“Không Giữ Lại, Không Thụt Lùi, Không Hối Tiếc” – William Borden

Share

Nằm đâu đó ở góc tây bắc của Nghĩa Trang Hoa Kỳ ở Cairo là ngôi mộ bị quên lãng của William Borden, một trong những nhà truyền giáo được tôn kính nhất của Phong Trào Sinh Viên Tình Nguyện của thế kỷ 20 (Student Volunteer Mission – SVM). Dù là người thừa kế một gia tài đồ sộ của gia đình, người sinh viên tốt nghiệp Đại Học Yale lại tận hiến đời sống của mình cho Đấng Christ, với khải tượng phục vụ Tin Lành cho người theo đạo Hồi ở Trung Quốc.

Nhưng khi mới 25 tuổi, Borden chết ở Ai Cập vì chứng viêm cột sống trong khi đang học tiếng Ả-rập để chuẩn bị cho cuộc đời truyền giáo. Di chúc của anh là chia tất cả gia tài ra cho những nhóm truyền giáo và sứ mạng Cơ đốc, chỉ để lại cho anh một tấm xi măng làm mộ. Khắc ở dưới đó là dòng chữ tưởng nhớ: “Ngoài Đấng Christ ra, không còn có giải thích nào cho một cuộc đời như vậy.”

Mới đây người ta dựng lên một bức tường trong cái nghĩa trang thiếu chăm sóc này, và dựng nó chắn đi phần mộ. Thế là phần mộ bây giờ nhìn trật hướng, khiến người hành hương phải lách vào giữa bức tường và ngôi mộ để đọc dòng chữ khắc ghi. Thật là một hình ảnh tệ cho một người mà cái chết được từ Chicago đến New York đến Cairo đến Trung Quốc than khóc. Kỳ lạ đến nổi điều mà Borden, có lẽ được biết đến nhiều nhất – là lời trích mà người ta tin rằng anh đã viết vào cuốn Kinh Thánh bên mình – “Không giữ lại, Không thụt lùi, Không hối tiếc” – lại không có một người viết lịch sử hay tiểu sử tìm ra.

 

Ngôi mộ của William Borden trước khi được sửa sang lại.

Có phải điều khôi hài với Borden là cuộc đời của anh như là một cuộc điều tra để phong thánh theo cách của Công Giáo? 

Không tìm thấy không có nghĩa là không có thật. Nhưng như nhiều anh hùng đức tin, điều thực hữu làm cảm ứng hơn là mọi khả năng tưởng tượng. Khi hội thánh phát triển ở Trung Quốc và Tin Lành đang hoạt động trong thế giới Hồi giáo, lời chứng của Bodern thật là sống động qua sự chấn động thế giới mà anh đã gây ra.

KHÔNG CẦM GIỮ LẠI

Borden sinh ngày 1 tháng 11 năm 1887 tại Chicago, là con thứ ba của một gia đình giàu có với mỏ bạc và đất đai. Mẹ của anh cải đạo sau một kinh nghiệm thuộc linh ở Hội Thánh Đường Chicago, hội thánh nổi tiếng bởi nhà truyền giảng D. L. Moody đã ở đó, và bà dưỡng dục các con theo chiều kinh nghiệm thuộc linh đó. 

Khi được 6 tuổi, Bodern viết chữ hầu như là chính xác toàn vẹn, “Tôi muốn là một người lương thiện khi tôi trưởng thành, chân thật, yêu thương, tử tế và trung tín.” Năm 7 tuổi, anh đứng hàng giờ trong nhà thờ, trong bộ y phục thủy thủ màu xanh biển, để tận hiến đời sống của anh cho Đấng Christ.

Borden cải thiện khả năng văn chương của mình và anh được trường tuyển Hill School ở Pennsylvania chấp nhận cho vào học. Cũng ở đó anh trở thành người đứng đầu của Nhóm Nghiên Cứu Sứ Mạng. Tốt nghiệp năm 1904 vào lúc 16 tuổi, với hạng 4 trong số 48 học sinh. 

Nhưng trước khi vào học tại Yale, cha mẹ của anh đã cho anh một kinh nghiệm giáo dục hiện đại nhất. Đó là trong năm chuyển tiếp, trong 11 tháng Borden được một Mục sư từng là Giáo sỹ vừa tốt nghiệp ở Viện Thần Học Princeton, hướng dẫn đi một chuyến đi vòng quanh thế giới. Họ đến thăm nhiều trạm truyền giáo ở Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Sy-ri-a và Thổ Nhĩ Kỳ. Anh viết thư tả lại cho gia đình những kỳ quan của Phương Đông và những điều kỳ lạ nhưng đáng ngưỡng mộ trong phong tục của những nơi này. Tử Kyoto anh viết cho cha mẹ biết chuyến viễn du thế giới đã làm bùng cháy lên trong anh một ngọn lửa ước muốn mãnh liệt.

 “Con chưa bao giờ nghĩ về việc trở nên một giáo sỹ một cách rất nghiêm túc… nhưng khi nhìn đến tương lai vài năm tới đây thì có lẽ điều duy nhất con sẽ chuẩn bị là cho cánh đồng truyền giáo ở nước ngoài.”

Anh viết một cách hăng say. Ở Rô-ma, anh nhận được lời trách của cha: Hãy chờ đến năm 21 tuổi trước khi làm những quyết định của cuộc đời. Một người bạn viết thẳng trong thư: Đừng vứt bỏ cuộc đời của bạn. Nhưng chuyến du hành đã hình thành nên anh trong những cách mà tài sản khổng lồ không thể làm được, anh viết một ghi chú trong một tờ của những trang đầu cuốn Kinh Thánh của anh: “Không Cầm Giữ lại.”

KHÔNG THỤT LÙI

Gần phía dưới của phần xi măng phía trên ngôi mộ được khắc Đại Mạng Lệnh trong Mác 16.15, nhưng gần phía trên là câu Kinh Thánh của riêng anh, Thi Thiên 119.11 (KJV), “Con giấu lời Chúa trong lòng con. Để con không phạm tội cùng Chúa.” (BTTHĐ 2010). Đó là điều anh viết vào cuốn Tân Ước bỏ túi, trước khi đến học ở Yale. Và những lời này đã soi dẫn anh trung tín trong 4 năm học ở đó. 

Dù xuất thân từ một gia đình rất giàu có, bên cạnh sự học hành, Borden vẫn hòa mình tham gia chơi thể thao với các bạn. Được bầu làm chủ tịch sinh viên trong những năm cuối, anh cũng tham gia các môn quyền anh, đua thuyền chèo, điền kinh cá nhân và đồng đội. Nhưng tâm trí anh không bao giờ vơi đi sự phát triển cho những cam kết sứ mạng.

Trong những năm đầu, vào năm 1905, anh đến Nashville để tham dự hội nghị của Phong Trào Tình Nguyện Sinh Viên (Student Volunteer Movement – SVM). Ở đó, Samuel Zwemer, giáo sỹ truyền giáo Ai Cập nổi tiếng (sau này thành lập Tập San Thế Giới Hồi Giáo vào năm 1911), nói về tình trạng không có đến một giáo sỹ cho 15 triệu người Trung Hoa theo đạo Hồi. Zwemer kết luận, “Chắc chắn sẽ có sự trả giá bằng đời sống,” mà không ngờ rằng đó cũng là lời tiên tri. “Đây không phải là một chuyến viễn du thoải mái và cũng không phải là một chuyến đi dã ngoại.”

Nhưng đó là một sứ điệp toàn vẹn cho Borden. Anh liên hệ với cơ quan Truyền Giáo Nội Địa Trung Quốc (China Inland Mission – CIM) trong năm thứ hai và họ trả lời hãy chờ. Năm sau đó anh cố gắng lần nữa và họ cho biết hãy liên hệ với các cơ quan khác. Sau cùng vào năm 1912 CIM chấp nhận anh sau khi anh đã tốt nghiệp và được chính thức tấn phong.

Những ý định đi truyền giáo ở nước ngoài không làm Borden quên sứ mạng với các bạn học của mình tại Yale. Trong năm đầu tại đó anh tập họp được 150 bạn học trong buổi học Kinh Thánh hàng tuần. Anh tổ chức có các nhóm trưởng để mời gọi từng sinh viên. Anh chịu trách nhiệm với những người “hết thuốc chữa.” Một bạn học kể lại, “Anh ấy săn lùng được những đứa ghê tởm nhất.”

Trong năm học cuối, chương trình thu hút được từ 1000 đến 1300 sinh viên ở Yale. Borden có khả năng đem họ “ra đi.” Khi còn học năm đầu, anh lập nên một mục vụ giải cứu ở New Haven. Là một hải cảng nằm giữa New York và Boston, thành phố Haven trở nên một nơi cung cấp những công việc làm bất thường cho một dân số ngày càng gia tăng với những người lông bông kiếm việc công nhật và những thành phần du thủ du thực. Ở đó đầy những quán nhậu, khu cờ bạc, ổ điếm và trở nên một nơi cám dỗ nhiều sinh viên nhưng Borden lôi cuốn được các sinh viên tham gia vào chương trình Sứ Mạng Hy Vọng Yale. Trong chỉ một năm, 14.000 người tham dự các buổi nhóm, 17.000 người được bữa ăn nóng, và 8000 người có chỗ ngủ qua đêm an toàn.

Có một thần học gia người Anh được hỏi về điều gì làm ông ấn tượng nhất về Hoa Kỳ. “Hình ảnh chàng triệu phú trẻ tuổi quỳ gối cầu nguyện bên cạnh ổ bánh mì đơn sơ ở Sứ Mạng Hy Vọng Yale.” Borden không chỉ dùng thời gian nhưng cũng bỏ tiền mua cơ sở như nhà nguyện, khách sạn, nhà nấu ăn… và anh là người bảo trợ tài chánh chính yếu cho các phục vụ này.

Đang ở Yale, Borden vẫn cập nhật với những tin tức, thường xuyên đọc những tờ báo quan trọng thời đó, The New York TimesTheWall Street Journal. Anh có cổ phần gia tăng trong tài chánh của gia đình. Ở điểm này, các tư liệu trên mạng có sự bất đồng về dòng chữ thứ hai mà anh viết vào cuốn Kinh Thánh cá nhân của anh. 

Cha của Borden chết năm 1906, vào cuối năm học đầu tiên của anh. Một số người nói rằng ông đã bảo rằng anh sẽ không bao giờ được làm việc trong doanh nghiệp của gia đình nếu anh cứ tiếp tục theo đuổi sứ mạng truyền giáo. Những người khác cho là vào cuối năm tốt nghiệp, anh đã từ chối nhiều công việc làm thật là béo bỏ. Nói gì đi nữa thì lòng của anh đã được đặt vào sứ vụ, không phải là tài sản. 

“Không thụt lùi,” anh viết ở bên lề cuốn Kinh Thánh để khích lệ chính mình.

Anh cũng là người khích lệ những thế hệ sinh viên Tin Lành ở Yale. Ngày nay, trong sảnh Dwight Hall ở đó có một tượng đồng của anh được nối với một vòi nước tưởng niệm. Chỗ đó là chỗ Borden làm những cuộc nhóm học, và đến ngày nay vẫn tiếp tục như vậy.

KHÔNG HỐI TIẾC

Ở Yale, Borden học 3 năm tại Học Viện Thần Học Princeton dưới J. Gresham Machen. Anh bực mình với dòng thần học phóng túng (theological liberalism) của trường này nhưng vẫn tốt nghiệp hạng danh dự, như lúc ở Yale. Đáng chú ý là trong những năm này anh dạy Trường Chúa Nhật cho một Hội thánh Giám Lý Phi Châu, và bắt đầu học tiếng Ả-rập.

Sau khi tốt nghiệp, anh được tấn phong tại hội thánh nhà ở Chicago, ngày nay được biết đến là Hội Thánh Moody, và sau cùng ghi danh với CIM. Trong 6 tháng trước khi ra đi, anh đã ra đi dưới danh nghĩa của SVM, dùng thời gian cho 3 chương trình của SVM, đi thăm 30 địa điểm của các trường đại học. Anh lập lại động cơ của SVM là “Truyền Giảng Cho Thế Giới Trong Thế Hệ Này.”

Borden có đôi lúc bị lôi cuốn vào việc tiếp tục các chương trình sinh viên, nhận biết khuynh hướng thiên về thần học phóng túng của nhiều nơi anh đến thăm. Nhưng trong thời gian này, khải tượng Chúa ban cho anh trở nên thật rõ ràng, chỉ ra tỉnh Cam Túc (Gansu). Dù CIM và CMA (Christian Mission Alliance) đang hoạt động trong vùng này, nhưng chưa có một người đến với 3 triệu người Trung Hoa theo đạo Hồi tại đó. 

 “Nếu 10 người cùng vác một cây gỗ,” Borden kêu gọi, “chín người ở đầu nhẹ và chỉ một người ở đầu nặng – và họ muốn bạn giúp – đầu nào là đầu bạn sẽ vào giúp nâng vác?”

Ước muốn dự phần giúp đỡ đòi hỏi phải học tiếng Ả-rập và hiểu biết về Hồi Giáo. Vào ngày 17 tháng 12 năm 1912, anh rời nước đi Cairo, Ai Cập, và giới báo chí theo dõi anh. “Nhà Triệu Phú Bỏ Tất Cả,” là hàng đầu trên một nhật báo ở Chicago. Tham gia với Samuel Zwemer và hợp tác với Temple Gairdner, Bordren định dốc đổ tất cả ở Cairo, dù đó chỉ là một căn nhà truyền giáo ngắn hạn.

Đến Cairo, Borden tuôn đổ năng lực và lòng phấn khởi với các sinh viên ngữ học và cựu giáo sỹ. Anh chọn sống với một gia đình người Sy-ri-a trong vùng ngoại ô Shubra. Anh có cảm tình với Cơ đốc nhân gốc Coptic và tìm học biết về người theo đạo Hồi Sufis. Không lâu, anh tìm cách tổ chức chương trình phát Kinh Thánh cho cả thành phố 800.000 người. Anh tìm gặp cả những người Trung Hoa theo đạo Hồi đến từ Cam Túc và đến nghiên cứu đền thờ và trường Đại Học Hồi Giáo nổi tiếng al-Azhar.

Nhưng đến thật gần với mọi người cũng có nghĩa là đến thật gần với những chứng bệnh của họ. Đến được 3 tháng thì Borden mắc phải chứng bệnh viêm màng não cột sống. 19 ngày sau vào ngày 9 tháng 4 năm 1913, anh mất. Không biết về chứng bệnh của anh, mẹ của anh đã rời Hoa Kỳ đến Ai Cập hy vọng sẽ có kỳ nghĩ hè chung với anh. Điện tín báo tin anh đã mất đến với bà chỉ vài giờ sau khi bà đến nơi. Borden được chôn trong một quan tài đơn sơ, với một tấm xi măng đúc đặt trên mộ của anh.

Hơn một thế kỷ sau, vào năm 2015, một người tốt nghiệp ở Yale và cũng là thần học gia của Giáo phận Anh Giáo Ai Cập đến Cairo tìm ngôi mộ. Trong khi giảng dạy ở một chũng viện địa phương, ông để ra thời giờ đi tìm nơi an nghĩ của người anh hùng thuộc linh của ông. Kinh ngạc trước tình trạng ngôi một bị bỏ quên, ông thỉnh nguyện vị Tổng Giám Mục hãy làm vinh danh Borden một cách xứng đáng.

Ngôi mộ được trùng tu

Ngôi một được trùng tu và tấm xi măng đúc được thay bằng đá cẩm thạch với hướng nhìn đến người thăm mộ. Những dòng ghi khắc được giữ nguyên, với một dòng thêm vào “Không Cầm Giữ, Không Thụt Lùi, Không Hối Tiếc,” là những ghi chú mà Borden viết vào lề của trang Kinh Thánh của anh – và đây cũng là dòng chữ đầu của ngôi mộ.

Borden viết những lời này trong những ngày đau đớn trên giường bệnh trước khi chết. Dù ước mơ đem tin lành của anh bị chấm dứt ngay khi chưa khởi đầu, anh không chút gì oán trách Chúa. Chỉ ở trên thiên đàng anh mới biết ra cuộc đời vị kỷ của anh đã làm sinh ra một tiếng vang đem hàng ngàn người đến với chức vụ truyền giáo và hàng trăm ngàn hay hàng triệu người trở lại với Chúa.

LỜI NÓI, CHỮ VIẾT HAY CUỘC ĐỜI?

Tin tức Borden về với Chúa trở nên tin hàng đầu trên báo chí với những bài viết về cuộc đời “quyền năng” của anh. Di chúc của anh chia lại tất cả phần tài sản của anh cho CIM, Moody Church, Nile Mission Press, và các cơ quan hay nhóm Cơ Đốc khác.

Hội Đồng SVM 1913 Student Volunteer Movement vinh danh và tưởng nhớ anh; John Mott cho biết đó là “một hội đồng kêu gọi truyền giáo mạnh mẽ nhất chưa từng có.” 

Ở Cairo, các bạn của anh viết lại truyền đạo đơn ghi lại những lời chứng của anh, dịch ra tiếng Ả-rập, Ba-tư và Ấn Độ. Bản tiếng Hoa được phân phối cho hơn 35,000 người và mở ra những cánh cửa cho các trạm truyền giáo mới trong khắp Trung Hoa. Năm 1914 ở thủ phủ của tỉnh Cam Túc, CIM thành lập một nhà thương lớn có tên là “Tưởng Nhớ Borden.” Ngay Quốc Hội Trung Hoa ở Bắc Kinh cũng ra thư tuyên cáo cảm kích về cuộc đời của Borden.

Cho dù có những tranh luận văn học về có thật là Borden có hay không có viết những dòng chữ “không cầm giữ, không thụt lùi, không hối tiếc”, tận cùng của mọi sự là không phải chữ viết nhưng chính là đời sống của Borden đã tạo nên những ảnh hưởng lớn lao nhất.

Cuộc đời không giữ lại bất cứ một điều gì để có thể phục vụ Chúa nhưng lại chấm dứt quá sớm trước khi khởi đầu sứ mạng đã cảm động vô số thanh niên bước vào công trường truyền giáo trong thế kỷ 20. Đời sống của William Borden là một sự làm chứng, vẫn tiếp tục làm cảm động nhiều người, và ngôi mộ của anh tiếp tục được đến thăm. 

“Bạn có sẵn sàng làm sự sẵn sàng không?” Borden có lần hỏi một bạn sinh viên đang do dự có nên đi theo tiếng kêu gọi truyền giáo. 

 

Ánh Dương & Nephtali

(Lược dch theo: christianitytoday.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan