Làm Sao Theo Chúa Khi Lòng Không Cảm Xúc – Phần 1

Share

 

Thật là nguy hiểm khi để cho cảm xúc của bạn điều khiển đức tin của bạn. 

Hãy thành thật, có nhiều lúc rất là dễ dàng theo Chúa Giê-xu, và rồi có nhiều lúc thật khó làm được như vậy.

Thí dụ, khi tôi đang thờ phượng và bài hát thật mạnh mẽ động chạm vào lòng tôi, lúc ấy thật dễ theo Chúa lắm.

Khi tôi đang ngồi trên bãi biễn ngắm mặt trời lên, lắng nghe tiếng sóng vỗ và nhìn vào biển xanh để suy niệm sự bình an và vẻ đẹp của Đức Chúa Trời, thật rất dễ…

Khi tôi đang ngồi dưới mái hiên với tách cà phê, đọc Kinh Thánh và nghe bài hát Hillsong mới ra… ôi thật dễ theo Chúa làm sao!

Nhưng …

Khi có ai chạy xe ẩu lạng thật nhanh vào tôi…

Khi ai đó đang nói xấu tôi và tôi phải tha thứ họ…

Khi một người đứng trước mặt tôi với những lời mà tôi biết là dối trá sâu kín…

Hay là khi mà đời sống của tôi nói rằng “Tôi không cảm động…”

Khi tôi đang đọc Kinh Thánh và đáng lẽ lúc đó phải là Lời ban sự sống của Chúa nhưng thay vì vậy lại chỉ là những dòng chữ trên một trang giấy trước mặt…

Khi tôi cầu nguyện với Chúa là Đấng Sáng Tạo và là Cha Thánh nhưng sao cứ như là tôi nói chuyện với chính mình…

Khi tôi thờ phượng trong hội thánh mà trong lúc mọi người quanh tôi tận hưởng Chúa thì tôi chỉ như là làm động tác hát và tự hỏi trong lòng không biết mọi chuyện có là thật không? …

Có những lúc thật là khó mà hòa lòng theo Chúa và đây là một lý do đơn giản: Tôi không cảm xúc được. Tôi không cảm thấy là tôi yêu Chúa. Tôi không cảm nhận là tôi thích thờ phượng. Tôi không thấy thích đọc Kinh Thánh. Tôi không có cảm giác muốn đi nhà thờ. Tôi không cảm động để cầu nguyện. Chỉ đơn giản là CÁI TÔI không cảm muốn điều đó.

Và đây là phần khó nuốt:

Cảm xúc đến như là thật. Cảm xúc thường cho là nó rất thật. Cảm xúc có sức tác động rất mạnh làm cho tôi “cảm xúc.” Chúng rất sống động. Chúng rất thực. Chúng dường như là làm nên giá trị về tôi là ai và tôi đang làm gì, khiến tôi dễ dàng phó thác cho chúng. 

Nhưng chúng cũng dẫn đường sai lạc.

Có những ngày hay thời kỳ mà bạn cảm thấy yêu thương người phối ngẫu của mình và có những ngày mà bạn không cảm thấy như vậy, bởi vì đó là những gì xảy ra trong cuộc sống. Bạn phải lau dọn nhà, phải đi làm, thay màng, trả các hóa đơn, dậy sớm và chạy cho đến nơi vẫn bị trễ, bạn trở nên nóng nảy, bạn không thấy nhau trong mấy ngày qua… và những điều đó thành những sự mệt mỏi cho bạn.

Thử hỏi rằng tôi có yêu vợ như là vào ngày đám cưới, khi chúng tôi đang cãi nhau, câu trả lời là “không cảm xúc được như thế.” Nhưng hỏi tôi nếu nàng là tình yêu của đời tôi, tôi sẽ nói ngay “thật vậy” trước khi bạn nói xong câu hỏi.

Tình yêu hôn nhân là một quyết định thuộc linh khởi đầu vào ngày cưới. Tôi chọn Heidi vào lúc tôi “cảm yêu” cũng như trong những lúc tôi không “cảm yêu.” Tôi luôn chọn “yêu” và sẽ luôn luôn như vậy. Tôi không để cho cảm xúc của tôi về nàng quyết định cuộc hôn nhân của chúng tôi. Tôi để cho giao ước mà tôi đã cam kết 19 năm trước đây nhắc tôi rằng nàng là “người đó” và là tất cả những gì mà tôi cần. Tôi không thể rời ra khỏi tình yêu với nàng bởi vì tôi không bao giờ vấp ngã vào đó. Tôi chọn nàng như là nàng đã chọn tôi. Cảm xúc của tôi không làm mất đi giá trị của cuôc hôn nhân của chúng tôi khi có sự khó khăn xảy ra, nhưng cảm xúc của tôi xác định cuộc hôn nhân của tôi khi chúng tôi gần gũi nhau.

Điều tôi nói ở đây là tôi không luôn luôn “cảm xúc” rằng tôi yêu vợ tôi, nhưng tôi đã quyết định cam kết chính mình với nàng ngay cả khi những cảm xúc của tôi không đến bằng mức của cam kết. Cảm xúc của tôi có thể nói là tôi không yêu nàng vì tôi không “cảm xúc được” tình yêu đó trong một số lúc nào đó, nhưng sự thực hữu của cuộc hôn nhân của chúng tôi là cho đời sống và tôi yêu Heidi hơn mọi điều khác trên thế giới này.

Có những ngày mà tôi không “cảm xúc” là yêu Chúa. Nhưng tôi đang ở trong một quan hệ yêu thương với Ngài mà nó không dựa trên cảm xúc trong ngày, nhưng dựa trên đức tin mà Chúa đã ban cho tôi 24 năm trước đây để yêu Ngài và sống cho Ngài. Thế nên tôi tin cậy vào giao ước của tôi hơn là sự xúc động hay cảm xúc của mình.

Có phải như vậy có nghĩa là tôi không cần cảm nhận ra cảm xúc hay không cần cảm xúc?

Không phải như vậy.

Đức Chúa Trời có sự xúc động và Ngài có những cảm xúc.

Nếu chúng ta được dựng nên theo hình ảnh của Chúa, chúng ta phải có sự xúc động và những cảm xúc. Đây là những cảm xúc của Chúa về những việc thuộc linh: 

  • Chúa nổi giận (Thi thiên 7.11, Rô-ma 1.18)
  • Chúa cười lớn tiếng (Thi thiên 2.4; 37.13)
  • Chúa động lòng thương xót (Thi thiên 135.14)
  • Chúa buồn rầu (Sáng Thế Ký 6.6; Thi thiên 78:40)
  • Chúa cảm xúc yêu (1 Giăng 4.8; Giăng 3.16)
  • Chúa cảm xúc ghét (Thi thiên 5.5; 11.5)
  • Chúa vui mừng (Sô-phô-ni 3.17; Ê-sai 62.5)

Và điểm lớn hơn hết ở đây: Chúa đến thế gian để chịu mọi sự cám dỗ, mọi cảm xúc và xúc động mà chúng ta có thể kinh nghiệm, nhưng điều khác biệt với chúng ta là Ngài không phạm tội dù Ngài cảm xúc mọi điều chúng ta cảm xúc (Hê-bơ-rơ 4.15). Đó là điều giúp chúng ta biết Ngài thật đáng tin cậy và Ngài hiểu rõ mọi xúc động và cảm xúc của chúng ta. Ngài biết những cảm nhận gì mà chúng ta trải nghiệm vì Ngài có bản tính cảm xúc. Ngài dựng nên chúng ta có cảm xúc và ngài biết chúng ta đang có những cảm xúc gì trong lúc này. 

Chúng ta có thể sống từ đức tin đến đức tin (Rô-ma 1.17), sức lực tới sức lực (Thi thiên 84.7), ân sủng đến ân sủng (Giăng 1.16) nhưng không thể sống từ cảm xúc đến cảm xúc.

Nếu bạn sống từ cảm xúc đến cảm xúc bạn đang ở trong sự nguy hiểm của “sống theo cảm xúc.” Sống theo cảm xúc là lối sống ngược lại với đời sống thuộc linh trong Chúa Giê-xu hay “sống theo Thánh Linh.” Thế thì làm sao biết rằng mình đang sống lối sống theo cảm xúc?

SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ DẤU HIỆU CỦA LỐI SỐNG THEO CẢM XÚC:

Dấu hiệu #1: Tôi không cảm nhận ra Chúa, thế thì hoặc là Chúa không ở với tôi hoặc là Chúa chẳng quan tâm gì đến tôi.

Lối sống theo cảm xúc nói là nếu bạn không cảm nhận được Chúa thì hoặc là Chúa giận dữ với bạn hoặc là Ngài không muốn bạn. Lối sống thuộc linh hiểu rằng không có điều gì có thể phân rẻ bạn khỏi tình yêu thương của Đấng Christ (Rô-ma 8).

Dấu hiệu #2: Tôi cảm xúc đây, nên tôi sẽ nhảy dựng lên và làm ngay điều đó.

Sống theo cảm xúc dẫn bạn vào hướng đi sai vì có phải điều bạn đang cảm xúc là thật không? … bạn đang đi theo hướng đi sai? Lối sống thuộc linh dựa vào sự khôn ngoan và lời hướng dẫn của Chúa để quyết định không bộp chộp, vội vã nhưng khôn ngoan và có sự hướng dẫn đứng đắn.

Dấu hiệu #3: Tôi cảm thấy điều đó là đúng, vậy thì đó là sự thật.

Lối sống theo cảm xúc không nói lên sự thật. Nó muốn bạn nói lên trước hết là cảm xúc của bạn và sau đó xoay lấy lẽ thật làm điều hỗ trợ cho điều bạn cảm xúc. Lối sống thuộc linh dựa trên Kinh Thánh để xác nhận lẽ thật của sự việc hay hoàn cảnh. 

Dấu hiệu #4: Tôi cảm nhận mạnh mẽ lắm, vậy thì nó phải là thực hữu.

Sống theo cảm xúc dẫn bạn tin rằng chứng cứ giá trị duy nhất của đức tin của bạn là nước mắt, sự vui mừng vv của bạn. Lối sống thuộc linh hiểu rằng điều bạn cảm xúc ngay lúc này không luôn luôn là sự thực.

Dấu hiệu #5: Tôi cảm thấy rằng tôi là người duy nhất hiểu được điều tôi đang trãi nghiệm vì không ai có thể cảm nhận được như tôi.

Lối sống cảm xúc làm bạn nghĩ rằng cảm xúc của bạn là tuyệt đối và không ai khác trong cộng đồng của bạn ngoài bạn có thể hiểu được nó. Lối sống thuộc linh dựa vào cộng đồng của bạn để hỗ trợ và cầu nguyện giúp cho bạn điều chỉnh quyết định hay thời mùa của bạn.

Dấu hiệu #6: Tôi không cảm động muốn cầu nguyện hay đọc Kinh Thánh, vậy là Chúa không là thật. 

Lối sống cảm xúc làm cho đời sống thuộc linh của bạn dựa vào việc phải có một cảm xúc để hỗ trợ cho mỗi một ước muốn thuộc linh tốt. Lối sống thuộc linh là một sự hiểu biết rằng đức tin sẽ duy trì bạn cho đến lần kế tiếp là khi bạn có thể làm được như vậy. 

KẾT:

Lối sống thuộc linh không tránh né cảm xúc. Lối sống thuộc linh dựa vào cảm xúc để xác nhận điều Chúa đang làm, nhưng từ chối không để cho cảm xúc trở thành nguồn chính yếu của ý chỉ Chúa cho đời sống của bạn. Nguồn chính yếu của ý chỉ Chúa cho đời sống của bạn chính là và luôn luôn là sự vâng phục.

Chúa Giê-xu nói rất rõ là khi chúng ta yêu Ngài thì chúng ta sẽ vâng phục Ngài (Giăng 14.15-31).

 

Nguyễn Bình

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

 

 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan