Kỳ Diệu Trong Đơn Sơ Giáng Sinh

Share

Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, Ngươi ở trong hàng nghìn Giu-đa là nhỏ lắm, Nhưng từ nơi ngươi, Một Đấng cai trị trên Y-sơ-ra-ên sẽ được sinh ra; Nguồn gốc của Ngài từ đời xưa, Từ trước vô cùng

Mi-chê 5:1 (một số bản tiếng Anh là Micah 5:2)

Tôi rất khó chịu khi đoàn của chúng tôi đến thăm khu Bết-lê-hem ngày nay. Kinh Thánh ký thuật cho biết Bết-lê-hem là nơi sinh của Chúa Giê-su, Đấng Cứu Thế, đã được tiên tri trong Mi-chê 5:1 vào giữa 750 BC và 686 BC, tạm kể là 700 năm trước Chúa Giáng Sinh. 

Ngày nay thị xã Bết-lê-hem do giới chức Pha-lét-tin kiểm soát, và nó như là – như con gái tôi diễn tả — “áp bức tối tăm.” Có những trạm kiểm soát quân sự ở những đường ra vào. Thật khó mà cảm nhận được sự vui mừng mà những người chăn chiên đã trãi nghiệm hơn 2000 năm trước đây, như là một nơi của sự vui mừng lớn vào ngày Cứu Chúa hạ sinh. 

Không bao lâu sau sự hạ sinh của Chúa Giê-su ở Bết-le-hem, một thiên sứ của Chúa hiện ra với những người chăn chiên đang canh giữ ban đêm và loan báo cho họ, 

11 Vì hôm nay tại thành Đa-vít, một Đấng Cứu Thế, là Đấng Christ, là Chúa đã được sinh ra cho các ngươi. 12 Đây là dấu hiệu để các ngươi nhận ra Ngài: Các ngươi sẽ gặp một con trẻ bọc bằng khăn nằm trong máng cỏ.

Lu-ca 2: 11,12

Trong tất cả những dấu hiệu có thể ban cho những người chăn chiên, tại sao Chúa chọn một hài nhi bọc bằng khăn nằm trong máng cỏ? Tại sao dấu hiệu này rất độc đáo?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần đào sâu hơn và khám phá nếp sống Do Thái trong thời Tân Ước được viết ra. Những sinh viên học Kinh Thánh giỏi phải như là những thám tử hỏi nhiều câu hỏi về kinh văn. Câu hỏi thứ nhất mà chúng ta cần hỏi là: Những ai là những người chăn chiên này? Có những gì độc đáo về họ vậy?

Tôi tin rằng họ không phải là những người chăn bình thường. Họ là những người chăn dòng Lê-vi, được huấn luyện và trao cho trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ đàn mục súc dùng làm tế lễ trong đền thờ Giê-ru-sa-lem.

Kế đến chúng ta phải hỏi, Có những gì độc đáo về địa điểm họ tìm gặp hài nhi Giê-su?

Khi đến lúc có một con trong đàn của họ sinh con, những người chăn phải chiên con mới sinh vào một trong những cái hang được giữ trong tình trạng tinh sạch theo tiêu chuẩn thanh tẩy vì những con chiên con này sẽ được dùng như là của tế lễ trong đền thờ. Thật vậy, nhiều con chiên con đực sinh ra trong các vùng quanh Bết-lê-hem sẽ được dùng làm sinh tế cho Lễ Vượt Qua (Mishnah Shekalim 7:4).

Vì không có chỗ trong quán trọ, Ma-ri và Giô-sép đã dùng một trong những cái hang như thế này ở xung quanh Bết-lê-hem.

Đấng Cứu Thế không sinh ra trong máng cỏ ở sân sau của một căn nhà trọ rẻ tiền. Ngài sinh ra trong một trong những cái hang dùng làm nơi sinh của những con chiên con sinh tế, bởi vì chính Ngài sẽ là Chiên Con Sinh Tế.

Không chỉ nơi Chúa Giê-su sinh ra mới đặc biệt với những người chăn, nhưng cũng hết sức đặc biệt với họ khi Ngài được bọc bằng khăn.

Những người chăn chiên này có trách nhiệm đảm bảo là những chiên con sinh ra không bị nhiễm lấy những khuyết điểm, vì chỉ những con không tì vết mới có thể được dùng làm sinh tế trong đền thờ. Trong những tuần mới sinh ra, những chiên con rất vụng về, cho nên nhiều học giả tin rằng những người chăn chiên phải bọc khăn cho chúng để tránh cho những con sinh tế tương lai này bị tì vết bởi những vết thương do chúng chạm vào những chỗ có góc cạnh của hang đá.

Một phần khác của sự quấn khăn trong thời cổ của Y-sơ-ra-ên là “rải muối” cho hài nhi mới sinh. Khi Chúa Giê-su sinh ra, Giô-sép phải rửa sạch hài nhi và lau Ngài với nước muối. Về thực dụng, muối giết những vi trùng trên thân thể trẻ sơ sinh. Nhưng cũng có nhiều biểu tượng thuộc linh trong hành động này.

Muối là biểu tượng của tình bạn và sự trung thành trong thời cổ Trung Đông. Nó là một dấu hiệu của giao ước, như nhóm chữ “giao ước bằng muối” trong 2 Sử Ký 13:5; Lê-vi Ký 2:13; Dân Số Ký 18:19. Một sự bày tỏ rất phổ biến để đánh dấu tình bạn trong văn hóa Trung Đông là, “có muối giữa chúng ta.” Một giao ước muối được dùng để đánh dấu giao ước đời đời của tình bạn và vương quyền mà Đức Chúa Trời làm với Đa-vít và dòng dõi người: “Các ngươi không biết rằng, do giao ước bằng muối, Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã ban quyền cai trị vương quốc Y-sơ-ra-ên cho Đa-vít và cho con cháu người đến đời đời sao?” (2 Sử Ký 13:5). Ở đây nói rằng Chúa Giê-su được sinh ra không phải chỉ ở Bết-lê-hem, là thành Đa-vít, nhưng Ngài cũng là Con của lời hứa rằng một trong những dòng dõi của Đa-vít sẽ ở trên ngai đời đời – và để thực hiện giao ước mới được nói đến trong Giê-rê-mi: ‘Đức Giê-hô-va phán: “Nầy, những ngày đến, Ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa.’ — Giê-rê-mi 31:31.

Muối cũng là một phần không thể thiếu được trong mỗi sinh tế dâng trong đền thờ, như chúng ta đọc trong Lê-vi Ký:

Phải nêm muối vào các tế lễ chay. Không được dâng tế lễ chay thiếu muối vì muối là giao ước của Đức Chúa Trời mình. Các con phải dâng muối chung với tất cả các lễ vật.

Lê-vi Ký 2:13.

Đấng Cứu Thế không chỉ là sinh ra trong cùng một địa điểm cho sinh tế đền thờ, nhưng Ngài cũng được rửa sạch trong muối như là một phần của sự bọc khăn, để chỉ đến tương lai là sinh tế của Ngài, là Chiên Con Lễ Vượt Qua của Đức Chúa Trời đấng cất đi tội lỗi của thế gian và khai phóng một giao ước mới (Giê-rê-mi 31:31).

Đấng Cứu Thế đến để lập một giao ước với chúng ta, và Ngài đã trọn vẹn cam kết với chúng ta rằng Ngài chọn chịu chết để làm thành giao ước đó, bày tỏ một cách nghiêm túc rằng Ngài muốn làm bạn với chúng ta! Đây là điều mà Giăng 15:13 nói đến: Không có tình yêu thương nào lớn hơn tình yêu thương vì bạn hữu mà hi sinh mạng sống mình.

Đấng Cứu Thế là Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế. — Khải Huyền 13:8,

Cho nên Ngài cần được “muối” như là sinh tế thật của chúng ta để xóa sạch tội lỗi của chúng ta và đem chúng ta vào một giao ước bằng hữu với Chúa. Đó là một người bạn thật. Lạ lùng quá phải không? Chúng ta cần phải chắc chắn rằng chúng ta trân quý tình bạn của Ngài và nắm lấy toàn vẹn mọi sự tốt lành trong đó.

Không chỉ đặc biệt cho những người chăn Lê-vi thấy hài nhi được bó trong khăn, nhưng tôi tin rằng những cái khăn thật sự được dùng bó hài nhi Giê-su cũng được dùng làm một dấu hiệu cho họ. 

Hãy khám phá ý nghĩa sâu xa hơn của chúng.

Một trong những biểu tượng xưa nhất của đức tin Do Thái là cây đèn có nhiều nhánh, cây đèn có bảy nhánh dùng trong đền thờ. Những thầy tế lễ Lê-vi dòng Kê-hát đốt đèn bảy nhánh trong nơi thánh vào mỗi tối và sau đó làm sạch vào mỗi sáng, thay thế những cái tim cũ bằng những cái mới

Những cái tim này được làm bằng những gì? Bằng áo của các thầy tế lễ. Tất cả những áo hay mảnh vải nào đã bị dơ đến mức không thể tẩy giặt được thì không còn được cho phép mặc trong lúc thi hành sự phục vụ tế lễ. Những mảnh vải này không bị đem hủy đi, thay vì vậy, chúng được cắt vụn ra, sợi vải được dùng cho một mục đích thánh khác. Những cái áo của các thầy tế lễ bình thường được dùng làm những cái tim cho đèn bảy nhánh là đèn phải cháy không ngừng trong Nơi Thánh của đền thờ.

Đây chỉ là một giả thuyết, nhưng tôi rằng vải quấn Chúa Giê-su có thể được làm từ những mảnh vải thầy tế lễ là loại được dùng làm những cái tim đèn bảy nhánh. Nhưng từ đâu mà Giô-sép và Ma-ry có được? Tôi đoán là Ma-ri lấy những miếng vải này từ người bạn dì/cô là Ê-li-sa-bết, là người kết hôn với thầy tế lễ Xa-cha-ri. Ngay khi Ma-ri bước vào nhà của Ê-li-sa-bết là người được phép lạ có thai trong những năm tuổi già, thai nhi trong lòng bà nhảy lên, được đầy dẫy Thánh Linh, Ê-li-sa-bết kêu lên:

42 Cô thật có phước trong giới phụ nữ, thai nhi trong bụng cô cũng được phước. 43 Do đâu tôi được vinh hạnh nầy, là mẹ của Chúa đến thăm tôi? 44 V ì kìa, khi tai tôi vừa nghe tiếng cô chào thì thai nhi trong bụng tôi liền nhảy mừng. 45 Phước cho cô đã tin, vì lời Chúa phán với cô sẽ được ứng nghiệm!

Lu-ca 1:42–45

Thế nên những người chăn chiên dòng tế lễ gặp thiên sứ hiện ra, đi đến nơi những chiên con được dùng làm sinh tế được sinh ra và bọc khăn. Ở đó, họ thấy hài nhi Giê-su được bọc khăn như một con chiên sinh tế Lễ Vượt Qua trong vải quấn của thầy tế lễ được dùng thắp sáng cây đèn bảy nhánh trong đền thờ để biểu tượng cho sự hiện diện và lời hứa đời đời của Đức Chúa Trời! Bây giờ thật dễ hiểu tại sao con trẻ được bọc trong khăn quấn và nằm trong máng cỏ phải là một dấu hiệu hết sức kỳ diệu đối với những người chăn chiên này, vì nó chỉ ra rằng Chúa Giê-su vừa là Chiên Con của Đức Chúa Trời và Sự Sáng cho Thế Gian.

 

Naphtali

(Lược dịch theo: faithgateway.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan