Khiêm Nhường Nhận Ân Điển Chúa

Share

Cơ đốc nhân mà thật sự khiêm nhường sẽ tin cậy và vâng theo Lời Chúa hơn là tin những gì họ suy nghĩ, lý luận, cảm nhận hay ước ao. Kết quả là họ lệ thuộc hoàn toàn vào khả năng của Chúa hơn là khả năng riêng của họ. Họ cùng chung sứ mạng của Ngài. Lời Chúa cho biết, “Xem kìa, kẻ tự cao ! Nó không có sự sống thật. Nhưng người công chính sẽ sống bởi đức tin của mình” (Habacúc 2:4). 

Để tôi minh hoạ ý này. Khoảng một năm sau khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Aicập, Chúa truyền cho Môise, “Con hãy sai một số người đi trinh sát đất nước Ca-na-an mà Ta đang ban cho dân Y-sơ-ra-ên” (Dân 13:2). Như thông thường, mạng lệnh của Chúa rất rõ ràng – không “úp úp mở mở.”

Môise sai mười hai lãnh đạo, một người từ mỗi chi phái. Tuy nhiên, mười người kia rất “khiêm nhường” còn hai người còn lại rất “kiêu ngạo”. (Nếu bạn biết câu chuyện này, hãy đọc tiếp với tôi; tôi đang nói đùa để nhấn mạnh ở đây).

Sau 40 ngày ở xứ hứa, các thám tử trở về. Mười người “khiêm nhường” báo cáo trước rằng “Chúng tôi đã trinh thám xứ và quả là một xứ màu mỡ, đầy tràn sữa và mật. Hãy xem hoa quả chúng tôi mang về. Tuy nhiên, có những đạo quân hùng mạnh phải chống trả – kể cả những tên khổng lồ ! Chúng là những tay chiến sĩ tài ba với những vũ khí tối tân hơn của chúng ta; chúng ta chỉ là một đám nô lệ vừa mới được tự do. Chúng ta phải lo cho vợ con chúng ta ! Làm sao chúng ta lại nộp những người thân của chúng ta để bị xử tệ, tra tấn, hãm hiếp và thậm chí cái chết đang chờ họ bên kia sông ? Chúng ta phải là những người chồng và người cha tốt và có trách nhiệm, báo cáo tình hình thực tế như vậy. Không thể nào chiếm lấy xứ được.”

Dù dân chúng mong đợi gọi xứ đó là xứ của họ, nhưng an toàn vẫn là trước hết. Nên dân chúng ca ngợi và tán dương sự khôn ngoan và khiêm nhường của những thám tử này. Tôi chắc là phần lớn những người cha và người mẹ nghe lời báo cáo của họ rất biết ơn hành động của mười thám tử này. Dân Y-sơ-ra-ên tự an ủi khi nói với nhau, “Chúng ta rất vui là những thám tử này đi trước chúng ta. Thật là những nhà lãnh đạo vĩ đại – họ không quá đề cao cái tôi của họ khi đặt chúng ta ở chỗ nguy hiểm. Chúng ta sẽ ra sao nếu những lời này không có lý ?”.

Nhưng sau đó hai lãnh đạo “kiêu ngạo” là Calép và Giôsuê, can ngăn và kêu lên, “Khoan đã ! Chúng ta làm gì đây ? Chúng ta cần đi lên chiếm xứ bây giờ ! Chúng ta có thể làm được ! Chúa đã hứa với chúng ta. Chúng ta có Lời Ngài nói về việc này ! Chúng ta sẽ hạ bệ các dân này. Nào chúng ta hãy động viên nhau ngay lập tức !”.

Mọi người khựng lại bởi những lời họ vừa nghe. Họ nhìn nhau với vẻ không tin. Bạn tưởng tượng mười thám tử sẽ phản ứng như thế nào đối với lời khuyên “hấp tấp” và “thiếu khôn ngoan” của Giôsuê và Calép ? Tôi tưởng tượng rằng, sau khi họ bị sốc lúc đầu, tất cả đều phản ứng như vầy : “Mấy anh đang nói gì vậy ? Mấy anh có mất trí không ? Chúng tôi đều thấy giống nhau – chúng tôi thấy sức mạnh, vũ khí, và thành quách kiên cố của kẻ thù. Chúng là những chiến sĩ cao to, thiện xạ, còn chúng ta chỉ là những tay nô lệ. Chúng ta không thể địch cùng chúng. Mấy anh không nghĩ đến vợ con, an sinh phúc lợi của dân tộc. Mấy anh kiêu ngạo, điên rồ và phi thực tế ! Hãy câm mồm ngay, đồ sống ích kỷ !”.

Tôi tưởng tượng đám đông thở phào nhẹ nhõm. “Chà, cảm tạ Chúa cũng có những người khôn ngoan hơn xuất hiện. Chúng ta quá may mắn là phần lớn các thám tử đều khiêm nhường và khôn ngoan. Quý vị nghĩ là chúng ta sẽ ra sao nếu tất cả các thám tử này đều kiêu ngạo và ngạo mạn như Giôsuê và Calép ?”.

Nhưng, như Chúa luôn luôn làm, Chúa có câu trả lời cuối cùng. Ngài nổi giận phừng phừng nói với Môise, “Dân này khinh dể Ta cho đến bao giờ ? Chúng không chịu tin Ta cho đến bao giờ ? (Dân 14:11). Chúa không vui về lối suy nghĩ của đám đông. Điều mà họ nghĩ là khiêm nhường không phải là khiêm nhường gì cả. Thật ra, sự vô tín và kiêu ngạo. Họ dựa sự tính toán trên sự khôn ngoan, khả năng và sức mạnh riêng của họ.

Nhiều năm sau trong Cựu ước Chúa công bố, “CHÚA phán như vầy :

Khốn cho kẻ tin cậy loài người… Phước cho người tin cậy CHÚA, có CHÚA làm nguồn tin cậy mình” (Giê 17:5,7). Mười thám tử đã thấy nào là những tên khổng lồ to lớn và cái nhìn nhút nhát của họ dựa trên sức riêng của họ. Nhưng Calép và Giôsuê nhìn Chúa thật vĩ đại so với kẻ thù và sự tính toán của hai người dựa hoàn toàn trên ân điển Chúa. Hai người, Calép và Giôsuê cuối cùng được chúc phước; còn các thám tử khác cùng dân chúng mà không vâng lời đều bị rủa sả.

Cần sự khiêm nhường thật để có đức tin. Thám tử nào thật sự khiêm nhường và thám tử nào thật sự kiêu ngạo ? Dưới mắt Chúa, mười người kiêu ngạo và chỉ hai người khiêm nhường.

Cần sự khiêm nhường thật để có đức tin, vì khi bạn khiêm nhường bạn dựa vào và tin tưởng khả năng quyền năng của Chúa để giúp bạn vượt qua – không dựa vào khả năng riêng của bạn. Nếu mười thám tử khiêm nhường nhờ cậy lời hứa của Chúa, họ chắc đã đi vào và chiếm xứ. Họ đáng lý phục dưới Lời Chúa thay vì phục dưới sức riêng và lý trí con người , và vì vậy họ chắc đã đầu phục nhau – dưới cùng một sứ mạng.

Hỡi đọc giả, đó là đức tin không nao sờn. Nhưng tất cả đều bắt đầu với tin thần khiêm nhường trước mặt Chúa và với nhau.

Để mặc lấy sự khiêm nhường là mặc vào khí giới của Chúa thay vì vũ khí của chúng ta. 1Phierơ 5:5-6 truyền bảo, “Hãy mặc lấy sự khiêm nhường… Vậy hãy hạ mình dưới cánh tay quyền năng của Đức Chúa Trời.” Trong kinh Thánh, tay Chúa luôn nói về quyền năng, quyền năng, sức mạnh hay sức lực của Ngài; đó là khí giới của Ngài.

Điều này được diễn giải cách thực tế ra sao ? Chúng ta phải hạ mình dưới sức mạnh và quyền năng của Chúa. Chúng ta không cho phép ý kiến và kinh nghiệm của con người (của chúng ta hay của người khác) vượt lên trên Lời Đức Chúa Trời. Trái lại, chúng ta tin, bất kể lý trí hay lô-gích tự nhiên, và để cho Lời Ngài điều khiển hành động của chúng ta.

Nhưng bạn và tôi có lẽ chê dân Y-sơ-ra-ên quá yếu đức tin. Chúng ta cần xem mình trong gương. Chúng ta có thường làm tương tự như thế không ? Trước khi chúng ta gia nhập gia đình Chúa, chúng ta sống dưới sự cai trị độc ác của satan. Chúng ta có bản chất của nó và không hy vọng trốn thoát được. Nhưng Chúa “giải cứu chúng ta khỏi quyền lực tối tăm và đem chúng ta vào Nước của Con yêu dấu Ngài” (Cô 1:13). Nếu Ngài đã làm xong nhiệm vụ bất khả này thì Ngài há không xử lý được những tình huống kém phức tạp và khó khăn trong đời sống chúng ta sao ? Những tình huống như chữa lành bệnh tật và đau yếu, cung ứng bất kỳ nhu cầu nào, ban sự khôn ngoan và quyền năng để chúng ta trở nên khác biệt và vượt qua những hoàn cảnh bất năng. Chúng ta đừng lặp lại sự ngu dại của dân Y-sơ-ra-ên và “vội quên công việc của Ngài.” Nào bạn và tôi hãy cứ mặc lấy khí giới khiêm nhường như Giôsuê và Calép đã làm.

 

(Nguồn: vietchristian.com) 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan