giăng Báp-tít – dọn đường Chúa… 

Có những người Chúa kêu họ cho sự thành công bề ngoài, có người khác kêu gọi để đối diện hoạn nạn thử thách không thấy sự thành công (Hê-bơ-rơ 11) như Nô-ê – Chúa kêu đóng tàu giảng đạo nhưng không ai tin; Gióp – dù ông ngay thẳng nhưng chung quanh toàn là hoạn nạn; Giê-rê-mi – nói tiên tri khóc dầm dề nhưng không ai tin… Có người, sau khi họ làm xong sứ mạng Chúa rước họ về thiên đàng như: Tiên tri Ê-li, Giăng Báp-tít, Ê-tiên… và ngay cả Chúa Giê-su. Vì thế, nếu thấy ai bề ngoài không có gì đặc biệt thì đừng vội đánh giá họ, có khi những người này đang được Ðức Chúa Trời thử thách như Giô-sép, Ða-vít… Có người thành công, nhưng không có nghiã làm theo sự kêu gọi của Chúa. Hội Thánh Lao-đi-xê thành công về bề ngoài, nhưng đối với Chúa họ là hâm hẫm, cùng khốn, đáng thương, đui mù và lõa lồ và Ngài muốn mửa họ ra. 

Hãy để ý đến các vị Mục sư có đời sống trong sạch không tham tiền? Có sự khiêm nhường, có uy tín và có tham danh vọng không? Có dùng mánh khóe hay đắc nhân tâm để thu phục người khác không?

4. Ân tứ phân biệt các linh

Sứ đồ Giăng trong 1Giăng 4:1, cho chúng ta một mạng lệnh quan trọng để không bị ma quỷ lừa dối là “đừng tin tưởng mọi thần linh, nhưng phải thử các thần linh xem có phải phát xuất từ Ðức Chúa Trời hay không?” Có nghiã chúng ta phải thử các thần linh dù đó là Ðức Thánh Linh hay thiên sứ đến từ Chúa, “vì có nhiều tiên tri giả đã xuất hiện trên thế gian” và “Ðiều này không lạ gì! Chính quỷ Sa-tan cũng thường ngụy trang thành thiên sứ sáng láng” (2Cô-rinh-tô 11:14). Kinh Thánh cho biết thêm là có thiên sứ giả, giáo sư giả, người chăn giả (thuê), đấng christ giả, thì chắn chắn có tín đồ giả.

Có 3 nguồn dấu hiệu chính trong buổi nhóm phục hưng và có thể tiếp diễn sau đó:

  • 4.1 Ðến từ Ðức Thánh Linh.

Như đã nói ở trên. Ðiều này dễ nhận diện nếu ai là người gần gũi Chúa và sống trong sạch sẽ biết ngay. Chúa Giê-su cho biết: “Phước cho người có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Ðức Chúa Trời” (Ma-thi-ơ 5:8). Người sống sạch sẽ, khi gặp những điều dơ bẩn họ có cảm giác khó chịu ngay. Tương tự như thế, khi người nào sống ngay thẳng trong sạch và có tấm lòng cởi mở để Ðức Thánh Linh làm việc sẽ dễ dàng nhận ra. Giống như Si-mê-ôn và An-ne, những người nhận diện ra Chúa Giê-su là Ðấng Mê-si trong khi cả nước Do Thái, người Pha-ri-si, thầy thông giáo, thầy dạy luật… không ai nhận ra Ngài (Lu-ca 2:25-37). Người có đời sống trong sạch sẽ dễ dàng nhận ra công việc của ma quỷ vì họ cảm nhận sự ô uế. Hơn thế nữa, người muốn nhận diện công việc của Ðức Thánh Linh, thì đòi nhiều hơn vì cần có thời gian gần gũi Ngài để biết đường lối Ngài. Môi-se người vĩ đại trong Kinh Thánh dù đã từng gặp mặt Chúa nhiều lần nhưng ông nài xin Chúa cho ông biết đường lối Ngài (Xuất 33:13). Chúa Giê-su nói về Ðức Thánh Linh như sau trong Giăng 3:8: “Gió muốn thổi đâu thì thổi, người nghe tiếng động nhưng không biết gió đến từ đâu và lại đi đâu”. Như gió muốn thổi đâu thì thổi, đi đâu thì đi, chúng ta không thể sai khiến Ðức Thánh Linh làm theo ý mình, nhưng chúng ta có thể được Ngài bày tỏ và đồng công với Ngài trong buổi nhóm và trong đời sống hằng ngày.

Cáo trách tội lỗi và định tội. 
Trong buổi nhóm phục hưng hay có sự thăm viếng của Ðức Thánh Linh, thường có dấu hiệu của tội lỗi được xưng ra, hay được phô bày ra. Chúng ta hãy phân tích sau đây:

Trong Giăng 3:17 nói về Chúa Giê-su, “Ðức Chúa Trời cho Con Ngài xuống thế gian nào phải để kết án thế gian, nhưng để thế gian nhờ Ðức Con mà được cứu”. “Vậy bây giờ không còn sự đoán phạt đối với những người ở trong Chúa Cứu Thế Giê-su” (Rô-ma 8:1). Khi nói về Ðức Thánh Linh trong Giăng 16:8,9,11 Chúa Giê-su nói: “8 Khi đến, Ngài sẽ làm thế gian nhận thức về tội lỗi, về lẽ công chính và về sự định tội: 9 Về tội lỗi, vì họ không tin Ta; 11 và về sự định tội vì lãnh tụ trần gian này đã bị kết án rồi”. Khi Ðức Thánh Linh đến thăm viếng buổi nhóm Ngài cáo trách tín hữu cho họ nhận thức về tội lỗi để ăn năn và làm hòa với Chúa và với người. Nếu không ăn năn thì sẽ bị định tội và bị trừng phạt như Sa-tan và ma quỷ. Lu-ca ký thuật diễn tiến công việc của Ðức Thánh Linh tại Ê-phê-sô “Nhiều tín đồ đến, công khai xưng tội và kể ra các việc họ đã làm” (Công vụ 19:18). Tự những tín đồ này được Ðức Thánh Linh cáo trách họ xưng tội ra, không phải do ai kể tội họ cả.

Trường hợp A-na-nia và Sa-phi-ra là họ phạm tội với Hội Thánh và các sứ đồ bằng cách nói láo mọi người là tất cả tiền bán được họ dâng cho Chúa. Ðức Thánh Linh bày tỏ điều nầy cho Phi-e-rơ là người lãnh đạo, ông cho A-na-nia cơ hội, nhưng ông không ăn năn nên Phê-rơ nêu tội lỗi cách công khai và Chúa phạt họ chết. Trong lúc Chúa thăm viếng hay buổi nhóm phục hưng, sự thanh tẩy là điều quan trọng Ngài sẽ sàn sẩy tín hữu, phân biệt giửa chiên và dê, tín đồ thuộc về Ngài với những người tôn giáo và kẻ giả hình.

Nếu người lãnh đạo buổi nhóm nhận sự bày tỏ về tội giấu kín của một người nào đó “hãy đến gặp riêng người mà khuyên bảo” (Ma-thi-ơ 18:15). Nếu là tín hữu, hãy đến với người Mục sư hay lãnh đạo buổi nhóm bày tỏ cho họ những điều mình tin là nhận từ Chúa, và để người lãnh đạo đó giải quyết. Dù con dân Chúa có phạm tội Chúa Giê-su quở trách họ, nhưng trong đó luôn có ân điển và sự phục hồi như 7 thư tín trong sách Khải huyền. Ngài có lúc khen ngợi họ, có lúc thì quở trách, nhưng trong tất cả sự quở trách Chúa đều cho họ lời hứa phục hồi và Chúa kêu gọi con dân Ngài tránh xa những người sống trong tội lỗi.

Kinh thánh cho biết: Satan và ma quỷ là “kẻ tố cáo anh chị em của chúng ta, ngày đêm buộc tội họ trước mặt Ðức Chúa Trời” (Khải huyền 12:10). Nó luôn đem đến sự buộc tội, kết án, đem sự xấu hổ; còn riêng Chúa chúng ta Ngài không làm điều này cho con cái Ngài. Do đó, nếu có người nào đi chung quanh kể tội người khác, hãy chặn đứng ngay.

 

  • 4.2 Ðến từ ma quỷ.

Khi có sự hiện diện của Chúa hay người có sự xức dầu của Chúa ma quỷ sẽ lộ ra
Kinh thánh ký thuật trong Lu-ca 9:42: “Lúc đứa trẻ đến gần Ngài, quỷ vật nó xuống làm nó giãy giụa. Nhưng Ðức Giê-su quở tà linh và chữa lành đứa trẻ, rồi giao lại cho cha nó”.

Trong Lu-ca 8:27-36 cho biết, “27 Ngài vừa lên bờ, một người ở thành ấy bị quỷ ám đến gặp Ngài. Lâu nay, anh không mặc quần áo, cũng không ở trong nhà nhưng ở ngoài mồ mả. 28 Khi thấy Ðức Giê-su, anh gào thét, quỳ xuống trước Ngài, kêu lớn: "Lạy Ðức Giê-su, Con Ðức Chúa Trời Chí Cao, tôi có can hệ gì với Ngài đâu? Tôi van Ngài, xin đừng hành hạ tôi," 29 vì Ðức Giê-su ra lệnh cho tà linh xuất khỏi anh. Nhiều lần quỷ nhập, dù dùng cùm xích và canh giữ, anh vẫn bẻ xiềng tháo cùm và bị quỷ dẫn ra những nơi đồng hoang”.

Câu chuyện khác được ghi nhận qua chức vụ của Phao-lô trong Công vụ 16:16-18, “16 Một hôm, đang đi đến nơi cầu nguyện, gặp một cô gái nô lệ bị quỷ bói khoa ám. Cô dùng thuật bói toán thu lợi nhiều cho chủ. 17 Cô cứ theo Phao-lô và chúng tôi, la lớn tiếng: "Những người này là đầy tớ của Ðức Chúa Trời Chí Cao! Họ rao truyền cho quý vị con đường cứu rỗi!" 18 Cứ thế nhiều ngày liên tiếp, Phao-lô rất bực mình nên quay lại bảo tà linh: "Nhân danh Chúa Cứu Thế Giê-su, ta ra lệnh cho ngươi phải xuất khỏi cô này!" Quỷ liền ra khỏi cô ấy ngay giờ phút đó”. 

Khi có sự hiện diện của Chúa Giê-su, Phao-lô và những người theo ông thì tà linh lộ ra. Riêng trong trường họp Phao-lô, quỷ tên bói khoa ám trên cô gái lộ ra, nó la lớn tiếng: "Những người này là đầy tớ của Ðức Chúa Trời Chí Cao! Họ rao truyền cho quý vị con đường cứu rỗi!" Chúng ta hãy chú ý ở đây cô gái nói rất đúng, nhưng điều cô nói ra không xuất phát từ Thánh Linh nhưng từ tà linh. Phao-lô nhận ra điều này vì điều của cô gái nói đúng; nhưng không khứng trong linh của ông hay không hiệp với Ðức Thánh Linh trong lòng của ông vì nó đem ông cảm giác bực mình. Vì thế, sau nhiều ngày khó chịu ông đuổi quỷ ra khỏi cô gái.

Khi có người nào được Chúa thăm viếng, người Mục sư hay lãnh đạo buổi nhóm phải quan sát chung quanh xem có những dấu hiệu khác thường nào không? Nếu người nào được Ðức Thánh Linh thăm viếng có dấu hiệu khác thường xảy ra hãy chú ý. Nếu khi quan sát thấy có những dấu lạ như: bị giật, run rẩy, gào to nhưng trong linh người lãnh đạo hay Mục sư có sự bình an thì hãy để cho họ nằm đó và để Ðức Thánh Linh tiếp tục chạm đến họ cho đến cuối cùng. Nhưng nếu quan sát thấy có cảm giác bất an, trong người nổi da gà hay lạnh xương sống, Ðức Thánh Linh trong lòng làm cho mình cảm thấy khó chịu; người được thăm viếng nói tiếng mới, nhưng âm thanh rất khó nghe như tiếng của ma quỷ tru; hãy đến đặt tay cầu nguyện công bố Thánh Linh thăm viếng trên người này nếu có sự nôn mửa, thì đây là dấu hiệu từ ma quỷ. Hãy cầu nguyện giải cứu đuổi quỷ ra.

Khi Chúa Giê-su giảng hay người Ðức Chúa Trời giảng với sự xức dầu tà linh sẽ lộ ra 

Khi Chúa Giê-su xuống Ca-pha-na-um, một thành phố thuộc vùng Ga-li-lê. “31 Ðến ngày Sa-bát, Ngài dạy dỗ dân chúng. 32 Họ ngạc nhiên khi nghe Ngài dạy, vì lời Ngài đầy quyền uy. 33 Trong hội đường có một người đàn ông bị tà linh (một uế linh ám), la lớn lên: 34 "Lạy Ðức Giê-su, người Na-xa-rét, chúng tôi có can hệ gì với Ngài? Ngài đến để hủy diệt chúng tôi sao? Chúng tôi biết Ngài là ai, Ngài là Ðấng Thánh của Ðức Chúa Trời!" 35 Ðức Giê-su quở trách nó: "Im đi! Hãy xuất khỏi người này!" Quỷ vật nhào người ấy giữa đám đông, rồi xuất khỏi, nhưng không gây thương tích gì (Lu-ca 4:31-35) 

“5 Phi-líp xuống một thành phố miền Sa-ma-ri, truyền giảng Chúa Cứu Thế cho dân chúng. 6 Ðoàn dân đông rất chú ý đến lời Phi-líp giảng vì mọi người đều nghe ông giảng và thấy các dấu lạ ông làm. 7 Nhiều tà linh hét lên mà xuất khỏi những người bị ám. Nhiều người bại liệt và què quặt được chữa lành, 8 nên thành phố tràn ngập niềm vui (Công vụ 6:5-29).

Chúng ta cùng nhìn xem các diễn tiến của sự kiện xảy ra đều có chung những quy tắc. Không có dấu hiệu quỷ ám lộ ra khi có hiện diện hay sự dạy dỗ của người Pha-ri-si hay thầy thông giáo. Nhưng khi người có tà linh ám ở trong sự hiện diện Chúa, hay họ nghe lời giảng được Ðức Thánh Linh xức dầu các tà linh lộ ra. Chúa Giê-su đuổi tà linh chúng nó khỏi người bị ám, các sứ đồ, môn đồ làm điều này và đây là mạng lịnh Chúa Giê-su dạy những ai tin Ngài phải làm (Mác 16:17,18). Chúa Giê-su phán với người Pha-ri-si về công việc giải cứu người bị quỷ ám của Ngài trong Ma-thi-ơ 12:28,29 là “Nếu Ta nhờ Thánh Linh của Ðức Chúa Trời đuổi quỷ, thì Nước Ðức Chúa Trời đã đến cùng các ông”; nghiã là khi Ngài dùng uy quyền và cậy Ðức Thánh Linh đuổi quỷ thì nước thiên đàng sẽ đến trên người bị quỷ áp bức và những người chung quanh họ.

Khi tà linh xuất hiện trong buổi nhóm cầu nguyện hay thờ phượng có sự hiện diện mạnh mẽ của Chúa là chuyện thường. Ðây cơ hội chúng ta dùng uy quyền đuổi ma quỷ khỏi người bị nó bức hiếp. Nhiều tín hữu chưa kinh nghiệm hiểu lầm khi dự các buổi nhóm của Ngũ Tuần và Ân Tứ và cho buổi nhóm có tà linh. Thật ra, không cần đến các buổi nhóm của những người này chúng ta mới thấy ma quỷ lộ diện, nếu nhóm tín hữu nào hết lòng tìm kiếm Chúa, cứ thờ phượng và cầu nguyện từ giờ này đến giờ khác, cho đến lúc nào đó trong sự vận hành mạnh mẻ của Ðức Thánh Linh, các tà linh đang áp bức sẽ phải lộ ra, rồi chúng ta đuổi quỷ và người bịnh sẽ được giải phóng.

Có các điểm đặc biệt khi một người bị ma quỷ ám trong buổi nhóm có những phục hưng hay buổi nhóm có Ðức Thánh Linh thăm viếng. Các dấu hiệu như sau:

  • Người bị quỷ ám luôn có khuynh hướng nói lời định tội người khác. 
  • Họ nói lời Chúa nhưng kèm theo sự định tội, kể tội, kết tội và chỉ trích người khác.
  • Người bị quỷ ám luôn muốn tạo ra tiếng động để người chung quanh chú ý mình.
  • Người bị quỷ ám khiến những người trong buổi nhóm bị phân tâm và chi phối để tín hữu không tìm kiếm Chúa, thờ phượng Ngài vì họ chú ý đến người làm náo động.

Cách tốt nhất, khi chúng ta chưa có kinh nghiệm phân biệt có phải từ ma quỷ hay không, hãy kêu đám đông rời xa người đó đừng chú ý họ. Nếu sau một thời gian không có ai chú ý, người đó im lặng đấy là dấu hiệu của ma quỷ.

Ðừng chú ý đến những chuyện xảy ra bên ngoài, nhưng hướng lòng về Chúa và tìm kiếm Ngài. Xin Chúa thăm viếng thanh tẩy đổi mới đời sống mình.

Khi biết có người bị quỷ ám, chúng ta nên dẫn họ vào phòng riêng cầu nguyện giải cứu cho họ. Vì nếu để họ giữa đám đông sẽ ảnh hưởng đến danh dự của họ.

  • 4.3 Ðến từ nhân linh

Trước khi chúng ta được tái sinh, chúng ta nghe tiếng của tà linh thường xuyên. Nhờ học và làm theo Lời Chúa, tâm trí chúng ta càng đổi mới, linh hồn chúng ta càng được phục hồi thì chúng ta sẽ càng nghe tiếng Chúa rõ hơn. Ðời sống vâng phục Chúa và trong sạch một tài sản lớn cho những ai muốn bước đi theo Ðức Thánh Linh và được Ngài sử dụng. Ðiều này không có nghĩa là chúng ta phải "thánh khiết hơn người khác". 

Cơ thể chúng ta gồm có thân thể, hồn và linh. Linh của chúng ta được tái sinh tại thời điểm chúng ta tin nhận Giê-xu làm Cứu Chúa, lúc đó linh chúng ta được biến đổi. Chúng ta được tái sinh phần linh nhưng phần hồn và thân thể chưa được biến đổi – chúng vẫn như cũ (nếu có chỉ phần nào thôi như bình an, vui vẻ…). Phần hồn và thể xác Chúa được biến bởi học lời Ðức Chúa Trời và làm theo. Lúc đó, sự đổi mới tâm trí và hồn của mình và dẫn đến thể xác vui vẻ thân thể lành mạnh. Vì thế, muốn có sự tinh sạch để nhạy bén với tiếng Chúa nhiều hơn chúng ta, Kinh thánh dạy là "Ðừng rập khuôn theo đời này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Ðức Chúa Trời" (Rô-ma 12:2).  

Hãy cầu nguyện xin Chúa: "Ngài phục hồi linh hồn con, dẫn con vào đuờng lối công bình, vì cớ danh Ngài" (Thánh thi 23:3). Xin Chúa giúp con "phải làm nên mới trong tâm trí mình" (Ê-phê-sô 4:23). Con công bố chỉ tiếp nhận những gì từ Chúa và khước từ những gì của thế gian và ma quỷ. Nhân danh Chúa Giê-su A-men.

Khi Ðức Thánh Linh thăm viếng, chúng ta sẽ dàng nhận ra, công việc của Chúa và ma quỷ, nhưng riêng sự tác động bên trong phần hồn là điều khó phân biệt. Riêng phần này chúng ta cần sự bày tỏ của Ðức Thánh Linh. Phần hồn gồm có: Ý chí, cảm xúc, tình cảm, trí tuệ, trí nhớ và sự tưởng tượng. Ðây là những lĩnh vực mà Chúa muốn thực hiện công tác biến đổi và đổi mới. Ngài chỉ có thể thực hiện trên lĩnh vực nào mà chúng ta cho phép. Ðức Thánh Linh là một Ðấng rất lịch sự, Ngài thường không bao giờ ép buộc chúng ta làm điều gì ngoài ý chúng ta.

Kinh thánh không nói rõ chi tiết điều gì xảy ra trong ngày Lễ Ngũ Tuần nhưng khi các môn đệ họp nhau cầu nguyện trông đợi Thánh Linh như đã hứa thì: “2 Thình lình có tiếng động từ trời như tiếng gió thổi mạnh, đầy cả nhà môn đệ ngồi 3 Có những lưỡi như lửa xuất hiện, rải ra và đậu trên mỗi người. 4 Tất cả đều đầy dẫy Thánh Linh, bắt đầu nói các ngôn ngữ khác theo như Thánh Linh cho họ nói. 6 Khi tiếng động vang ra, một đoàn dân đông đảo tụ tập lại. Họ kinh ngạc vì nghe các môn đệ Chúa mỗi người nói được thứ tiếng của dân tộc mình. 13 Nhưng có kẻ khác lại chế giễu: "Họ say rượu ngọt đó!"” (Công vụ 2:2-4,6,13).

Khi Ðức Thánh Linh tác động trong ngày Lễ Ngũ Tuần thì “tiếng động vang ra, khiến một đoàn dân đông đảo tụ tập lại” có nhiều người nghe được ngôn ngữ của chính mình, người khác không hiểu và thấy tình trạng các môn đồ đang được Thánh Linh thăm viếng, nói ngôn ngữ do Thánh Linh họ nọ nói, thì họ cho các môn đồ là say rượu. Qua sự thăm viếng của Ðức Thánh Linh, những người có tâm hồn nhút nhát sợ hãi được Thánh Linh chữa lành, họ rao giảng Lời Chúa cách mạnh mẽ, làm nhiều dấu kỳ phép lạ và chữa lành bệnh cho nhiều người. Như đã nói: khi cơ thể con người tiếp xúc với quyền năng siêu nhiên, sẽ có những dấu hiệu ồn ào, run rẫy, cười, khóc, lâng lâng như người say… Nếu người bị tổn thương nhiều năm, cần thời gian để chữa lành. Khi Ðức Thánh Linh thăm viếng thì: “Ngài chữa lành những tấm lòng tan vỡ, băng bó những vết thương của họ” (Thánh thi 147:3). Khi Vua Sau-lơ bị ác thần nhập vào thì Ða-vít dùng tiếng đàn hay sự thờ phượng, nói cách khác là đem sự hiện diện của Chúa chữa lành Vua.

Khi Ðức Thánh Linh thăm viếng, có những trường họp rất khác thường xảy ra như trường họp của Vua Sau-lơ. Kinh thánh trong 1Sa-mu-ên 19:23,24 ký thuật: “23… chính vua cũng bị thần của Ðức Chúa Trời chiếm ngự, vua vừa đi vừa hăng say nhảy múa và nói tiên tri cho đến khi vua tới Na-giốt, thuộc thành Ra-ma. 24 Chính vua cũng cởi quần áo ra, hăng say nhảy múa và nói tiên tri trước mặt ông Sa-mu-ên. Rồi vua ngã vật xuống, nằm trần truồng suốt ngày suốt đêm hôm ấy”. Hãy thử đặt câu hỏi nếu Ðức Thánh Linh thăm viếng Hội Thánh quý vị như trường họp của Vua Sau-lơ thì quý vị sẽ làm gì? Có hai lần Thần Chúa đến trên Vua Sau-lơ: lần thứ nhất sau khi được Sa-mu-ên xức dầu làm vua, Chúa ban cho ông tấm lòng mới; ông gặp nhóm tiên tri và nói tiên tri; lần thứ hai sau khi Chúa bỏ Vua, và ông đuổi giết Ða-vít, Sau-lơ gặp nhóm tiên tri cởi quần áo ra và nói tiên tri, ông trần truồng ngã xuống nằm suốt ngày và suốt đêm (1Sa-mu-ên 10:9-12; 19:23,24), 

5. Những câu hỏi kiểm chứng

Chúa Giê-su dạy chúng ta phải đề phòng tiên tri giả hay sự lừa gạt từ ma quỷ trong Ma-thi-ơ 7:15-20 Chúa Giê-su phán; "15Hãy đề phòng tiên tri giả là những người đội lốt chiên đến với các con, nhưng bên trong là lang sói tham tàn. 16 Các con nhận biết người ta nhờ hoa quả của họ. Không ai hái nho nơi bụi gai hay hái vả nơi chà chôm. 17 Cũng vậy, cây lành sinh quả lành, cây độc sinh quả độc. 18 Cây lành không thể sinh quả độc, cây độc cũng không sinh quả lành. 19 Cây nào không sinh quả lành sẽ bị đốn và ném vào lửa. 20 Thế thì, các con nhận biết người ta là nhờ quả của họ."

Dù cách Chúa thăm viếng đó với hình thức như thế nào? Nhưng kết qủa sau đó phải có một số dấu hiệu như sau:

  • Chúa Jêsus có được tôn cao không?
  • Có người tin Chúa không?
  • Có người ăn năn tội lỗi trở lại với Chúa muốn sống thánh khiết đẹp lòng Chúa không? 
  • Người được Ðức Thánh Linh thăm viếng có ảnh hưởng tốt đến người chung quanh không?
  • Có đưa người đến gần Chúa trong việc thích thờ phượng Chúa, đọc Kinh thánh, tham gia các buổi nhóm thường xuyên không?
  • Có đem tín hữu sâu nhiệm trong Chúa và phục vụ Ngài không?
  • Có ai được giải phóng khỏi xiếng xích ma quỷ, quyền lực sự tối tăm như, cay đắng, giận dữ, nghiện ngập, nổi loạn không?
  • Có ai dâng mình hầu việc Chúa không?
  • Có sự giải hòa trong gia đình và Hội Thánh không?
  • Có không khí tươi mới trong Hội Thánh không?
  • Có sự chữa lành thể xác, tâm trí hay vết thương lòng không?
  • Có sự dâng hiến rộng rãi cho nhà Chúa không?
  • Những điều xảy ra (sự phấn hưng hay sự thăm viếng của Chúa) gây ích lợi cho vương quốc chung của Chúa không?

Ðiều quan trọng mà các vị Mục sư và lãnh đạo Hội Thánh nên chú ý:

  • Chúng ta không tìm phước nhưng tìm Ðấng ban phước.
  • Chúng ta không tìm phục hưng, nhưng Ðấng ban sự phục hưng.
  • Chúng ta không tìm dấu kỳ phép lạ, nhưng chúng ta tìm Chúa là Ðấng ban dấu kỳ phép lạ, nhưng trông đợi Chúa làm phép lạ.

Dấu kỳ và phép lạ sẽ cặp theo sau chúng ta sau khi chúng ta tìm Chúa và rao giảng phúc âm; nhưng chúng ta sẽ không tìm dấu kỳ phép lạ để chứng minh là có Chúa hiện diện. Chúng ta phải tin và trông đợi phép lạ xảy ra sau khi mình giảng phúc âm vì đây là điều Chúa hứa. Nếu không chú ý điều này khi Chúa không làm dấu kỳ phép lạ, chúng ta sẽ tiếp tục theo đuổi và dẫn đến làm những dấu kỳ phép lạ từ ma quỷ. Thí dụ: một người có khả năng nghe tiếng Chúa và nói tiên tri; họ đi đâu cũng nói Chúa phán, Chúa nói, Chúa kêu… mặc dù Chúa có bày tỏ cho họ. Nhưng có khi, những gì họ nhận không đến từ Chúa, nhưng họ cứ nói là của Chúa. Người này đi đâu cũng muốn nói tiên tri để chứng minh mình có ân tứ tiên tri hay là tiên tri. Người đó phạm vào điều răn thứ 3, là sữ dụng danh Chúa cách thiếu tôn kính và Ngài sẽ bắt tội họ (Xuất 20:7). Phần hồn gồm tâm trí, sự tưởng tượng của họ bị ô uế và họ sẽ nói tiên tri theo ý mình và từ ma quỷ.

Ma quỷ chỉ đến để cướp, giết và hủy diệt. Nếu buổi nhóm của Hội Thánh có những bông trái kể trên chắc chắc đây là công việc của Ðức Thánh Linh chứ không phải là của ma quỷ. Ðức Chúa Trời cho chúng ta quyền tự do, nếu chúng ta muốn Chúa thăm viếng hoặc khước từ sự thăm viếng của Ngài. Nhưng cũng nên nhớ rằng, chúng ta chỉ thờ phượng và phục vụ đẹp lòng Ðức Chúa Trời qua sự giúp đỡ của Ðức Thánh Linh mà thôi. Nhưng khi Ðức Thánh Linh thăm viếng, Ngài sẽ làm theo ý của Ngài. 

6. Sự thăm viếng thể hiện của Ðức Thánh Linh đã xảy ra trong lịch sử phục hưng của Hội Thánh.

Trong các buổi nhóm của sứ giả phục hưng Johnathan Edwards có những người không đứng vững và ngã trong Thánh Linh họ gọi “forth taste the hevean (Nếm trước thiên đàng)” Jonathan Edwards, “The Distinguishing Marks of the Work of the Spirit of God,” Jonathan Edwards on Revival (Edinburgh: The Banner of Truth Trust, 1984, pp. 91, 92_. He gives as biblical examples the fainting of the queen of Sheba, the trembling and falling of the Philippian jailer, and others (pp. 91-94).

Sứ giả phục hưng George Whitefield chỉ trích John Wesley để hiện tượng té ngã này trong buổi nhóm, nhưng sau đó những hiện tượng này cũng đã xảy ra trong các buổi nhóm của ông (John Wesley, The Journal of John Wesley – Chicago: Moody Press, n.d., 76). 

Trong làng sóng phục hưng Kentucky năm 1800-1801, gồm có Baptists, Giám lý và Trưởng lão cũng có những hiện tượng tương tự (Eddie L. Hyatt, 2000 Years of Charismatic Christianity, Lake Mary, FL: Charisma House, 2002, 114-117). 

Trong mục vụ của sứ giả phục hưng nổi tiếng Chales Finney cũng có trường họp té ngã nằm bất động mà chính Finney gọi là “falling under the power of God (ngã dưới quyền năng của Ðức Chúa Trời).” (Charles G. Finney, The Autobiography of Charles Finney – Minneapolis: Bethany House, Inc., 1977, 100-101; 23, 37, 46, 57-58, 63, 116, 120, 125, 131, 139, 163.5) 

Có dấu hiệu té ngã trong quyền năng Ðức Thánh Linh trong các buổi nhóm của Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp vài chục năm trước Phong Trào Ngũ Tuần Azuna Street. Năm 1885 A.B. Simpson, nhà sáng lập C&MA nhận được sự bày tỏ từ Chúa là có người đang chống cự Chúa. Có một người phụ nữ hưởng ứng và tiếân tới phiá trước. Mục sư A. B. Simpson xức dầu cho bà và bà đã té ngã bởi quyền năng Thánh Linh khoảng nửa tiếng sau đó bà được chữa lành “Healing of Mrs. Williams,” Christian and Missionary Alliance Weekly, May 9, 1890, 295-296.

Năm 1897, tại buổi nhóm trại giửa Giáo hội C&MA và Mennonite ở Allentown, Pennsylvania, Hội trưởng C&MA Dean Peck giảng 5 bài giảng trong 3 ngày ông kể lại: “Trong buổi nhóm… tôi thấy nhiều người ngã như chết dưới quyền năng của Ðức Chúa Trời” (Alliance Notes, Christian and Missionary Alliance Weekly, Aug. 11, 1897, 137). 

T. J. McCrossan là từng là Hiệu Trưởng Trường Thần học Simpson Bible Institute của C&MA ông viết sách “Bodily Healing and the Atonement (chữa lành thân thể và sự cứu chuộc)”. Ông viết: “Hằng trăm người được chữa lành mà không ngã dưới quyền năng này, vì họ tin nơi lời hứa của Chúa và đó là lời cầu nguyện bởi đức tin đem sự chữa lành. Tuy nhiên, dường như người ngã dưới quyền năng nhận được phước hạnh thuộc linh nhiều hơn những người khác. Ðây không phải là thôi miên… Ðây không phải là quyền năng của ma quỷ” (T. J. McCrossan, Bodily Healing and the Atonement – Youngstown, OH: Clement Hubbard, 1930, 109-110).

Cười trong Thánh Linh (holy laughter) đã xảy ra giữa vòng phong trào Tin Lành Evangelical (phong trào Tin Lành phát triển vào thế kỷ 17 đặt nền tảng trên Kinh Thánh) và Thanh giáo. Mục sư Johnathan Edward diễn tả là trong Cuộc Tỉnh Thức Vĩ Ðại (Great Awakening Revival) có số người pha trộn giữa khóc và cười. E. M. Bounds ghi nhận từ Mục sư John Westley là “Quyền năng của Chúa giáng mạnh mẽ trên chúng tôi, do đó nhiều người khóc lớn trong sự vui mừng quá đổi, và có nhiều người ngã dưới đất”.

Sứ giả phục hưng Charles Finney, làm chứng kinh nghiệm một trưởng lảo của mình được Báp-tem trong Thánh Linh ông này cười đến nổi không thể ngưng được, nó được tuôn trào từ đáy lòng của ông ta (Finney, 22).

Năm 1897, A.B. Simpson viết lại ảnh hưởng đầy trọn vui mừng là kết qủa của Báp-tem trong Thánh Linh và qua sự đầy dẫy Ðức Thánh Linh. Trong nhật ký ông viết ngày 12 tháng 9, 1907, chính ông được kinh nghiệm cười trong Thánh Linh hơn 1 tiếng đồng hồ (A.B. Simpson, “Simpson’s Nyack Diary,” Sept. 12, 1907, cited in Charles W. Nienkirchen, A.B. Simpson and the Pentecostal Movement – Peabody, MA: Hendrickson Publishers, 1992, 145). 

Không chỉ có vui mừng cười khi Ðức Thánh Linh thăm viếng, ngoài ra chúng ta ghi nhận được có những dấu hiệu ca hát và nhảy múa trong các buổi nhóm của Mục sư A.B Simpson (A.B. Simpson, “Editorial Correspondence,” Christian and Missionary Alliance Weekly, April 17, 1895, 248).

Khải tượng, giấc mơ và sự chữa lành thường được xảy ra trong chức vụ của Mục sư A.B. Simpson và vào thời kỳ đầu tiên của nhóm Hội Thánh Phúc Âm Liên Hiệp. Mục sư Simpson được Chúa bày tỏ trong giấc mơ.  Khi thức dậy ông bị bàng hoàng rung rẫy. Năm 1883 John Cookman người lãnh đạo của giáo hội C&MA được Chúa hiện ra trong khải tượng phán với ông: “Ta là Ðấng Chữa Lành, Ðấng Thanh Tẩy, Ðấng Cứu Rỗi và Chúa của con”. Nhà truyền giáo Robert Jaffray của C&MA từng được Chúa bày tỏ qua nhiều giấc mơ “Robert Jaffray: Man of Spirit, Man of Power,” His Dominion, 16:1, 10, 11).

Mục sư John Westley cho lời cố vấn là không phải tất cả giấc mơ và khải tượng đều đến từ Chúa. Có những điều đến từ Chúa, từ con người xác thịt và từ ma quỷ. Do đó đừng tin mọi linh, nhưng hãy thử “các linh” để biết họ có phải đến từ Chúa không?”

Mục sư Paul Rader, là Hội trưởng của Hội Phúc Âm Liên Hiệp thay thế Mục sư Simpson sau khi ông qua đời, ghi nhận Mục sư Paul đã đuổi quỷ ra khỏi người đàn ông bị quỷ ám sủa như chó (Paul Rader, “At Thy Word—A Farewell Message,” The Alliance Weekly, Nov. 20, 1920, 532). Mục sư Ngũ Tuần Charles Parham kể lại có những biểu hiện của ma quỷ trong những buổi nhóm có sự hiện diện của Chúa như: “tiếng sủa như chó, tiếng kêu của khỉ, tiếng gà gáy, có người rống lên bị vật”.

Trong lịch sử phục hưng Hội Thánh chúng ta thấy rõ có “Sự thăm viếng thể hiện của Ðức Thánh Linh”, trong đó có Giáo hội C&MA trong thời kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, có thể vì chỉ có một số người không kinh nghiệm công việc của Ðức Thánh linh hoặc vì lý do nào đó mà sau này các vị giáo sĩ và mục sư C&MA không còn nhấn mạnh những công việc và mong đợi sự thăm viếng của Ngài, và từ đó các thế hệ sau bị mai một, không thấy và hiểu sự thăm viếng thể hiện của Ðức Thánh Linh”.

Tương tự như thế, khi các giáo sĩ C&MA đến Việt Nam do không kinh nghiệm Ðức Thánh Linh và công việc Ngài làm, họ không nhấn mạnh và dạy dỗ cho những người hầu việc Chúa ở Việt Nam. Do thiếu sự hiểu biết rõ ràng này, vô tình các vị Mục sư Hội Thánh Tin Lành C&MA Việt Nam chống lại và phê bình công việc của Ðức Thánh Linh. Không chỉ thế thôi, vì quá sốt sắng nhiều người đã dập tắt công việc Ðức Thánh Linh làm trong Hội Thánh mình và những Hội Thánh mà Chúa đang thăm viếng. 

7. Trông đợi mưa đầu mùa và cuối mùa

Lời Chúa nói trong Ô-sê 6:3 “Chúng ta hãy tìm biết, hãy gắng sức tìm biết CHÚA. Ngài sẽ ra khỏi nơi ngự Ngài, và đến với chúng ta, chắc chắn như hừng đông đến, như mưa đầu mùa thu, như mưa cuối mùa xuân, tưới nhuần đất đai”.

Khi cố gắng tìm biết Chúa, Ngài sẽ đến với chúng ta cách chắc chắn như hừng đông sẽ mọc lên. Ngài sẽ đến như mưa đầu mùa thu là mưa đầu mùa và mưa cuối xuân là mưa cuối mùa. Theo như phong tục canh nông của người Do Thái, người nông dân cần phải chuẩn bị cày đất, dọn đất sau đó gieo hạt giống trước khi mưa đầu mùa xảy ra. Cơn mưa đầu mùa đến sẽ tưới nhuần đất khiến hạt giống nẩy mầm và lớn lên. Tuy nhiên, khi lúa lớn lên thì cỏ cũng sẽ mọc lên và sẽ có sâu bọ cắn phá. Nếu người nông dân không biết chăm sóc, bón phân, diệt sâu và làm cỏ thì ruộng sẽ bị thất mùa. Người nông dân không thể tạo ra mưa, nhưng phải chuẩn bị trước khi mưa đến và bảo vệ mùa màng của mình.

Khi người nông dân làm những điều mình cần làm, trong thời gian này họ sẽ đối diện mùa đông dường như không kết qủa, lúa dường như không lớn lên, nhưng mùa xuân sẽ đến và cơn mưa lớn cuối xuân sẽ xuất hiện làm cho lúa trổ bông và đâm hạt, sau đó cơn mưa sẽ chấm dứt. Mưa lớn đủ để lúa kết qủa và đất sẽ khô, lúa sẽ chín và mùa gặt lớn sẽ đến.

Ðây là hình ảnh thuộc linh Chúa nói đến cho những ai muốn tìm biết Ngài. Chúa sẽ rời nơi ngự của Ngài đến cùng họ một cách chắc chắn. Nhưng Hội Thánh Chúa phải chuẩn bị ruộng đất, hạt giống và những điều cần thiết. Chúa sẽ đổ cơn mưa đầu mùa xuống, nhưng có điều đáng tiếc là có những Hội Thánh và những con người chỉ có mưa đầu mùa, nhưng sau đó họ bị cỏ che lấp, sâu bọ ăn, chăm sóc không kỹ lưỡng nên bị thất mùa, họ không thấy và kinh nghiệm cho mưa cuối mùa vĩ đại mà Chúa sẽ đổ xuống. Những sự kiêu ngạo khoe khoang về thành tích của cá nhân và Hội Thánh hay giáo hội mình (chủ nghĩa cá nhân hay biệt lập) cần loại bỏ. Sự nên thánh biệt mình ra khỏi tinh thần thế gian, sự công chính và rao giảng về nước Ðức Chúa Trời cần phải công bố; môn đồ cần phải trang bị; phúc âm quyền năng về sự cứu rỗi và năm hân hỉ cho những người bị tù đày, nghèo khó, áp bức, bịnh tật cần được loan ra.

Gia cơ 5:7-9 dạy chúng ta: “7 Thưa anh chị em, hãy kiên nhẫn cho đến khi Chúa quang lâm. Kìa, người nông phu chờ đợi hoa quả quý báu của đất ruộng, kiên nhẫn đợi chờ cho đến khi đượm mưa thu và mưa xuân. 8 Anh chị em cũng hãy kiên nhẫn và vững lòng vì ngày Chúa quang lâm gần rồi. 9 Thưa anh chị em, đừng phàn nàn trách móc nhau để anh chị em khỏi bị xét đoán. Kìa, Ðấng Thẩm Phán đang đứng trước cửa”.

Chià khoá để Chúa đến thăm viếng chúng ta là khao khát mong đợi, chuẩn bị với sự hy vọng những hoa quả quý báu sẽ đến. Hãy tiếp tục kiên nhẫn và vững lòng. Ðừng nhìn nhau và nói lời tiêu cực về nhau, để khỏi bị Chúa đoán xét mình, nhưng hãy cầu nguyện và nói lời chúc phước và tốt lành cho nhau. Chúa sẽ thăm viếng chúng ta, Ngài sẽ đổ cơn mưa cuối mùa và mọi người sẽ thấy mùa gặt và cơn phấn hưng vĩ đại nhất trước ngày Chúa Giê-su trở lại.

Kết luận

Hội Thánh cần cầu nguyện để Chúa phục hưng Hội Thánh mình, chúng ta phải tôn trọng công việc của Ðức Thánh Linh làm. Ðồng thời xin Chúa cho sự khôn ngoan và ân phân biệt để chặn đứng những mưu chước của ma quỷ. Ngoài ra, giữ mình trong sự khiêm nhường và tránh mọi sự ô uế. Nếu không cẩn thận sẽ làm Ðức Thánh Linh buồn và dập tắt công việc Ngài đang làm và dự định làm.

Ngoài ra, hãy chặn đứng những tiếng nói tiêu cực, phê bình và chỉ trích khi chưa hiểu rõ. Giữ sự hiệp một rất quan trọng, nơi nào có sự hiệp một Chúa sẽ đổ dầu hay đổ ơn xuống Hội Thánh. Mục sư nào giữ cho Hội Thánh hiệp một sẽ càng được ban ơn, Chúa không chỉ xức dầu cho họ mà rót dầu trên họ (Thánh thi 133). Trong ngày Lễ Ngũ Tuần khi các môn đồ hiệp lại với nhau chờ đợi Ðức Thánh Linh mà Chúa Giê-su đã hứa, thì Thánh Linh giáng lâm. Chúng ta hãy gạt bỏ mọi khác biệt qua một bên, hiệp một với nhau cầu nguyện cho sự phục hưng, nhờ Ðức Thánh Linh dẫn dắt mình và cùng tham gia đóng góp xây dựng Nước Chúa. A-men.

Mục sư Trương Hoài Phong

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan