Không Tha Thứ Gây Ra Những Gì Cho Bộ Não Của Bạn?

Share

Chúng ta đều bị tổn thương sâu xa trong một cách nào đó… người phối ngẫu phản bội, bạn bè phê phán sau lưng, ai đó trong hội thánh đoán xét với sự ghét bỏ, người làm việc chung cáo gian, chủ hay cha mẹ đối xử bất công. Càng tổn thương sâu đậm, càng khó và càng lâu để có thể tha thứ. Nhưng đôi khi chỉ đơn giản là chúng ta không tha thứ. Chúng ta chất chứa sự thù hận. Sự oán giận ăn sâu vào lòng của chúng ta. Chúng ta nuôi dưỡng sự phạm nghịch. Kết quả là chúng ta trở nên tội nhân của nỗi đau thương của mình và chúng ta làm hại bộ não của mình.

Khi có người làm tổn thương chúng ta, điều tự nhiên và bình thường là chúng ta cảm thấy đau đớn. Đức Chúa Trời dựng nên bộ não của chúng ta để giúp chúng ta tồn tại khi chúng ta cảm thấy bị đe dọa.

Có một phản ứng gọi là phản ứng đóng băng sự tranh chiến được dựng nên trong những trung tâm cảm xúc của chúng ta, chính yếu là do hai nhóm có dạng hình trái hạnh nhân trong não của chúng ta, gọi là hạch hạnh nhân. Khi hạch hạnh nhân hoạt động, một loạt tiến trình sinh hóa khởi động. Tuyến thượng thận nằm phía trên thận của chúng ta tiết ra kích thích tố căng thẳng cortisol vào thân thể của chúng ta và não nhả ra chất chuyển tiếp trung hòa trong não. Những thứ này kích hoạt một phần hệ thống thần kinh gọi là hệ thống thần kinh cảm hòa. Khi bị hệ thống này bị kích hoạt trong cùng lúc với những điều khác, sự chú tâm của chúng ta sẽ lên cao độ vào sự tồn tại của mình và hệ tiêu hóa của chúng ta ngừng hoạt động, con ngươi của chúng ta dãn nở lớn ra, tuyến nước bọt chậm lại, áp huyết và nhịp tim đập tăng cao, và các bắp thịt của chúng ta căng lên sẵn sàng hoạt động (trong lúc không có hoạt động tự nhiên thể lý). Thân thể của chúng ta ở trong tình trạng chuẩn bị để đánh nhau, chạy trốn hay đóng băng (trong lúc không có nhu cầu như vậy).

Tiến trình này có thể xảy ra cho dù chúng ta có hay không có ở trong sự nguy hiểm hay cho dù có hay không có làm tổn thương chúng ta.

Không tha thứ có thể giữ thân thể và não của chúng ta trong tình trạng báo động cao độ và dẫn đến những hậu quả không lành mạnh.

  • Sự Lập Đi Lập Lại Tiêu Cực: Chúng ta nuôi dường và diễn tập đi diễn tập lại sự tổn thương đã làm gia tăng những cảm xúc tiêu cực của chúng ta và đốt cháy sự kiện và nỗi đau đớn sâu đậm hơn nữa trong những tuyến thần kinh của mình. Khi chúng ta không tập chú vào công việc, bản tính tự nói chuyện bên trong sẽ tự hoạt động theo lập trình lập đi lập lại tình trạng tổn thương.
  • Giảm Đi Trí Nhớ: Khi chúng ta cứ bị căng thẳng trong những khoảng thời gian dài (thí dụ, từ chối không tha thứ), chất cortisol làm cho não của chúng ta bị teo lại, đặc biệt là trung tâm ghi nhớ có tên là cá ngựa (hippocampus).
  • Nhân Bội Cảm Xúc Tiêu Cực: Sự căng thẳng kéo dài làm nhân bội lên mức nhạy cảm của tuyến thượng thận khiến chúng ta càng dễ bị tổn thương và đau đớn sâu xa hơn.
  • Tính Tìm Sung Sướng Trên Nỗi Đau Của Người Khác: Ở đây diễn tả một thứ sung sướng kín dấu mà chúng ta cảm nhận khi thấy những người làm tổn thương chúng ta phải trải nghiệm sự bất hạnh. Thực tế là nó làm cho não của chúng ta sản xuất ra chất dopamine dạng tạo ra cảm giác sung sướng thần kinh. Thực sự là con người chúng ta cảm thấy tốt đẹp khi những điều xấu xảy ra cho những người mà chúng ta không tha thứ. Nhưng nghịch lại với điều đó là sự cầu nguyện cho kẻ thù mà Chúa Giê-xu đã phán dạy chúng ta làm.

Thế nên sự không tha thứ không chỉ xiềng xích chúng ta vào với kẻ phạm nghịch đến chúng ta nhưng nó ảnh hưởng sâu đậm đến thân thể, tâm trí và bộ não của chúng ta.

Vậy thì chúng ta có thể làm gì? Hãy xét đến những điều sâu nhiệm này để tha thứ cho những người đã làm tổn thương bạn.

1/ Trước hết hãy chấp nhận sự tổn thương.

Khi chúng ta nói ra một cảm xúc tổn thương (không bởi sự dồn nén hay lập lại nó) chúng ta thật đang làm giảm đi mức cô đọng của những cảm xúc tiêu cực.

2/ Viết “nhật ký”.

Giải trình sự đau đớn của chúng ta xuyên qua việc viết ra về nó có thể làm giảm độ đau đớn và giúp chúng ta thấy rõ tình trạng cách tốt hơn. Tuy nhiên, đừng để cho việc viết ra như vậy trở nên một cách lập đi lập lại và làm nỗi đau sâu hơn. Cũng trong việc viết ra như vậy thì tìm kiếm sự hiểu biết ý Chúa trong đó và sự chữa lành của Ngài.

3/ Bắt đầu chọn tha thứ cho người đó.

Chú ý là tôi dùng chữ “bắt đầu.” Có một số sự vấp phạm có thể mau tha thứ. Một số khác cần có một thời gian dài để tha thứ trọn vẹn. Tha thứ là một tiến trình. Càng đau đớn thì càng mất nhiều thời gian hơn để tha thứ. Đó không phải là theo cách người ta nói rằng hãy tha thứ và quên đi. Nhưng sự tha thứ thật nhiều phần hơn là càng ngày càng nhớ đến ít hơn.

4/ Kéo chính mình đến ân sủng của Chúa một cách sâu đậm.

Ân sủng nằm ngay ở cái rể của đức tin Cơ Đốc. Hãy nhận lấy ân sủng của Chúa và chuyển nó rộng rãi ra đến những người đã làm tổn thương chúng ta.

Sứ đồ Phao-lô nhắc chúng ta trong Cô-lô-se 3:13 hãy tha thứ nhau như Chúa Giê-su đã tha thứ chúng ta: “Hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau; như Chúa đã tha thứ anh em thể nào thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.”

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: churchandculture.org)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan