Sống theo Chúa Giê-xu khi bạn không cảm thấy thích sẽ là một trong những thử nghiệm đầu tiên mà bạn sẽ bước qua khi bắt đầu theo Ngài, và những thử nghiệm này sẽ tiếp tục xảy đến.
Đời sống thuộc linh không bỏ qua cảm xúc. Đời sống thuộc linh dựa vào cảm xúc để xác định và xác quyết rằng Chúa đang hành động, nhưng phải bác bỏ việc cho cảm xúc là nguồn chính yếu phát sinh ý chỉ của Chúa cho đời sống của bạn. Nguồn chính yếu của ý chỉ Chúa cho bạn là, và luôn luôn là, sự vâng phục.
Chúa Giê-xu nói rất rõ khi Ngài nói nếu chúng ta yêu Ngài chúng ta sẽ vâng phục Ngài (Giăng 14:15–31).
Ma-thi-ơ 26:33–35 nói về Phi-e-rơ là người trở nên một gương mẫu vĩ đại trong sự kết hợp hài hòa cảm xúc và sự vâng phục của ông. Phi-e-rơ “đầu tư” vào sự sống theo Chúa Giê-xu và thi hành mục vụ với Ngài đến mức ông nói rằng:
“Dù tất cả đều vấp ngã vì cớ Thầy đi nữa, con sẽ không bao giờ vấp ngã!”
Đức Chúa Jêsus đáp rằng: “Thật, Ta bảo con: Chính đêm nay, trước khi gà gáy, con sẽ chối Ta ba lần.”
Phi-e-rơ thưa: “Cho dù phải chết với Thầy đi nữa, con sẽ chẳng chối Thầy đâu.” Tất cả các môn đồ đều nói như vậy.
Phi-e-rơ và tất cả các môn đệ theo Chúa Giê-xu với sự vâng phục ở mức tốt nhất của họ. Họ cũng tràn đầy lòng nóng cháy và hưng phấn vì con người Giê-xu và những gì họ sẽ làm cho Ngài. Chúng ta cũng có những thời khắc của chúng ta khi sống tho Đấng Christ với lòng nóng cháy và hưng phấn, những giây phút nói rằng “Con sẽ không bao giờ chối Ngài”; những khi chúng ta thờ phượng và kinh nghiệm Chúa hay những khi hét lớn tiếng với tất cả sức lực rằng chúng ta yêu Ngài; những khi chúng ta xẻ chia đức tin cách dạn dĩ không sợ hãi tại quán cà phê; những khi chúng ta cầu nguyện với một ai đó tại trường học hay nơi làm việc và chúng ta không sợ những người chung quanh nghĩ gì về mình vv.
Nhưng sau đó (sau cả khi Phi-e-rơ đã chối Chúa Giê-xu) chúng ta thấy những thời khắc mà Phi-e-rơ cảm xúc như chúng ta. Có những lúc ông cảm nhận về chính mình và cảm nhận về Chúa Giê-xu nghĩ về ông một cách sai lạc và không thật sự phản hồi con người thật của ông và của Chúa Giê-xu:
Sau khi ăn xong, Đức Chúa Giêsu nói với Si-môn Phi-e-rơ rằng: “Si-môn, con của Giăng, con yêu Ta hơn những người nầy chăng?”
Phi-e-rơ thưa: “Vâng, thưa Chúa, Chúa biết rằng con yêu Chúa.”
Đức Chúa Jêsus bảo: “Hãy chăm sóc những chiên con của Ta.”
Ngài lại hỏi ông lần thứ hai: “Si-môn, con của Giăng ơi, con yêu Ta chăng?”
Phi-e-rơ thưa: “Vâng, thưa Chúa, Chúa biết rằng con yêu Chúa.”
Đức Chúa Jêsus bảo: “Hãy chăn chiên Ta.”
Ngài lại hỏi ông lần thứ ba: “Si-môn, con của Giăng ơi, con yêu Ta chăng?”
Phi-e-rơ buồn vì Ngài hỏi mình đến ba lần: “Con yêu Ta chăng?” Ông thưa rằng: “Thưa Chúa, Chúa biết tất cả mọi sự; Chúa biết rằng con yêu Chúa.”
Đức Chúa Jêsus bảo: “Hãy chăm sóc chiên Ta.
(Giăng 21:15–17).
Phi-e-rơ cảm xúc là Chúa Giê-xu không yêu ông… nhưng Ngài thật yêu.
Phi-e-rơ cảm nghĩ là Ngài giận ông… nhưng Ngài không.
Phi-e-ơ cảm nhận là ông không xứng đáng… nhưng ông thật xứng đáng.
Phi-e-rơ tưởng là ông không được tha thứ… nhưng ông không phải là không được tha thứ.
Phi-e-rơ cảm thấy là ông không xứng đáng là một môn đệ (ông quay trở lại nghề cũ là đánh cá)… Nhưng ông thật xứng đáng như vậy – đến mức sau đó ông là người môn đệ hướng dẫn trên lầu cao trong sách Công Vụ, là nơi Đức Thánh Linh giáng lâm.
Phi-e-rơ không cảm nhận như “hòn đá,” nhưng ông nhận thức về lúc đó rằng cách chúng ta cảm nghĩ về mình và về Đức Chúa Trời không luôn luôn là thật. Những cảm xúc lệch lạc của Phi-e-rơ sau cùng được điều chỉnh theo Chúa. Từ lúc đó trở đi, Phi-e-rơ vâng phục Chúa để sống theo mạng lệnh của Đấng Christ khi Ngài phán, “Hãy chăn chiên ta.”
Sau cùng chúng ta có được một trong những điểm cao của mục vụ của Phi-e-rơ khi ông giảng trong Công Vụ 2 và hàng ngàn người tiếp nhận Đấng Christ. Ông nóng cháy cảm xúc được sự việc và vâng phục lời Chúa kêu gọi trên đời sống của ông mà Chúa Giê-xu đã phán với ông trong những ngày đầu ấy, “Trên đá này ta xây Hội thánh ta” (Ma-thi-ơ 16:18).
Vâng phục và cảm xúc không luôn luôn đứng chung với nhau. Khi chúng ta không cảm xúc điều đó nhưng làm điều đó, nó giống như là cảm xúc của ta là do sự lôi kéo. Có lẽ tôi phải nói theo cách thế này:
Cảm xúc của chúng ta phải bắt kịp với sự vâng phục của chúng ta.
Có lẽ đó là vấn đề với Phi-e-rơ. Ông đã ở với Chúa Giê-xu. Ông theo Ngài từ lúc bỏ thuyền lại trên bờ biển, nói chuyện và ăn uống chung… nhưng những lúc đó ông có cảm xúc rung động không? Không. Ông làm điều Chúa Giê-xu kêu, nhưng cảm xúc của ông không bắt kịp với sự vâng phục của ông.
Đôi khi Chúa Giê-xu kêu gọi chúng ta đến gần Ngài hơn để cầu nguyện, yêu thương, cầu nguyện, ban cho, và chúng ta chỉ cần vâng phục vì sau đó cảm xúc của chúng ta sẽ bắt kịp với sự vâng phục và chúng ta sẽ biết ra. Không chỉ là chúng ta làm công việc của Chúa Giê-xu nhưng chúng ta sẽ cảm động như Ngài vậy. Chúa Giê-xu nói thật tuyệt vời ở đây:
“Chiên Ta nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta ban cho chúng sự sống đời đời, chúng chẳng hư mất bao giờ, và chẳng ai cướp được chúng khỏi tay Ta.” (Giăng 10:27–28).
LÀM SAO GIỮ CHO CẢM XÚC KHÔNG NẮM BẮT ĐƯỢC NHỮNG GÌ TỐT NHẤT CỦA BẠN:
1. Nhắc Chính Mình Rằng Một Mất Mát Cảm Xúc Không Có Nghĩa Là Một Mất Mát Đức Tin.
Tôi không kêu cha tôi mỗi ngày. Nếu tôi không có cảm xúc yêu cha mỗi ngày, điều đó không có nghĩa là cha không yêu tôi mỗi ngày. Tôi gặp cha mỗi năm có vài lần, nhưng tình cha con chúng tôi không thay đổi và cảm xúc của tôi về cha không thay đổi. Đức Chúa Trời là Cha của tôi và tôi là con của Ngài.
Không có điều gì có thể thay đổi lẽ thật này. Chúa không phải là một người cha bỏ rơi và để con thành mồ côi. Hoàn toàn ngược lại. Ngài nhận tôi vào gia đình của Ngài và không điều gi có thể phân rẻ bạn khỏi tình yêu thương của Ngài (Rô-ma :15, 31–39).
Cho nên nếu bạn cảm xúc là Chúa không yêu bạn, hãy tin cậy vào mối quan hệ gắn chặt của tình yêu của Cha đến nổi Ngài không thể rời bạn. Và ngay cả chính bạn cũng không thể tách mình ra khỏi Ngài. Ngài là Cha của bạn và Ngài yêu thương bạn vô điều kiện.
2. Hãy Đặt Mọi Sự Trong Ngài Vì Tất Cả Của Ngài Là Ở Trong Bạn.
Chúng ta có thể không luôn luôn tin vào chính mình, nhưng Chúa luôn luôn tin vào bạn. Ngài hoàn tất mọi sự mà Ngài khởi đầu. Công việc tốt lành Ngài bắt đầu trong bạn cũng là công việc trung tín Ngài hoàn tất trong bạn (Phi-líp 1:6).
Ngài không giống như tôi khi tôi đang cố gắng một trò chơi ráp hình một dinh thự nguy nga. Sau một thời gian ráp – được những phần viền ngoài – tôi bỏ cuộc. Tôi không phải là loại người để game chơi ráp hình trên bàn đến 6 tuần lễ, ham thích gắn đi gắn lại trên 10.000 miếng rồi nói với chính mình, Thật là thư giản khi nhìn vào một chồng hỗn độn những mảnh hình nhỏ. Tôi có tiếng là bỏ cuộc. Đức Chúa Trời không phải như vậy. Ngài đặt tất cả của Ngài vào (chúng ta) và hoàn tất những gì Ngài đã khởi đầu.
3. Hãy Biết Rằng Chúa Nghĩ Về Tôi Khác Với Tôi Nghĩ Về Chính Mình.
Chỉ vì bạn không cảm thấy bạn có giá trị không có nghĩa là Chúa không nghĩ bạn có giá trị. Chỉ vì không nghĩ rằng bạn xứng đáng cho cuộc chiến đấu không có nghĩa là Chúa không nghĩ rằng bạn xứng đáng. Sự cảm nhận và cảm xúc về chính bạn sẽ luôn khác với những gì Chúa cảm nghĩ về bạn.
4. Đáp Ứng Với Lời Chúa Hứa Hơn Là Phản Ứng Theo Cảm Xúc Của Bạn.
Chúa làm những lời hứa này cho bạn khi bạn không cảm thấy thích thờ phượng, cầu nguyện hay tìm kiếm Ngài:
Khi bạn tìm kiếm Ngài với cả tấm lòng bạn sẽ gặp Ngài (Giê-rê-mi 29.13)
Khi bạn dốc lòng nhận biết Ngài, Ngài sẽ đến với bạn như trận mưa xuân (Ô-sê 6:3).
Khi bạn đến với Chúa Giê-xu, lòng đói khát của bạn sẽ được thỏa mãn (Giăng 6:35).
5. Nhắc Chính Mình Rằng Khi Chúng Ta Bất Tín Thì Chúa Lại Thành Tín.
Dù tôi không yêu Chúa như tôi phải như vậy trong mỗi ngày, Chúa vẫn yêu tôi.
2 Ti-mô-thê 2:13 chép, “Nếu chúng ta thất tín, Thì Ngài vẫn thành tín; Vì Ngài không thể tự chối bỏ mình được.” Trong sự bất định của chúng ta cho dù có gì xảy ra đi nữa, Ngài chắc chắn ở cùng chúng ta.
6. Hãy Làm Điều Bạn Vẫn Thường Làm.
Khi nào là lần cuối cùng bạn đang “cháy lên cho Chúa?” Những gì là những điều bạn làm trong những lúc đó (mà) đã khiến bạn nóng cháy tiếp tục? Có phải là đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, chuyện trò với các bạn Cơ đốc nhân, khích lệ đức tin cho nhau? Hãy khởi động làm những điều đó và theo dõi những thay đổi cảm xúc của bạn.
7. Bước Đi Bằng Đức Tin Chứ Không Phải Bằng Mắt Thấy.
Chúng ta bước đi bằng mắt thấy. Chúng ta bước đi bằng nghe được. Chúng ta bước đi bằng cảm xúc. Nhưng điều tốt nhất từ Chúa cho chúng ta là luôn cố gắng bước đi bằng đức tin (2 Cô-rinh-tô 5:7). Vâng phục là sự bày tỏ thấy được của đức tin. Vậy hãy theo Chúa bằng sự vâng phục để thấy Ngài hơn mức bạn từng nghĩ là đã thấy Ngài.
8. Đừng Sống Thụ Động.
Bí quyết ở đây là từ chối chuyện để cho bị thụ động và hãy quyết định có ý thức về làm điều cần làm. Thụ động có nghĩa là bạn chờ một lực từ bên ngoài đến chuyển động bạn hay làm cho bạn cảm thấy thích làm điều gì đó. Hãy dùng ý chí của bạn để chọn điều hợp lẽ. Và cầu xin ân điển của Chúa cho bạn khả năng làm được điều đó.
Nguyễn Bình
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)