Hội Thánh Hay Tà Giáo

Share

Làm Sao Nhận Biết Được Đó Là Một Tà Giáo

Trong thực tế, mỗi một tà giáo có một số đặc tính nhất định mà một người biết quan sát cẩn thận nhận ra là sai lạc. Thí dụ, nhóm đó có quan niệm gì về Chúa Giê-su? Chúa Giê-su Cơ Đốc là Đức Chúa Trời, Chúa của muôn loài, là nguồn cứu rỗi duy nhất. Nhìn từ những đặc tính riêng, một tà giáo sẽ đặt một điều gì đó là ngang hàng với Chúa Cứu Thế. Nó sẽ có một nghi thức ngang hàng với Chúa Cứu Thế, hay một người lãnh đạo ngang hàng với Ngài. Nói một cách khác, cho dù nó nhìn nhận Chúa Giê-su là Cứu Chúa, nó sẽ nói rằng bạn cần thêm một điều gì khác để được cứu. Các tà giáo dạy rằng sự cứu rỗi đến qua Chúa Cứu và qua một cách đặc biệt của nó. Một vài tà giáo không công nhận Chúa Cứu Thế. Họ “làm” Ngài ngang bằng với những “thầy” của họ hay những vĩ nhân trong lịch sử con người… Cách giúp nhận diện một tà giáo nhanh nhất là nhìn vào quan điểm của nó về Chúa Giê-su.

Thứ hai, các tà giáo thường gieo sự sợ hãi vào trong lòng các tín đồ. Họ luôn bị dạy rằng sự cứu rỗi chỉ duy nhất đến qua giáo phái của chúng mà thôi: “Nếu ngươi rời khỏi chúng ta, ngươi sẽ đánh mất sự cứu rỗi.”

Lãnh vực thứ ba là sự tôn sùng người lãnh đạo “giáo phái.” Các tà giáo thường đặt trọng tâm vào một người nam hay nữ mà họ luôn tìm cách thu lấy quyền lực, tiền bạc hay ảnh hưởng bằng cách lợi dụng mọi người. Đây là trường hợp của “Hội Thánh Hiệp Nhất” của Sun Myung Moon. Trong nhóm “Các Con Của Đức Chúa Trời,” Moses David Berg là một lãnh tụ độc tài. Trong “Đền Thờ Của Nhân Dân,” Jim Jones kéo tất cả sự chú tâm vào ông ta và kêu gọi những người theo ông cùng chết với ông. Một người lãnh đạo phục vụ Chúa Giê-su cách thật lòng chỉ có một mục tiêu, đó là tôn cao và bày tỏ Chúa Giê-su. Khi ai đó nói rằng mình có sự sâu nhiệm duy nhất về Chúa hay là một “đấng” đặc biệt mà Chúa xức dầu để thay Ngài đến với thế giới, có thể thấy ngay đó là một thái độ “tà giáo.”

Dấu ấn sau cùng của một tà giáo là thái độ của người lãnh đạo không muốn cho tín hữu được tăng trưởng. Người chăn thật sẽ làm tất cả mọi sự có thể được để đem các tín hữu đến chỗ trưởng thành càng nhanh càng tốt. Người đó sẽ không tìm cách tránh né những dạy dỗ cần thiết, cũng không cố gắng khiến họ không trưởng thành. Nhiều tà giáo xây dựng sự lệ thuộc thuộc linh để cho tín đồ của chúng mất đi khả năng làm những quyết định độc lập và hợp lỳ. Chúng thường dùng những kỹ thuật tẩy nảo để tạo nên những thái độ máy móc người máy. Mặc dù còn có những dấu ấn khác của thái độ tà giáo, những dấu ấn vừa kể là những dấu ấn nổi bật nhất.

Dưới đây là những nhận xét vắn tắt về một số giáo phái xưng là Cơ Đốc nhưng không thực chất không phải là một hệ phái của Cơ Đốc Giáo: Mọt-môn (Mormons), Chứng Nhân Giê-hô-va (Jehovah’s Witness), Hội Thánh Một Ngôi (Unitarians), Hội Thánh Hiệp Nhất (Unification Church), và các khuynh hướng “siêu linh hồn”.

NGƯỜI MỌT-MÔN TIN NHỮNG GÌ?

Người Mọt-môn tin những gì?

Những người Mọt-môn là những người có đời sống rất mẫu mực về hành vi và sự giữ gìn những giá trị nền tảng của xã hội chúng ta (Mỹ). Nhưng niềm tin tôn giáo của họ, nói một cách vắn tắt và đơn giản, thì thật là sai lạc.

Họ tin rằng một thiên sứ tên Morono đã để lại những bia đá bằng vàng ở phía trên New Yord và một người nam là Joseph Smith đã khám phá ra chúng. Joseph Smith “dịch” những bia đá này thành “Sách Mọt-môn” (the Book of Mormon) để làm nền tảng xây dựng giáo phái Mọt-môn.

Ngoài ra họ cũng công nhận hai sách khác là “Các Tín Điều và Giao Ước” (Doctrines and Covenants) và “Viên Ngọc Giá Trị Vĩ Đại” (The Pearl of Great Price) là được thần cảm. Tín điều Mọt-môn khác với tín điều Kinh Thánh Cơ Đốc trong một số mặt. Thí dụ: người Mọt-môn không tin sự cứu rỗi đến qua đức tin trong Chúa Cứu Thế Giê-su. Họ cho rằng con người phải làm việc kiến tạo nên con đường đưa mình đến thiên đàng (B. R. McConkie, Mormon Doctrine (Salt Lake City:1958), p. 191.)

Mọt-môn dạy rằng Đức Chúa Trời không phải “thần” duy nhất và tất cả mọi người đều có tiềm năng trở nên những vị thần (sđd, p.576). Hãy nhớ rằng sự sa ngã của Sa-tan xảy ra vì nó muốn trở nên như Đức Chúa Trời. Theo Mọt-môn, Đức Chúa Trời không chỉ là “Spirit” – thần linh, nhưng có “một thân thể xác thịt và xương cốt nhìn thấy được bằng mắt như của con người (Doctrine and Covenants, 130:22.). Họ dạy rằng, “Cũng như chúng ta, Người (Chúa) là vậy. Cũng như Người (Chúa), chúng ta sẽ trở nên như vậy” (Joseph Smith, “The King Follett Discourse,” p. 9.). Giáo phái Mọt-môn thường sửa chữa lại tín lý của họ mỗi khi người lãnh đạo giáo phái thay đổi quan điểm về những vấn đề chủ đề, trong đó có cả vấn đề đa thê mà đã một thời được kể là giáo luật.

Nói tóm lại, giáo phái Mọt-môn là một tổ chức tôn giáo phát triển và thịnh vượng đã sản xuất ra nhiều người có những đức tính gương mẫu. Nhưng trong những vấn đề tâm linh, người Mọt-môn rất là xa rời lẽ thật.

GIÁO PHÁI CHỨNG NHÂN GIÊ-HÔ-VA TIN NHỮNG GÌ?

Chứng Nhân Giê-hô-va tin, về cốt lõi, tin rằng để được cứu rỗi thì bạn phải làm chứng nhân cho Đức Giê-hô-va; bạn phải đi ra đường phố và công bố sự cứu rỗi trong Đức Giê-hô-va. Họ khác các Cơ Đốc Nhân ở chỗ họ tin Chúa Cứu Thế Giê-su chỉ là một trong nhiều vị thần và Ngài là một loài thọ tạo. Họ dịch Giăng 1.1 như thế này: “Vào lúc ban đầu có ngôi lời… và ngôi là là một vị thần.” Không giống như vậy, Bản Kinh Thánh gốc tiếng Hy-lạp cổ chép rằng: “Và ngôi lời là Đức Chúa Trời” (Giăng 1.1).

Bởi vì tín hữu Chứng Nhân Giê-hô-va thề nguyện chỉ với Đức Giê-hô-va mà thôi, nên họ không tuyên thệ trước quốc kỳ, không bỏ phiếu bầu cử, không phục vụ trong quân đội, và không tham gia chính quyền. Họ không có những ngày nghĩ lễ holidays hoặc sinh nhật. Một sự dạy dỗ đặc trưng của họ là ngăn cấm việc truyền tiếp máu.

Lúc đầu, Chứng Nhân Giê-hô-va dạy rằng tận thế sẽ xảy ra vào năm 1914. Dĩ nhiên là chuyện này không xảy ra. Họ cũng dạy rằng chỉ có 144.000 người được cứu vào nước thiên đàng. Khi số hội viên của họ vượt qua con số 144.00, họ nói rằng đó là những người khiêm nhường và sẽ thừa hưởng trái đất.

Một vấn nạn chính của tín lý của Chứng Nhân Giê-hô và là không bao giờ có sự bảo đảm về sự cứu rỗi. Với Cơ Đốc Giáo, một người có thể biết mình được cứu bởi tin cậy Chúa Giê-su. Chứng Nhân Giê-hô-va tin rằng sự cứu rỗi đến bởi việc làm lành, thế nên họ phải làm việc không ngừng nghĩ, mà không chắc rằng họ sẽ được cứu. Nhiều tín điều khác của họ cũng không đúng với Kinh Thánh.

HỘI THÁNH “MỘT NGÔI” TIN NHỮNG GÌ?

Người theo Hội Thánh “Một Ngôi” không tin lẽ đạo Ba Ngôi và không tin rằng Chúa Giê-su có thần tính. Họ nói rằng chỉ thờ Đức Chúa Trời (một Ngôi) và cố gắng trình bày một cộng đồng “tôn giáo chân chính” mà không cần một sự hòa hiệp về tín điều. Họ tin vào “chủ nghĩa duy lý”, hoạt động xã hội, và tính toàn thiện sẵn có trong con người.

Vì không tin vào sự cứu rỗi qua Chúa Cứu Thế Giê-su, Đấng có thần tính để có thể cứu chuộc chúng ta, họ phát triển một loại tôn giáo theo chủ nghĩa tôn cao con người. Với điều này, theo họ, sự cứu rỗi là tùy theo những công việc làm tốt lành và đạo đức.

Những niềm tin này được tóm gọn rõ ràng vài năm trước đây trong một tờ quảng cáo: “Hội Thánh Một Ngôi Tin Mọi Sự? Chúng ta tin vào tình huynh đệ; … quyền dân sự, Liên Hiệp Quốc, sự nâng cấp hệ thống giáo dục, sự tấn công vào vấn nạn nghèo khó, sự ngăn cấm thử nghiệm vũ khí nguyên tử… Nhiều người trong chúng ta cũng tin Đức Chúa Trời.”

Vào năm 1961, Hội Thánh Một Ngôi hiệp lại với một nhóm gọi là giáo phái Toàn Cầu (Universalists) là những người trong thế kỷ 19 tin rằng sự cứu rỗi là cho tất cả mọi người, bất kể người ta có ăn năn trong đời này hay không. Giáo phái Toàn Cầu dạy rằng Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời, nhưng con người không có trách nhiệm trong vấn đề sự cứu rỗi. Bởi gì giáo phái Độc Thần không tin Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời, thật rất là khó hiểu được làm sao hai giáo phái này có thể kết hiệp với nhau, nhưng họ đã làm được như thế.

Ngày nay, thật rất khó để có thể phân biệt những tuyên ngôn của giáo phái Độc Thần với chủ nghĩa nhân bản và những người vô thần.

HỘI THÁNH HIỆP NHẤT DẠY NHỮNG ĐIỀU GÌ?

Hội Thánh Hiệp Nhất đặt trọng tâm quanh Mục sự Sun Myung Moon, người phát triển hội thánh ở Nam Hàn và dời cơ quan lãnh đạo đến Hoa Kỳ năm 1972. Từ đó trở đi nó phát triển nhanh chóng về tầm vóc và sự được nể trọng. Mục sư Moon tin rằng có một giải pháp chính trị cho những vấn đề của thế giới và ông phải là người lãnh đạo thế giới.

Tín lý của Hội Thánh Hiệp Nhất đặt trên “Nguyên Tắc Thiên Thượng” dựa theo những gì Đức Chúa Trời khải thị cho ông Moon. Theo ông, có 3 A-đam trong chương trình của Chúa cho trái đất. A-đam thứ nhứt và vợ là Ê-va được trao cho trách nhiệm xây dựng nước trời trên đất qua dòng dõi của họ. Nhưng họ phạm tội và sự sa ngã của họ cản trở chương trình của Chúa. A-đam thứ nhì – Chúa Cứu Thế Giê-su – đáng lẽ lập gia đình với người bạn đời toàn vẹn để lấy đi quyền thế chính trị khỏi Đế Quốc La-mã. Nhưng thay vì vậy, Moon nói rằng, Sa-tan xâm phạm thân thể Đấng Christ. Ngài bị giết, và chương trình của Chúa lại một lần nữa bị ngăn trở. Moon nói rằng Chúa Giê-su không phải là Đức Chúa Trời mà chỉ là một người hiểu toàn vẹn mọi điều Đức Chúa Trời muốn. Moon bác bỏ sự sống lại về thân thể của Đấng Christ và lẽ đạo Ba Ngôi.

A-đam thứ ba – Moon gọi là Chúa Của Sự Kiện Thứ Hai – sẽ lập gia đình với một người bạn đời toàn vẹn, lập gia đình toàn thiện, và đem lại sự cứu rỗi về vật chất lẫn tâm linh. Chúa Của Sự Kiện Thứ Hai sẽ lấy vị trí của Chúa Giê-su và tất cả các quốc gia sẽ hiệp nhất dưới Ngài. Dù Moon không nói công khai rằng ông là Chúa Của Sự Kiện Thứ Hai, mọi điều ông nói với các tín hữu của ông dẫn họ đến chỗ tin như vậy.

Một phần quan trọng mà hội thánh dạy là sự bí mật. Thực sự là các tín hữu của Moon được khích lệ thực hành “Dối Gạt Thiên Thượng,” lừa dối người ta bằng cách nói mọi sự với họ để thu vào sự dâng góp. Dĩ nhiên, người ta biết nhiều về những chiến thuật và kỹ thuật của họ.

Những cựu thành viên của Hội Thánh Một Ngôi – có tên gọi là Moonies – cho biết hội thánh dùng kỹ thuật biến cải định hướng như là tẩy nảo, tẩy nảo những tín hữu trẻ, thường là những người bụi đời được giáo phái đón nhận.

Một khi những người trẻ được “yêu thương” vào trong hội thánh, họ được đem đến những căn nhà nơi các thành viên sống chung như là một cộng đồng. Những đối tượng thành viên không được ngủ trong nhiều giờ và bị thuyết giảng đi thuyết giảng lại cho đến khi họ mất đi sự hiểu biết phân biệt. Họ biết và chấp nhận tín lý của hội thánh không phải vì ý chí tự do nhưng vì bị tẩy nảo.

Sau khi bị tẩy nảo, họ thường được gửi ra các khu phố để tìm cách kiếm tiền cho Hội Thánh Hiệp Nhất. Người ta được biết rằng những thành viên này nhận phần thức ăn rất ít, sống trong những khu nhà tồi tệ, và bị lấy mất đi những cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ không có cả thời giờ để phản hồi về những gì mà người ta lừa dối họ.

Hội Thánh Hiệp Nhất đã thành công tài chánh một cách lạ thường, và điều này giúp họ đổ nhiều tiền vào những cố gắng truyền giáo. Họ sở hữu nhiều công ty ở Nam Hàn, bao gồm công ty dược phẩm IL Wha Pharmaceutical và công ty luyện kim Tong Wat Titanium. Tại Hoa Kỳ họ mua nhiều công ty lớn như The Diplomat National Bank, the New Yorker Hotel và báo “ the Washington Times.”

Những Căn Bản Niềm Tin Của Những Tôn Giáo và Phong Trào Mang Tính “Siêu Linh”

Trong một cách nào đó, những giáo phái này đặt trọng tâm vào khái niệm về “linh thức vũ trụ” – cho rằng con người có những đặc tính “thông linh” như sau:

(1) Là một phần của một linh thức vĩ đại vượt thời gian và linh thức đó chính là thần linh tối cao.

(2 ) Sống vĩnh cữu trong những dạng sự sống khác nhau.

(3) Có khả năng liên lạc với kẻ chết hay mọi linh khác nhau đang hiện diện trong vũ trụ bởi sự luân hồi.

(4) Có thể nhận lấy quyền năng qua những cách “siêu linh” và trong một số trường hợp có thể tu luyện thân thể để tiếp lấy thiên nhiên, hiểu những huyền nhiệm và gây ảnh hưởng cho vận mạng của chính mình hay trên những người khác.

Những nhóm này – dù là dùng những danh nghĩa như là “khảo cứu và siêu thoát,” “tìm cầu thông linh,” “tịnh tâm thông thiên,” “thiền,” “yoga,” vv… — thực sự hoàn toàn không liên hệ gì với “ý thức nhận biết Chúa” hay “quyền năng siêu linh.”

Chữ “siêu linh” (psychic) mà họ dùng là đến từ chữ linh hồn (soul) được dịch ra từ chữ Hy-lạp “psuche”. Tất cả những chữ này nói đến những điều thuộc về linh hồn thiên nhiên. Chúng ta cần hiểu rõ là linh hồn “soul” không phải là tâm linh hay linh thần “spirit.” Khi con người liên hệ với Chúa là Chân Thần, họ liên hệ qua tâm linh hay linh thần của con người “spirit” mà Chúa ban cho họ.

Sứ đồ Phao-lô, khi viết cho người Cô-rinh-tô, nói rằng người “psuchikos,” người mang linh hồn thiên nhiên nhưng không có Thánh Linh của Đức Chúa Trời thì không thể nhận lãnh những điều từ Thánh Linh của Ngài, vì họ xem đó là những điều ngu dại (1 Cô-rinh-tô 2.14). Những thuật vận hành tâm trí, những lời dạy của phái Edgar Cayce, và của phong trào Thời Đại Mới (New Age) rất hấp dẫn đối với nhiều người bởi vì chúng không kêu gọi sự ăn năn và tái sinh.

Hầu hết những tà giáo này có chung một quan điểm cho rằng nếu một người tìm và có một tri thức đặc biệt nào đó, người đó có thể thống trị và kiểm soát mọi biến cố của thế giới bởi vì người đó là một phần của Thượng Đế. Người đó có thể vận hành Thượng Đế, bởi vì người đó cũng là Thượng Đế. Người đó là một phần của linh thức vũ trụ, và khi người đó mở hồn mình theo sự khải thị, người đó được nâng lên đến mức tri thức càng cao hơn. Khi người đó tiến triển như vậy, người đó thâu lấy quyền lực trên chính mình, thân thể mình và những người khác.

Chúng ta cần nhớ rằng cõi linh không có Chúa là thế giới của ma quỷ. Ma quỷ có thể và thường nhập vào cõi này. Những người nói là có giao thông với kẻ chết, giao thông với “thế giới bên kia,” không có quan hệ với một linh thức vũ trụ đâu. Họ đang giao thông với qua quỷ. Ma quỷ đứng sau những tôn giáo và những nhóm dạy về quyền năng thông linh. Khi một người ráng tu luyện quyền năng này và vận hành lên người khác, họ đang cố phóng họ vào thế giới của quyền lực của ma quỷ. Họ không tìm kiếm một Đấng Cứu Thế. Họ không cầu xin sự tha thứ. Thay vào đó, họ tìm kiếm quyền lực của con người để mở mang tiềm năng “linh hồn” của con người, và ở đó là chỗ sa ngã của họ. Những người cứ mãi tin vào những điều này sẽ càng ngày càng lún sâu vào chúng. Không sớm thì muộn họ sẽ giao thông với, và có thể bị chiếm hữu bởi ma quỷ.

Kinh Thánh không nói rằng chúng ta hãy dính díu đến chuyện mài dũa quyền năng của linh hồn. Những điều đó không đến từ Chúa. Chúa ban cho con người sự khôn ngoan họ cần có trong Kinh Thánh. Qua Đức Thánh Linh, Ngài sẽ ban cho họ quyền năng cần có để sống một đời sống mà họ đáng phải sống. Sự tìm kiếm tri thức về tương lai, quyền lực trên người khác, tìm và thu thập những tiềm năng linh hồn của con người con người – là điều nguy hiểm. Dấn bước vào những hoạt động như thế là một điều tệ hại. Tôi đã nghe về những người tu luyện như vậy bắt đầu bay lơ lững được, rồi một số trong bọn họ gặp phải những khuôn mặt kinh rợn trong đêm. Tất cả những biểu tượng hay dấu hiệu như vậy cho thấy rằng họ đang giao thông với ma quỷ.

Lược dịch: Ánh Dương và DTCMS

(Nguồn: “Church Or Cult”, cbn.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan