Khắc Nghiệt Và Độc Tài Trong Tư Tưởng Hồi Giáo

Share

Thần học là sự hiểu biết của con người về Đấng Chủ Tể mà họ tôn thờ. Sự hiểu biết đó, thần học, trở thành một trong những nhân tố làm nên lối sống của con người cũng như xây dựng nên kiến trúc văn hóa và chính trị của xã hội.  Nó cũng là một trong những động lực chính yếu để duy trì và phá triển lối sống và công cuộc xây dựng kể trên. Mời bạn xem xét những khác biệt giữa thần học Cơ Đốc Giáo và thần học Hồi Giáo để nhìn thấy cách chúng làm sinh ra năm khác biệt lớn giữa xã hội Cơ Đốc Giáo và xã hội Hồi Giáo. Đó là năm điều “không dễ” của tư tưởng thần học Hồi Giáo như sau:

  1. Không chấp nhận tự do tư duy và phê bình trong thần học.
  2. Không chấp nhận tự do tôn giáo trong xã hội.
  3. Không dễ dàng chấp nhận những đặc tính tự do và dân chủ cho xã hội.
  4. Không dễ dàng chấp nhận những đặc tính nhân phẩm và nhân quyền của xã hội Tây Phương.
  5. Không có cơ hội thứ hai nên dễ trở nên cuồng tín.

1. Không chấp nhận tự do tư duy và phê bình trong thần học.

Thần học Cơ Đốc Giáo nói về một Đức Chúa Trời có hai đặc điểm: (1) Ngài là MỘT và (2) nhưng trong bản chất là MỘT đó có sự hiện diện bình đẳng và hòa hiệp lạ lùng của Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Linh.  Thần học Hồi Giáo cho rằng việc có hai đặc điểm này cùng lúc là không logic. Thần học Cơ Đốc Giáo không chối bỏ rằng đây là một nan đề cho logic của con người, nhưng cho rằng đây là một sự sâu nhiệm (mystery) cao sâu hơn mức logic mà con người có thể nhận biết được. Sự sâu nhiệm đó thúc đẩy cơ đốc nhân xây dựng một xã hội nhấn mạnh về cả sự hiệp nhất lẫn sự có nhiều thể cách khác biệt vì đó là cách diễn đạt về lẽ đạo Ba Ngôi.

Người hồi giáo thường nghi ngờ về những gì có nhiều thể cách khác biệt. Thí dụ, họ nghi ngờ việc có nhiều tác giả khác nhau để viết nên Kinh Thánh trong một quãng thời gian hơn một ngàn năm. Họ bối rối với sự kiện cuộc đời và sự chết của Đấng Cơ Đốc được ghi chép trong bốn sách Phúc Âm. Nếu có bốn ký sự khác nhau thì tất cả đều là giả tạo hết. Kinh Cô-ran, được thấy là được hình thành chỉ qua một trước giả trong 23 năm, đáng tin cậy hơn rất nhiều. Hồi Giáo nhấn mạnh rằng chỉ có một Chân Thần (Allah) và quan hệ giữa Ngài với loài người là quan hệ Chủ-Tớ (Master-Servant) nên cốt lỏi của quan hệ này là sự phục tùng tuyệt đối. Kinh Thánh ghi lại Áp-ra-ham đặt vấn đề với Chúa về sự hủy diệt thành Sô-đôm nhưng chữ “hồi” (Islam) có nghĩa là “phục tùng” mà không thắc mắc. Nguyên lý phục tùng tuyệt đối này khiến người theo đạo Hồi không thể chấp nhận việc người theo đạo Hồi dám phê bình Hồi Giáo. Thế nên nhà văn gốc Hồi Giáo là Salman Rushdie – sau khi xuất bản tập thơ bị người Hồi Giáo cho là xúc phạm đến tiên tri Muhammed – đã phải sống lẩn trốn dưới sự bảo vệ của cảnh sát Anh để tránh bị ám sát. Đã có biết bao nhiêu người theo đạo Hồi dám phê bình Hồi Giáo đã bị bắn hay đâm chết. Khi nói về vấn đề tự do tư tưởng trong các nước Hồi Giáo, Hisham Kassem, thuộc tổ chức Nhân Quyền Ai-cập đã nói, “Thật không an toàn mà tư duy ở những nơi này.”

2. Không chấp nhận tự do tôn giáo trong xã hội.

Mặc dù Kinh Cô-ran dạy rằng “không có sự cưỡng bách tôn giáo,” các nước Hồi Giáo thường diễn dịch lời dạy này theo ý nói rằng “không có sự cạnh tranh tôn giáo” trong biên cương của họ. Các báo cáo về tự do tôn giáo trên thế giới luôn chỉ trích những nước như Iran, Iraq, Syria, Saudi Arabia, Sudan, Pakistan, Kuwait, Egypt vv. Ở những nước Hồi Giáo cực đoan, bất cứ tín đồ Hồi Giáo nào cải đạo thành cơ đốc nhân đều coi như là bỏ đi mạng sống, gia đình và tài sản. Trong một số nước gọi là Hồi Giáo “ôn hòa”, các hội thánh chỉ được phép sinh hoạt tôn giáo, phổ biến Kinh Thánh và báo chí hội thánh bên trong bốn bức tường nhà thờ.

3. Không dễ dàng chấp nhận tự do dân chủ.

Sự nhấn mạnh về tất cả chỉ là một và tất cả dựa trên sự phục tùng tuyệt đối cũng tác động trên kiến trúc chính trị và chính quyền. Việc có những hệ thống kiểm soát và quân bình để tránh sự lạm dụng quyền lực và làm cho quyền lực bị băng hoại – là điều hiếm có. Bởi đó mà những chế độ độc tài luôn trổi lên. Nguyên thủy, các nước Hồi Giáo không có hệ thống luật pháp phân biệt giữa luật tôn giáo và luật dân sự, giữa luật Hồi Giáo và luật quốc gia. Và đây là cách mà những người Hồi Giáo cực đoan muốn tái lập. Theo cách suy nghĩ này, những xã hội Hồi Giáo không được làm luật lệ để đáp ứng với hoàn cảnh lịch sử của mình. Tất cả phải phục tùng luật của tôn giáo Hồi Giáo.

Bởi vì Hồi Giáo, trong nhiều cách, huấn luyện người ta không phải là tự cai trị mình nhưng để cho người nắm quyền cai trị, nên nhiều nước Hồi Giáo luôn luôn bị cai trị bởi những kẻ độc tài. Những nhà cầm quyền đó rất giống với những nhà cầm quyền của những nước Cộng Sản. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Ai-cập, Sy-ri-a, I-rắc, Li-bi-a, và các nước khác trong thập niên 1960s ngoảnh mặt với nước Mỹ mặc dù chính nước Mỹ đã áp lực thành công bắt người Anh, người Pháp và người Do Thái phải rút ra khỏi Kinh Đào Su-ê năm 1956. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mà bọn khủng bố Hồi Giáo và bọn khủng bố tàn dư Cộng Sản rất là sát cánh với nhau.

4. Không dễ dàng chấp nhận những đặc tính nhân phẩm và nhân quyền của xã hội Tây Phương.

Mối quan hệ cha-con giữa Đức Chúa Trời và loài người được cứu chuộc trong Cơ Đốc Giáo (đối nghịch lại với mối quan hệ chủ-tớ trong Hồi Giáo) có gây nên sự căng thẳng giữa những cách diễn đạt khác nhau về thực hành mối quan hệ này. Người cha phải đối diện với những chọn lựa phản ứng trái nghịch nhau: Tôi sẽ ôm ấp đứa trẻ bị vết thương hay nói với nó rằng phải tỏ ra là người lớn? Điều này dẫn đến một sự căng thẳng nhưng có tính sáng tạo giữa những quan điểm “mềm” và “cứng” trong Cơ Đốc Giáo. Có sự căng thẳng giữa lý trí cứng rắn và trái tim mềm dịu, giữa sự thánh khiết và thương xót của Đức Chúa Trời. Nhưng chúng được giải quyết qua sự hy sinh của Đấng Christ.

Nhưng sự căng thẳng sáng tạo như vậy không hiện hữu trong Hồi Giáo, với mối quan hệ Chủ-Tớ. Hồi Giáo cũng không chia xẻ với Cơ Đốc Giáo về sự hy sinh thương khó vì thương xót. Chúa Giê-su gánh chịu sự thù nghịch của con người và biết trước rằng Ngài sẽ bị hành hạ bất công, bị mọi người kể cả CHA từ bỏ và sau cùng bị giết. Giáo chủ Muhammed thì dùng chiến thắng quân sự để đập tan mọi sự chống nghịch.

Với Cơ Đốc Giáo, hội thánh là cô dâu của Đấng Christ, Đấng đã phó Sự Sống của Ngài cho “nàng”, chồng phải yêu vợ và sẵn sàng chết cho vợ. Mối quan hệ vợ chồng trong Hồi Giáo phản ảnh thần học Hồi Giáo, mang ý nghĩa hôn nhân là một quan hệ Chủ Nhân – Người Phục Vụ. Đàn ông có thể đánh vợ, mặc dù các nhà biện chứng Hồi Giáo nói rằng một cái vỗ nhẹ vào cổ tay mới là đúng cách. Đàn ông có quyền có 4 vợ và giữ các con nếu họ ly dị. Các nhà biện chứng Hồi Giáo bảo vệ phong tục đa thê bằng cách chỉ vào sự ngoại tình và lối sống vợ chồng hờ của người Mỹ, nhưng rõ ràng có sự khác biệt rất xa giữa cách sống lạm dụng sự tự do của các nhân và sự xây dựng có chủ đích một hệ thống xã hội với những luật lệ coi khinh nhân phẩm và nhân quyền.

Những hiểu biết khác nhau dẫn đến những luật lệ khác nhau. Một trong những điều được biết đến nhiều nhất là như sau: Theo luật trong kinh Cô-ran và Ha-đích (những lời dạy của tiên tri Muhammad), bàn tay phải của kẻ trộm phải bị cắt từ cổ tay. Cho dù nó đã trả lại vật trộm và hứa sẽ không bao giờ ăn trộm nữa, tay của nó vẫn phải bị cắt đi. Đây là điều khác hẳn với Kinh Thánh, khi cho phép kẻ trộm đền trả vật nó đã lấy trộm và cầu xin được tha thứ

Những án phạt Hồi Giáo không chỉ có vẻ ác độc mà còn bất thường đối với một Đấng sáng tạo trong đức tin Hồi Giáo. Những bàn tay là một sản phẩm sáng tạo kỳ diệu của Ngài. Tại sao Ngài lại ban luật hủy diệt chúng vì tội ăn cắp tài sản, trong khi vẫn còn có những cách khác để thực thi công lý? Đức Chúa Trời của Kinh Thánh có cho phép hình phạt tối đa là mắt đền mắt, tay đền tay, nhưng không lấy tay đền cho một vật vô tri giác. Một người cụt mất một bàn tay không chỉ bị nhận ra đã từng là kẻ cắp mà còn không thể làm được nhiều công việc. Luật này không diển tả tốt về một Allah (Đức Chúa Trời) đầy lòng thương xót.

5. Không có cơ hội thứ hai nên dễ trở nên cuồng tín.

Cơ Đốc Giáo là một tôn giáo của cơ hội thứ hai. Với Hồi Giáo, chỉ có một cách giải quyết và người ta bị

chấm dứt. Chúa Giê-su nói với người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, bằng cách sau khi làm cho những kẻ muốn ném đá bà, “Hãy đi và đừng phạm tội nữa.” Trong khi đó một ghi chép lời hadith kể lại rằng có một người đàn bà có thai phạm tội ngoại tình được đem đến tiên tri Muhammad: Ông đã đối xử tử tế với bà cho đến khi bà sinh con, sau đó ông ra lệnh ném đá chết bà này. Hồi Giáo dạy rằng Allah yêu quý người công chính, nhưng Cơ Đốc Giáo dạy rằng “Khi chúng ta còn là tội nhân thì Đấng Christ đã chết thay cho chúng ta.”

Với một tôn giáo của ân sủng chúng ta không phải lo sợ bị bắt trúng vào giây phút chúng ta làm sai. Người đạo Hồi, phải cố gắng ngủ, ăn, uống và mặc theo đúng luật. Họ cố gắng lập đi lập lại những lời cầu nguyện mà họ phải thốt lên khi đi ngủ và thức dậy. Các học giả Hồi Giáo lập nên một danh sách hết sức dài về những điều phải làm và những điều không được phép làm. Điều này làm dấy lên câu hỏi phải xử lý những người vi phạm những luật ấy ra sao?

Nhiều tín hữu đạo Hồi cảm thấy an tâm, cho rằng “năm nền tảng của Hồi Giáo” (cầu nguyện mỗi ngày, hành hương Mecca, bố thí vv…) sẽ giải tỏa tất cả tội lỗi. Nhưng có nhiều người kinh hoàng khi họ phạm luật và biết rằng có quá nhiều điều luật. Trong số những người ấy, có một số người tìm cách tìm kiếm một “vé lên thiên đàng.” Họ dễ trở nên cuồng tín.

Những nhà điều tra về những ngày cuối cùng của biến cố “11 tháng 9” khám phá rằng trong số những tên khủng bố của biến cố này, có một số tên đã lợi dụng sự tự do của xã hội Mỹ để sống phạm rất nhiều điều luật trong kinh Cô-ran. Nhưng trong ngày chúng “hy sinh”, ghi chép trong sổ tay của hai tên khủng bố tự sát chép lại như sau: “hãy thanh tẩy tấm lòng và dọn sạch tất cả những việc trần gian. Thời gian để vui chơi và hoang phí đã qua rồi… phải vững tin rằng một vài giờ sắp đến đây thật là ngắn ngủi. Từ lúc đó trở đi mình sẽ sống một đời sống của thiên đàng hạnh phúc vĩnh cữu.” Có cái thông hành cho “mình sẽ vào thiên đàng,” bằng một ngọn lửa tiêu hủy vô số tội lỗi.

 

Lược Dịch: Ánh Dương.

Nguồn: CBN.com – World Magazine – http://www1.cbn.com/onlinediscipleship/brutality-and-dictatorship%3A-how-islam-affects-society

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan