Nếu bạn là người đã có gia đình và con cái, có lẽ bạn quá quen với việc hạn chế lại.
Người độc thân, có những khó khăn riêng, thường không cho thấy những giới hạn của thân thể. Tất nhiên chúng ta vẫn biết mệt, nhưng hầu như chúng ta có thể làm những gì cần thiết (và những gì chúng ta muốn) mà vẫn duy trì được cách nghỉ ngơi và nạp thêm năng lượng. Người có gia đình, cũng có khó khăn riêng, thường mất cảm giác được tự do. Cụ thể là khi con cái chiếm mất những lúc rảnh rỗi của họ. Khi chúng còn nhỏ, tả lót, thức ăn nhẹ, nổi cáu, và rất nhiều câu hỏi ngộ nghĩnh về mọi thứ. Khi chúng lớn lên, thì sợ đi học, những chuyện vui buồn đến thót tim về tình bạn, lịch tập thể thao và nhiều hoạt động khác nữa, cũng có nhiều câu hỏi khó về tương lai kèm theo. Duy trì một gia đình lành mạnh đòi hỏi ở cha mẹ phải nỗ lực rất nhiều.
“Hội thánh không phải là kẻ thù của gia đình Cơ Đốc, mà chính những điều xung quanh và tương lai tươi sáng mới đúng”.
Khi tôi bước vào hôn nhân và làm cha mẹ, dù tôi có thấy người khác làm điều tương tự, nhưng tôi vừa cảm thông vừa thấy buồn vì tình trạng chung diễn ra trong các gia đình là: không có Hội thánh. Khi chúng ta yêu đương, có con cái, mua nhà cửa, đi làm, kết bạn, có sở thích riêng, chúng ta quên rồi hay phớt lờ vị trí quan trọng và quý báu của mình ở trong dân sự của Đức Chúa Trời chăng? Bây giờ, chúng tôi đã kết hôn được sáu năm và làm cha của năm đứa con, tôi thấy có nhiều cách Sa-tan dùng Hội thánh để nghịch lại cuộc sống gia đình và cuộc sống gia đình nghịch lại với Hội thánh.
Tuy nhiên, Hội thánh không phải là kẻ thù của gia đình Cơ Đốc, mà chính những điều xung quanh và tương lai tươi sáng mới đúng. Các gia đình lành mạnh biết rằng họ rất cần Hội thánh, họ xây dựng cuộc sống gia đình xung quanh Hội thánh, để phục vụ, nuôi dưỡng, và yêu mến Hội thánh. Họ không chỉ hy vọng Hội thánh sẽ có nhiều gia đình thân thiện, mà còn mong rằng mình sẽ là gia đình thân thiện ở trong Hội thánh nữa.
Tinh thần với nhau trong Hội thánh không còn
Chúng ta phải đi đâu để tìm thấy khải tượng về cuộc sống gia đình ở trong Hội thánh đây? Tôi thích những hình ảnh mà chúng ta thấy từ các Hội thánh đầu tiên trong Tân Ước. Công-vụ 2:42-47 là khung cửa sổ rất nhỏ để chúng ta vẽ lên bức tranh về Hội thánh giống như vườn sự sống, chứ không phải trồng sự sống nữa như chúng ta thường làm vào mỗi Chúa Nhật:
Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện. Mọi người đều kính sợ, vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người. Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.
Hội thánh đầu tiên là một Hội thánh có tinh thần với nhau — dành thời gian với nhau, ăn với nhau, đáp ứng nhu cầu với nhau, học với nhau, cầu nguyện với nhau, mang gánh nặng với nhau, chinh phục linh hồn với nhau. Tất cả mọi người, ngay cả gia đình trẻ cũng vậy, dường như lớn lên với nhau, thay vì cứ thất vọng về Hội thánh.
Trở thành Hội thánh tức là ở với nhau — không chỉ một giờ đồng hồ vào ngày Chúa Nhật thôi đâu. “Nhưng hằng ngày anh em hãy khuyên bảo lẫn nhau, đang khi còn gọi là “Ngày nay,” hầu cho trong anh em không ai bị tội lỗi dỗ dành mà cứng lòng” (Hê-bơ-rơ 3:13). Hằng ngày! Điều đó có nghĩa là không điện thoại di động, không nhắn tin, không e-mail, không gọi Zoom. Họ sẵn lòng hy sinh mọi thứ và gặp nhau mỗi ngày để đi theo Chúa Jêsus cũng như sứ mạng của Ngài, họ cùng làm với nhau.
Tinh thần với nhau xảy ra ở đâu
Tinh thần với nhau được len lỏi khắp cả Kinh Thánh bằng những mạng lệnh với nhau. Trước hết là từ chính Chúa Jêsus: “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta” (Giăng 13:34-35). Điều gì làm cho người theo Chúa Jêsus khác với mọi người? Tình yêu thương giống như Đấng Christ được bày tỏ ra với nhau. Tinh thần với nhau ấy xảy ra ở đâu trong Kinh Thánh? Tại Hội thánh địa phương.
- Hội thánh ở Cô-lô-se: “Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. Hãy dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời” (Cô-lô-se 3:16).
- Hội thánh ở Rô-ma: “Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em; hãy lấy lẽ kính nhường nhau” và “anh em hãy tiếp lấy nhau, cũng như Đấng Christ đã tiếp anh em, để Đức Chúa Trời được vinh hiển” (Rô-ma 12:10; 15:7)
- Hội thánh ở Tê-sa-lô-ni-ca: “Vậy thì anh em hãy khuyên bảo nhau, gây dựng cho nhau, như anh em vẫn thường làm”. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:11).
- Hội thánh ở Ê-phê-sô: “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy (Ê-phê-sô 4:32).
- Hội thánh ở Cô-rinh-tô: “Đức Chúa Trời đã sắp đặt thân người,…hầu cho trong thân không có sự phân rẽ, mà các chi thể phải đồng lo tưởng đến nhau. Lại, trong các chi thể, khi có một cái nào chịu đau đớn, thì các cái khác đều cùng chịu; và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác đều cùng vui mừng” (1 Cô-rinh-tô 12:24-26).
Câu chuyện của Đức Chúa Trời về Hội thánh là một câu chuyện nói về sự tập hợp lại, một câu chuyện có tinh thần với nhau. Nói cho cùng, chính mấy từ Hội thánh (ekklesia) có nghĩa là tụ họp lại. Vậy thì, tinh thần với nhau nầy đang như thế nào ngày hôm nay?
Tinh thần với nhau thường là cái chết của sự bận rộn — tức là lịch làm việc dày đặc đến nỗi không có thì giờ để Hội thánh là Hội thánh đúng nghĩa. Các gia đình thường bị chi phối bởi mọi thứ. Ngoài những đòi hỏi từ việc nuôi dạy con cái, cha mẹ thường phải làm việc nữa (cả hai còn phải quán xuyến việc nhà và ngay cả chuyện đi ngủ). Khi con cái còn nhỏ, các buổi tối và những ngày cuối tuần thường kín mít những bài tập và trò chơi, các buổi tập luyện và kể chuyện, bài tập về nhà và đi chơi với bạn bè. Điều nầy có nghĩa là chính các gia đình đang thiếu tinh thần với nhau đó. Vì vậy mà họ thường không có thời gian, cho nên cũng ngại kết ước nhiều với Hội thánh, ngay cả làm những việc rất căn bản.
Quá bận không thể đến với nhau
Áp lực trong cuộc sống gia đình làm cho đời sống sinh hoạt trong Hội thánh trở nên khó khăn hơn đến từ việc bị tiêm nhiễm bởi lối sống hiện đại, nhưng họ đâu có lạ lẫm với lối sống ấy. Chúa Jêsus đã cảnh báo chúng ta cách đây hai ngàn năm trước rằng “sự lo lắng về đời nầy, sự mê đắm về giàu sang, và các sự tham muốn khác thấu vào lòng họ (Mác 4:18-19).
Những lời tiên báo nầy rõ ràng không chỉ dành cho các gia đình, nhưng lại là mối đe dọa lớn cho gia đình. Sau đó, sứ đồ Phao-lô đã cảnh báo chúng ta rằng: “Nhưng người có vợ thì chăm lo việc đời, tìm cách làm hài lòng vợ, và họ bị phân tâm” (1 Cô-rinh-tô 7:33-34). Người vợ cũng bị những lo lắng ấy đánh lạc hướng mình. Chúa Jêsus đã phán rằng sự lo lắng của đời nầy là gai nhọn lớn lên để chọc phá sự tăng trưởng của đời sống thuộc linh. Chúng ta không thể xây dựng gia đình lành mạnh nếu chúng ta không phát hiện ra những gai nhọn nầy và nỗ lực hết sức để bảo vệ gia đình mình khỏi những điều đó.
Vậy, những gai nhọn nào đang vươn mình lớn lên trong gia đình của chúng ta? Điều gì khiến bạn không thể kết ước với Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài? Trong nhiều trường hợp, những gai nhọn nầy không có vẻ xấu xa mấy, nhưng sống đuổi theo cái tốt thường là những thứ sẽ bào mòn cuộc sống của chúng ta. Tức là đeo đuổi những thứ sẽ cướp mất khả năng tìm kiếm Đức Chúa Trời, yêu mến Hội thánh, và làm chứng về Chúa Jêsus cho người hư mất.
Chúa Jêsus phán nữa rằng: “Đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc” (Ma-thi-ơ 6:25) — nói cách khác, sự lo lắng của cha mẹ: đồ ăn, nước uống và quần áo (ước muốn được chợp mắt nữa), xảy ra liên tục. “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Ma-thi-ơ 6:33).
Có bao nhiêu gia đình đang cho phép những cơn bão lo lắng và bận rộn nuốt chửng sự đeo đuổi Nước Đức Chúa Trời của mình đây? Có bao nhiêu Hội thánh không còn nhìn thấy những gia đình nữa vì các gia đình ấy mãi lo lắng việc của thế gian, bị sự giàu có đánh lừa, và ước ao các sự khác trên đời — là những gai nhọn phảng phất sự cám dỗ?
Hội thánh thật hấp dẫn
Để chiến thắng những trở ngại thường xuất hiện trong đời sống sinh hoạt Hội thánh và gia đình, chúng ta cần phải xử lý sự bận rộn đang thu hút mọi người ra khỏi Hội thánh, nhưng chúng ta cũng cần phải thấy Hội thánh, bao gồm cả những Hội thánh địa phương nhỏ, chưa toàn diện, không mấy ấn tượng, qua góc nhìn đầy yêu thương và chung thủy của Đấng Christ.
Hôn nhân của chúng ta — là cuộc hôn nhân thường xao lãng chúng ta khỏi Đấng Christ và Hội thánh — được Đức Chúa Trời dùng để nhắc chúng ta nhớ rằng Chúa Jêsus yêu Hội thánh, bằng sự ghen thánh: “Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh” (Ê-phê-sô 5:25). Phải đó, Ngài đã vâng phục thậm chí cho đến chết, nhưng Ngài không chết vì đó là nghĩa vụ; Ngài đã chịu chết vì tình yêu thương — một tình cảm chân thành dành cho Hội thánh, một kết ước chân chính đối với Hội thánh, một niềm vui thật về Hội thánh.
Chúng ta hãy đặt những thất vọng và sự ngán ngẩm của mình ra so sánh với tình yêu cháy bỏng của Đấng đã chịu chết thay cho nàng dâu của Ngài mà xem.
Sứ đồ Phao-lô nói rằng ông được gọi để giảng về “sự giàu có không dò được của Đấng Christ, và soi sáng cho mọi người biết sự phân phát lẽ mầu nhiệm, từ đời thượng cổ đã giấu kín trong Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên muôn vật” — hãy để ý thật kỹ chỗ nầy — “qua Hội Thánh, sự khôn ngoan vô hạn của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho những kẻ thống lĩnh, những quyền lực trong các nơi trên trời” (Ê-phê-sô 3:8-10). Đức Chúa Trời muốn bày tỏ sự giàu có vô hạn của Đấng Christ, được giấu kín hàng thế kỷ, không được tỏ ra trước hết từ buổi sáng thế, cũng không tỏ ra cho dân Y-sơ-ra-ên hoặc các tiên tri, cũng không tỏ ra qua các sứ đồ, mà được bày tỏ qua Hội thánh — qua Hội thánh của bạn.
“Vua cả cõi hoàn vũ yêu mến Hội thánh, các từng trời yêu thích nàng, còn gia đình bạn cần nàng”.
Không chỉ bạn bè và hàng xóm dõi theo chúng ta đâu, mà “những kẻ thống lĩnh, những quyền lực trong các nơi trên trời” nữa. Các thế lực thuộc linh đang lúng túng trước sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời được bày tỏ ra khi họ dõi theo cách Ngài xây dựng Hội thánh — tức là Hội thánh mà chúng ta thường chôn giấu đằng sau cuộc sống gia đình mỗi ngày đấy! Có lẽ, khi chúng ta nhìn vào Hội thánh và chỉ thấy sự bất tiện, quy cách, chán chường, nhưng thiên đàng lại bị thu hút vào Hội thánh, dõi theo sự cứu rỗi được bày ra và lan tỏa khắp các dãy ghế cũ kỹ, và những căn phòng đơn sơ. Đức Chúa Trời buộc toàn bộ lịch sử phải bày tỏ sự vinh hiển của ân điển Ngài cho và qua Hội thánh.
Yêu nhiều hơn bằng cách yêu ít hơn
Vua cả cõi hoàn vũ yêu mến Hội thánh, các từng trời yêu thích nàng, còn gia đình bạn cần nàng: “Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy” (Hê-bơ-rơ 10:24-25). Hội thánh của bạn cần gia đình của bạn (1 Cô-rinh-tô 12:12). Làm thế nào Hội thánh được tăng trưởng mà không có lỗ tai, hoặc đôi mắt, hay là bất kỳ chi thể nào mà Chúa đã giao cho bạn?
Việc Chúa đã giao cho bạn và gia đình của bạn là gì? Bạn không thể làm mọi thứ cho mọi người được. Đối với bậc cha mẹ, bạn đã biết điều nầy rồi. Đôi tai, đôi mắt, và đôi chân không làm việc như thế bao giờ. Đức Chúa Trời đã ban cho ân tứ và nơi chốn để mỗi người chúng ta phục vụ Hội thánh một cách thật ý nghĩa. Vì vậy, “tùy theo ơn đã ban cho chúng ta, chúng ta có những ân tứ khác nhau” (Rô-ma 12:6).
Nếu có ơn phục vụ, thì chúng ta phục vụ. Nếu có ơn khích lệ, thì chúng ta khích lệ. Nếu có ơn tiếp đãi, thì hãy tiếp đón. Nếu có ơn rộng rãi, thì hãy ban cho. Nếu có khả năng trông trẻ, thì chúng ta dạy dỗ và vui đùa với các em. Nếu cần cầu nguyện, thì chúng ta quỳ gối cầu nguyện. Hãy xin Chúa ban ân điển để nhìn thấy các ân tứ mà Ngài đã ban cho gia đình của mình, rồi cầu xin Chúa ban ân điển để chúng ta không lãng phí các ân tứ đó, mà tận dụng tất cả một cách thực tiễn nhất để chúc phước và xây dựng Hội thánh.
Nếu chúng ta thừa nhận gia đình của mình đang có sự hạn chế ấy, hãy cầu nguyện xin Chúa ban thêm sức và có sự phân biện, cũng hãy coi chừng những gai nhọn đang ở xung quanh chúng ta, và tiếp tục ở trong tình yêu thương của Chúa Jêsus dành cho Hội thánh, Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta yêu Hội thánh của mình bằng những gì chúng ta có.
(Nguồn: tienphong.org)