Hỡi Người Trai Trẻ, Hãy Mạnh Mẽ – Phần 23

Share

Chương 23

Phát triển nhân cách của bạn

 

Đức Chúa Trời ban cho chúng ta nhân cách là có lý do. Cách chúng ta phát triển nhân cách của mình rất quan trọng đối với Chúa và với chúng ta.

Nhân cách là gì?

Hãy bắt đầu so sánh giữa nhân cách và cá tính. Cá tính là những gì chúng ta có ở bên trong – mặt chìm. Nhân cách là mặt nổi và hữu hình đối với người khác. Đây là sự biểu lộ của cá tính của chúng ta. Đức Chúa Trời tạo nhân cách của chúng ta như cái cửa sổ cho người khác nhìn thấy những gì đang ở bên trong chúng ta. Nhân cách giống như một cái cửa sổ sạch sẽ hơn là một bức tường. Điều gì ở bên trong được xem là quan trọng nhất.

Một khi chúng ta có con người mới bên trong chúng ta, nhân cách của chúng ta trở nên dễ thương, nó có thể biểu lộ nhân cách bên trong của Cơ-đốc nhân. Cơ-đốc nhân không cố gắng tinh luyện nhân cách của mình để đem lợi ích cho bản thân mình như một nhân viên bán hàng làm.

Một số người nhẹ nhàng và dễ tính; những người khác thì năng nổ. Một số có thể cười trên thất bại; còn những người khác rất dễ nhạy cảm thậm chí đối với những thất bại của bạn bè mình. Một số người làm gì cũng vội vã; những người khác thì cầu toàn. Hầu hết chúng ta là sự pha trộn kỳ lạ của những đặc điểm làm cho chúng ta khác với bất cứ ai khác.

Đức Chúa Trời không định cho tất cả chúng ta phải hoàn toàn giống nhau. Bạn không vui sao? Hãy tưởng tượng một thế giới đầy những người đều giống nhau! Tất cả những khuynh hướng nhân cách tốt đề cập ở trên đều có những nhược điểm mà nhiều người khác cũng có. Người dịu dàng thì thích những người có nhân cách vui vẻ sôi nổi vì nó thêm gia vị đậm đà cho cuộc sống của họ.

Đừng mong đợi người khác cân bằng với bạn đến độ bạn không cần phải rèn luyện nhân cách của riêng bạn. Một người năng nổ, một người sống thỏa mái, nếu họ không cẩn thận thì rất dễ gây vấp phạm cho những người khác. Một người có điểm mạnh là điềm tĩnh có thể gặp khó khăn để khẳng định chính mình khi anh ta cần phải làm thế. Chúng ta phải nhận ra những khuynh hướng đặc biệt này trong mỗi chúng ta và cố gắng để cải thiện.

Có lẽ bạn năng nổ và đầy cảm xúc. Nếu vậy, có lẽ đôi khi bạn nhấn mạnh đến trường hợp của bạn quá nhiều mà không để ý đến cảm xúc của người khác. Có phải bạn đang lắng nghe họ chỉ để thay đổi ý kiến của họ, hay là bạn mở cửa với họ?

Có lẽ bạn là người hiếm khi lắng nghe người khác. Bạn có nên góp phần với những người khác không? Thường thì những người điềm tĩnh biết suy nghĩ nhiều hơn so với những người nói nhiều!

Nếu bạn là người dễ tính thì bạn sẽ dễ dàng hòa nhập, hãy cẩn thận. Bạn có thể xuôi dòng một cách sai lầm. Hãy cẩn thận trong việc chọn lọc người mà bạn chia sẻ với họ về đời sống riêng tư của bạn.

Trong khi chúng ta muốn trau dồi nhân cách của chúng ta, chúng ta cần phải kháng cự khuynh hướng cố gắng để thay đổi người khác để khiến họ trở nên dễ ưa đối với chúng ta. Chúng ta cần quý trọng những điều khác biệt của người khác so với chúng ta và dùng điều đó để đóng góp cho đời sống chúng ta.

Điu khin cm xúc

Cảm xúc là những cảm giác của chúng ta: hạnh phúc, đau buồn, giận dữ, và điềm tĩnh. Chúng đều có giá trị và làm cho cuộc sống thú vị. Cảm xúc là điều cực kỳ mạnh mẽ. Có thể bạn đã nghe nói những câu chuyện về một số người khi cháy nhà họ đã mang những vật nặng và lớn ra ngoài để giữ chúng được an toàn để họ khỏi phải mang sau này. Cảm xúc giống việc khiến thuốc kích thích phát huy tác dụng. Cùng một sức mạnh đó có thể khiến người ta gặp rắc rối lớn. Một người trong cơn giận dữ có thể làm và nói những điều khiến họ phải hối hận trong nhiều năm sau đó.

Một Cơ-đốc nhân muốn những cảm xúc của anh ta giúp anh cảm nhận được, nhưng anh ta không muốn cảm xúc ấy trở thành ông chủ kiểm soát anh ta. Anh ta muốn cảm nhận được thế giới xung quanh, nhưng không muốn bị chúng điều khiển. Anh ta muốn cảm nhận sự vui mừng trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời nhưng đồng thời anh ta không nương cậy nơi cảm xúc của mình.

Một phần quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc là tự kỷ luật bản thân. Điều đó có nghĩa là bạn không thể luôn làm theo điều bạn cảm nhận. Thay vì để cho cảm xúc của bạn điều khiển hành động của bạn, bạn phải quyết định hành động đúng đắn, cho dù bạn cảm thấy thích nó hay không. Điều thú vị là bạn có thể học để vui hưởng các phước hạnh của việc làm điều mà bạn biết là bạn nên làm.

Li khuyên thiết thc

Mặc dù Đức Thánh Linh ở trong lòng bạn rồi, nhưng bạn cũng cần phải nuôi dưỡng những bông trái của Đức Thánh Linh: tình yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, tốt lành, trung tín, mềm mại và tự chủ. Hãy tự nhận thức rằng những bông trái này khi được biểu lộ nó sẽ tạo nên một sự tiến bộ đáng kể trong lòng bạn và trong nhân cách của bạn.

Sống theo Nguyên Tắc Vàng chắc chắn là một chặng đường dài để khiến bạn trở thành người mà bạn phải trở thành. Để có một nhân cách đẹp, hãy tập trung vào những điểm tốt của người khác, thay vì cứ luôn nghĩ về bản thân.

Hãy là chính mình. Bạn không cần phải tâng bốc chính mình hơn khả năng thực sự của bạn và cũng đừng tự hạ thấp chính mình trước mặt người khác. Và đừng cố gắng bắt chước người khác. Hãy chấp nhận chính mình, và cũng đừng bao giờ thỏa mãn với chính mình bởi vì bạn luôn muốn phát triển.

Đừng thể hiện tất cả cảm xúc lướt qua tâm trí của bạn. Có những lúc phải làm hài lòng gia đình và hàng xóm của bạn ngay cả khi bạn không cảm thấy muốn làm điều đó. Để sống chân thật, hãy bắt phục cảm xúc của bạn phù hợp với cách mà bạn phải hành xử.

Trong các cuộc trò chuyện, hãy thật sự quan tâm đến những người khác. Đừng chỉ nói về chính mình. Thỉnh thoảng hỏi thăm nhau vài câu. Cố gắng hiểu những gì người khác đang nói.

Hãy làm rõ vấn đề. Đừng ngại thể hiện sự trân quý của bạn. Đừng nghĩ rằng người ta biết cảm giác của bạn mà bạn không cần phải nói ra. Đừng giống như những người đàn ông nói với vợ mình vào ngày cưới của họ rằng “Anh yêu em và nếu có gì thay đổi anh sẽ nói cho em biết.” Hãy giữ cho tình yêu nồng cháy hơn thế nữa!

Đừng phớt lờ những người bạn chưa biết. Nếu có người mới đến, bạn hãy chủ động làm quen. Hãy cẩn thận trong việc dành quá nhiều thời gian để gần gũi với những người bạn thân nhất. Tất nhiên hầu hết mọi người đều có những bạn bè thân thiết hơn với họ so với những người khác. Nhưng chúng ta phải tránh đối xử với một số người như thể là họ không quan trọng đối với chúng ta. Tình yêu thương Cơ-đốc sẽ hấp dẫn nhiều người. Hãy khiêm tốn trong cách cư xử của chính bạn. Hãy chứng tỏ rằng đời sống của bạn là một lời chứng sống về một đời sống Cơ-đốc nghiêm túc.

Luôn tìm cách để đem đến những điều tốt đẹp cho người khác. Trong khi thế giới đánh bóng bề ngoài để thu lợi cho bản thân họ, bạn phải có một mục tiêu cao thượng hơn. Đó là: “Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình”

Quyết tâm để cho Đức Chúa Trời uốn nắn nhân cách của bạn trở nên giống như chính Ngài. Tìm kiếm đúng cách để Ngài sẽ chiếu sáng trong bạn. Hãy khao khát để đem phước hạnh đến cho người khác.

 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan