Làm Gì Khi Một Tín Hữu Bỏ Đức Tin?

Share

Bạn có từng đau đớn khi biết rằng một tín hữu hội viên lâu đời của hội thánh đã rời khỏi hội thánh? Đau buồn hơn, khi mà người đó tỏ ra nghi ngờ về những gì mà họ đã tin cậy vào Đức Chúa Trời, Kinh Thánh, Chúa Giê-xu, Hội Thánh và đức tin Cơ đốc?

Nếu vậy, bạn đáp ứng lại như thế nào đây?

Đó là một câu hỏi rất khó phải không? Ngay cả với các mục sư. Đặc biệt với các mục sư.

Trãi qua nhiều năm, sau khi đã vấp phải đủ mọi lỗi lầm, tôi khám phá và tận hưởng việc dùng 10 bước có năng quyền và đối trọng với trực giác… với những kết quả được phước và lạ lùng. Tôi cầu nguyện rằng đó cũng là trãi nghiệm của bạn.

Thứ nhất, hãy yêu thương người đó một cách không điều kiện. 

Thứ hai, mời họ chia sẻ câu chuyện của họ. Khi họ chia sẻ, lắng nghe. Đừng hỏi câu hỏi. Đừng xen vào, trừ khi để nhanh chóng xác định là bạn đang tích cực lắng nghe. 

Thứ ba, đừng bị shock. Sự thật là tất cả chúng ta đều phá vỡ Mười Điều Răn, ít nhất là trong lòng của mình. Những lời thú tội là tốt cho linh hồn, thế nên hãy cứ để cho người đó nói ra. Đừng phản ứng lại với những gì người đó nói, cho dù họ nói cách xấu xa hay giận dữ làm sao. Họ không giận dữ với bạn, cho dù nghe giống như là vậy.

Thứ tư, sau khi người đó kết thúc, cứ giữ im lặng. Tiếp tục lắng nghe. Một người tên Leonard dốc đổ tâm sự cho tôi. Tôi chẳng nói một lời. Tôi chỉ chăm chú lắng nghe. Khi anh kết thúc tôi tiếp tục nhìn vào đôi mắt giận dữ, đau thương sâu thẳm của anh và chẳng nói gì Sau một phút, với sự sầu thảm vô cùng anh nói, “Tất cả những gì tôi cần là hy vọng và thương xót.” Ôi thật là một lời than thở vang vọng sâu xa. Nhưng nếu tôi khởi đầu nói chuyện, tôi sẽ chẳng bao giờ nghe được điều anh cần!”

Thứ năm, một khi người ta nói cho bạn biết điều họ cần, vẫn tiếp tục không nói gì. Sau khi Leonard bảo tôi, “Tất cả những gì tôi cần là hy vọng và thương xót,” tôi vẫn giữ yên lặng trong một phút. Tôi để cho mắt tôi nói chuyện bày tỏ. Mắt và mặt của anh bắt đầu dịu đi và thay đổi Rồi Leonard bảo tôi, “Bởi vì ông lắng nghe câu chuyện của tôi, ông đã cho tôi cả hai.”

Thứ sáu,  làm gì thì làm, đừng hứa hẹn đáp ứng những nhu cầu của họ. Rất thường khi là họ muốn biết câu trả lời cho câu hỏi nóng cháy của họ, “Tại sao?” Bạn không biết câu trả lời. Đừng cố gắng thử đoán. Những đoán mò sẽ chỉ làm hư uy tin của bạn.

Thứ bảy, nếu bạn và người đó có cùng một người bạn có đức tin mạnh mẽ, xem xét thử khả năng mời người bạn đó tham gia vào một thời điểm nào thích hợp trong tương lai. Nếu một người có thể chia sẻ câu chuyện của mình với một người thứ hai, điều đó thường giúp ích. Người bạn chung đó có thể là một mục sư, một người tâm vấn Cơ đốc, hay một người lãnh đạo khác được tôn kính. Hay người bạn chung đó có thể là một người “bình thường” nhưng khôn ngoan mà cả hai người biết là có thể tin cậy.

Thứ tám. Cầu nguyện cho người đó. Và luôn nhắc họ là bạn vẫn luôn cầu nguyện cho người. Sự cầu nguyện sẽ mời gọi Chúa Giê-xu trở lại trong bức tranh đời của họ. 

Thứ chín, vào lúc thích hợp, mời người đó đọc Kinh Thánh với bạn. Đọc một trong bốn sách Tin Lành chung. Khi đọc, cầu nguyện rằng họ sẽ trở lại mối yêu thương với Chúa Giê-xu.

Sau cùng, giữ quan hệ với người đó cho dù bất cứ diễn tiến gì xảy ra. Tình bạn của bạn không phải là do việc họ có hay không có trở lại. Đó là tùy theo Chúa, không phải tùy theo bạn. Bạn có lẽ phải giữ quan hệ mức đó trong nhiều tháng hay nhiều năm trước khi người đó trở lại với đức tin. Đừng bao giờ bỏ cuộc tình bạn. Thật vậy, một số người sẽ bỏ đi. 

Nhưng không bao giờ để cho người khác nói là bạn đã bỏ đi khỏi mối quan hệ.


“Thế thì câu chuyện của bạn là gì?”

Bởi mời người rời khỏi hội thánh chia sẻ câu chuyện của họ, chúng ta biết nhiều hơn là chỉ biết những sự kiện. Nếu lắng nghe cẩn thận, chúng ta có thể đến chỗ biết được cách họ suy nghĩ, cảm xúc và liên hệ đến những người khác.

Quan trọng hơn nữa là một mối quan hệ được tạo nên khi chúng ta chống lại cái cám dỗ hãy nói vào và thay vì vậy chỉ đơn giản lắng nghe câu chuyện của họ, cho dù nó dài bao lâu đi nữa. Vâng, nó có nghĩa là làm bạn phải mất đi nhiều thời giờ và cuộc hẹn công việc khác.

Nhưng một điều sâu đậm xảy ra, giữa người đó và tôi, một khi tôi nghe câu chuyện của người đó, tôi thoáng biết được dấu tay của Chúa trong suốt câu chuyện của người đó. Không có nghĩa là tôi sẽ luôn luôn có cơ hội để đưa vào và sau cùng móc nối quan tâm của họ vào trong câu chuyện của Đức Chúa Trời. Nhưng đó thường là điều sẽ xảy ra một khi tôi nghe được về họ.

Điều ngu dại là gì? Không ai muốn hỏi, “Chuyện của bạn là gì vậy?” Thế nên, có nhiều người đã mất cảnh giác, và có thể vội đưa sự bảo vệ mình vào ngay từ đầu. Nhưng nếu bạn giữ mĩm cười, giữ mình tĩnh lặng, và sau đó hãy hỏi, nhiều điều sẽ bắt đầu.

Vậy nên đừng bao giờ do dự hỏi câu hỏi đẹp nhất.

“Chuyện của bạn là gì thế?”

 

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan