Nhóm Nhỏ Truyền Giáo

Share

Nếu quý vị muốn hội thánh phát triển quân bình giữa mục đích Chúa kêu gọi và sự tăng trưởng, các nhóm nhỏ phải là những mũi tiên phong.

Có thể nói như thế này: Quý vị chỉ khỏe mạnh khi nào những tế bào trong cơ thể của quý vị khỏe mạnh. Đó là lẽ thật cơ bản của sức khỏe con người. Nếu các tế bào của quý vị bệnh hoạn, thân thể của quý vị sẽ bệnh hoạn theo.

Cũng là lẽ thật như vậy đối với hội thánh. Hội thánh của quý vị chỉ khỏe mạnh khi các tế bào của hội thánh khỏe mạnh.

Và các nhóm nhỏ của quý vị là những tế bào đó. Chúng giúp xây dựng mục đích của Chúa vào mỗi tấm lòng, mỗi nhóm và mỗi mục vụ.

Trong Công Vụ 2, chúng ta có thể đọc biết về những nhóm nhỏ đầu tiên trong hội thánh đầu tiên. Kinh Thánh cho biết:

• Họ tăng trưởng về thuộc linh (v. 42).
• Họ phục vụ lẫn nhau (v. 45).
• Họ thông công (v. 46).
• Họ thờ phượng (v. 47).
• Họ truyền đạo cho những người đang bị lạc mất thuộc linh (v. 47).

Ngày nay có nhiều nhóm nhỏ ở trong những tình trạng không tốt cho lắm vì chỉ tập chú vào hai trong những mục đích kể trên. Thường chú trọng về thông công và môn đệ hóa (hay cả hai). Có lẽ là họ sẽ thêm vài bài hát thờ phượng vào đầu giờ nhóm. Có thể họ dự phần với sinh hoạt của một nhóm. Nhưng thường thì chứng đạo và thi hành sứ mạng là hai điều bị bỏ ra phía sau. Điều này có nghĩa là có nhiều nhóm nhỏ không quân bình và nó tạo ảnh hưởng trì trệ. Nhưng những nhóm nhỏ — “tế bào” của hội thánh – có những tiềm năng lớn có thể giúp hội thánh của quý vị làm trọn Đại Mạng Lệnh.

Trong cuốn sách “Kế Hoạch Hóa Các Nhóm Nhỏ Với Mục Đích.” Steve, Gladen, một Mục sư chăm sóc chương trình các nhóm nhỏ của Hội thánh Saddleback trong nhiều năm, viết như sau: “Thế giới có thể là cánh đồng sứ mạng cho nhóm nhỏ của quý vị – từ cửa nhà của quý vị cho đến nơi xa xôi nhất. Quý vị có thể giúp hội thánh mình phục vụ xác định các cơ hội truyền giảng theo tầm cá nhân, địa phương và toàn cầu, và sau đó trang bị các nhóm nhỏ đó để đáp ứng những nhu cầu truyền giảng.”

Không phải là một sự tình cờ mà Chúa Giê-su bắt đầu mục vụ của Ngài bằng cách lập nên một nhóm nhỏ. Nếu có ai có thể tự hoàn thành sứ mạng của mình thì đó phải là Chúa Giê-su. Nhưng thay vì vậy, Chúa Giê-su tập họp một nhóm 12 người để phục vụ với Ngài. 

Vậy nên rất quan trọng cho chúng ta dùng các nhóm nhỏ để làm trọng Đại Mạng Lệnh.

• Chúng Ta Là Một Gia Đình. Kinh Thánh nói trong 1 Cô-rinh-tô 3:9, “chúng tôi là những người cùng làm việc cho Chúa.” Đức Chúa Trời muốn đại gia đình của Ngài làm việc chung với nhau trong sứ mạng mà Ngài đã ban cho chúng ta. Chúa muốn các mối quan hệ của chúng ta cũng tăng trưởng như là chúng ta phục vụ vậy. 

• Chúng ta cần nhau. Không một ai trong chúng ta có đủ mọi ân tứ và tài năng cần có để đến với các cộng đồng và thế giới của chúng ta. Chúa sáng tạo ra chúng ta như vậy để cho chúng ta cần có lẫn nhau. Kinh Thánh nói rằng chúng ta là một phần của thân thể của Đấng Christ. Chúng ta là cái chân. Hay chúng ta là bàn tay. Hay là đầu. Chúng ta không thể tự mình làm trọn sứ mạng Chúa trao phó.

• Chúng ta còn có nhiều điều phải được hoàn tất. Kinh Thánh dạy chúng ta, “Hai người hơn một, Vì họ sẽ được công giá tốt về công lao của mình(Truyền Đạo 4:9). Làm việc đồng đội làm nhân bội sự hữu hiệu. Chúa muốn chúng ta dùng người trong những cách mà họ không bao mơ tưởng được. Nhưng họ không đứng trên chính họ. Không ai có thể như vậy. Chúa muốn dùng chúng ta như là một phần của một đội ngũ để làm trọn đại mạng lệnh. 

Các nhóm nhỏ của quý vị có thể làm được điều này. Họ có thể làm việc chung để chia sẻ về Chúa với các thân hữu ở địa phương và trên toàn thế giới. Sau đây là vài bước dễ dàng để kích hoạt mọi người khởi đầu.

1. Kêu gọi các nhóm nhỏ có người đặc trách sứ mạng. 

Quý vị không thể xây dựng những nhóm nhỏ quân bình mà không có những người đặc trách sứ mạng. Quý vị cần như nhau về mỗi một trong năm mục đích (thờ phượng, thông công, môn đệ hóa, mục vụ và sứ mạng làm chứng/truyền giảng). 

Quý vị cần người có lòng nóng cháy về sự thi hành đại mạng lệnh trong mỗi nhóm để cưu mang mục vụ truyền giáo và sứ mạng. Nếu phổ biến sứ mạng là trách nhiệm của mỗi người, nó cũng không là trách nhiệm của chỉ riêng một số người.

Người đặc trách sứ mạng sẽ giúp nhóm nhỏ được cảnh báo về những cơ hội mới để phục vụ. Người này sẽ điều hợp những cơ hội cho sứ mạng và đảm bảo rằng đó là một kinh nghiệm tốt đẹp cho tất cả những ai dự phần vào. Người đó cũng nhắc nhóm nhớ cầu nguyện cho các nhu cầu sứ mạng trên thế giới. Những người đặc trách sứ mạng sẽ đảm bảo rằng sứ mạng luôn là một phần của những gì mà cả nhóm kinh nghiệm. 

2. Khích lệ các nhóm cầu nguyện cho những người chưa biết đến Chúa Giê-su.

Người ta có thể bác bỏ lập luận của quý vị. Họ có thể từ chối lắng nghe sự hợp lý của quý vị. Nhưng họ bất lực trước những lời cầu nguyện của quý vị. Nó sẽ đi thẳng vào lòng của họ. Những người trong các nhóm nhỏ của quý vị biết ai là người không có mối quan hệ với Chúa Giê-su. Cần chắc chắn rằng họ có thói quen đem những người này đến với CHA.

Đồng thời, hãy kêu gọi các nhóm nhỏ cầu nguyện như Cô-lô-se 4:3: “Cũng hãy cầu nguyện cho chúng tôi, xin Đức Chúa Trời mở cửa cho chúng tôi rao giảng lời Ngài, công bố sự mầu nhiệm của Đấng Christ.” Khi họ cầu nguyện, những cơ hội sẽ đến. Cầu nguyện khiến chúng ta cảm biết. Họ sẽ bắt đầu thấy những cơ hội ở khắp mọi nơi.

3. Xây dựng những mối quan hệ với những người chưa tin. 

Steve Gladen ghi chú trong sách của ông là tất cả các lớp học và bài giảng đều tập chú vào “phần làm một thỏa thuận” và lời cam kết của những người đến tin nhận Đấng Christ. Ông viết, “Thế nên để kích hoạt các nhóm nhỏ hướng đến sự ra đi chia sẻ, chúng ta sẽ chủ yếu tập chú vào việc kết hợp các nhóm vào việc trồng và tưới – yêu thương những người chưa tin trong suốt những tuần lễ và năm tháng thường đòi hỏi phải xây dựng lòng tin cậy và vượt qua những hiểu lầm về Cơ Đốc Giáo.”

Đây là điều rất quan trọng cho những người trong nhóm nhỏ của quý vị, khi họ tìm cách để các thân hữu chưa tin Chúa tiếp cận với tin lành, là hãy tạo sự thu hút đến những điều quan tâm chung. Chúng ta khích lệ những nhóm nhỏ ở Saddleback hãy làm một danh sách những điều mà họ cùng quan tâm hay nhận biết là ích lợi. Sau đó họ có thể mời các thân hữu tham dự với những sinh hoạt này. Có thể là buổi xem đấu bóng, xem phim, làm vườn. Hãy mời các thân hữu và gia đình của họ tham dự vào những chương trình giải trí mà cả nhóm ưa thích. Những mối quan hệ này sẽ cung cấp những cơ hội cho nhóm trồng và tưới tin lành vào các thân hữu.

4. Cùng Phục Vụ.

Chúng tôi cũng khích lệ các nhóm nhỏ thường xuyên tham gia các sứ mạng địa phương. Hội thánh của chúng tôi chủ ý cung cấp những cơ hội sứ mạng có thể được thực hiện bởi một nhóm nhỏ.

Nhưng quý vị không phải ngừng lại với những dự phần địa phương. Mỗi một nhóm nhỏ có thể làm kế hoạch tạo một chuyến đi sứ mạng ngắn. Cũng giống như mỗi người cần có một tâm trí toàn cầu, mỗi nhóm nhỏ cũng vậy.

Nhóm nhỏ của quý vị là cách tốt nhất để đem toàn thể hội chúng dự phần với sứ mạng của Chúa trên thế giới.

Buổi thờ phượng là “cái miệng” của hội thánh. Nó là nơi quý vị giảng tin lành. Nó là nơi quý vị hiệp lại thờ phượng như là một thân thể của những người tin.

Nhưng nhịp đập của hội thánh nơi quý vị được tìm ra ở những nhóm nhỏ. Chính trong những tế bào của hội thánh mà quý vị định đoạt được sức khỏe của nó. Nếu các nhóm nhỏ của quý vị không làm quân bình năm mục đích (gồm có truyền giảng/truyền giáo), hội thánh nơi quý vị sẽ không quân bình những mục đích này. Hội thánh của quý vị không lành mạnh.

Nhưng ngược lại, những hội thánh lành mạnh có những nhóm nhỏ tiếp cận với những thân hữu chưa tin Chúa và đem sứ điệp của Chúa Giê-su đến khắp nơi trên thế giới.

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan