Người ta nói rằng nội dung của một lời cầu nguyện định hình nên người cầu nguyện, bởi vì chúng ta có xu hướng cầu nguyện những gì chúng ta yêu thích và những gì chúng ta yêu thích tạo nên con người của chúng ta. Và điều này không chỉ đúng với các cá nhân, mà còn đúng với các Hội thánh. Giống như khi Hội thánh thời kỳ đầu tiên đã từng cầu nguyện.
Bây giờ, xin Chúa xem xét lời hăm dọa của họ và cho các đầy tớ Ngài dạn dĩ rao giảng lời Ngài. Xin giơ tay Ngài ra để chữa lành và làm những phép mầu, dấu lạ qua danh Đầy Tớ thánh của Ngài là Đức Chúa Jêsus.
— Công vụ 4: 29–30 (BTTHĐ)
Về tất cả những điều họ có thể đã cầu nguyện – và trong tất cả những điều mà các Hội thánh nên cầu nguyện vào nhiều thời điểm khác nhau – Hội thánh non trẻ trong những trang đầu của sách Công vụ muốn Đức Chúa Trời ban cho họ sự dạn dĩ: “Xin ban cho tôi tớ Chúa tiếp tục nói lời Chúa với tất cả sự dạn dĩ. ” Chúng ta với tư cách là các mục sư và Hội thánh của thế kỷ XXI có thể học hỏi từ lời cầu nguyện của thế kỷ thứ nhất này, nhưng để làm được như vậy, trước tiên chúng ta cần quay lại một chương.
Những Lời Đầy Dẫy Chúa Giê-su
Sứ đồ Phi-e-rơ và Giăng đi đến đền thờ vào một buổi chiều thì gặp một người què. Anh ấy đã bị què từ khi sinh ra. Người đàn ông đang làm điều mà anh ta vẫn luôn làm: hỏi xin tiền từ những người đi ngang qua. Nhưng vào ngày đặc biệt này, một điều bất ngờ đã xảy ra. Người đàn ông đi ngang qua đáp: “Tôi không có vàng bạc gì cả, nhưng điều tôi có thì tôi cho anh. Nhân Danh Đức Chúa Jêsus Christ người Na-xa-rét, hãy đứng dậy và bước đi! ” (Công vụ 3: 6).
Ngay lập tức, người đàn ông đã được chữa lành. Anh bật dậy và bắt đầu bước đi. Anh bước vào đền thờ “bước đi, nhảy lên và ngợi khen Đức Chúa Trời” (Công vụ 3: 8). Khung cảnh thu hút một đám đông, vì vậy Phi-e-rơ đã làm những gì Phi-e-rơ vẫn luôn làm. Ông ấy đã tuyên giảng. Bài giảng của ông đầy những sự chứng kiến rõ ràng như pha lê về con người và mục đích của Chúa Giê-su. Ngài là Đấng Thánh và Công Chính (câu 14), Tác giả của Sự sống và là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm cho từ kẻ chết sống lại (câu 15). Chúa Giê-su là lý do, lý do duy nhất, tại sao người què được chữa lành (câu 17).
Sau đó, Phi-e-rơ tiếp tục cho thấy rằng Kinh thánh tiếng Hê-bơ-rơ từ lâu đã tiên báo về Chúa Giê-su, từ Môi-se trong Phục truyền luật lệ ký và lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham trong sách Sáng thế ký, cho đến tất cả các tiên tri “từ Sa-mu-ên và những người đến sau ông” (Công vụ 3:24). Nó luôn luôn nói về Chúa Giê-su, và đáp ứng của mọi người, bây giờ, là dứt khoát phải ăn năn (Công vụ 3:19, 26).
Thế Giới Mới Đột Phá Vào
Những nhà lãnh đạo Do Thái này “vô cùng khó chịu vì [Phi-e-rơ và Giăng] đang giảng dạy dân sự và công bố trong Chúa Giê-su là sự sống lại từ kẻ chết” (Công vụ 4: 2).
Vấn đề không chỉ là Phi-e-rơ và Giăng đang chứng kiến sự phục sinh của chính Chúa Giê-su, nhưng là họ đang nói rằng sự phục sinh của Chúa Giê-su đã dẫn đến sự đột phá của thời đại phục sinh.
Như Alan Thompson viết, “Trong bối cảnh của Công vụ 3–4, sự phục sinh của Chúa Giê-su báo trước sự phục sinh nói chung vào cuối thời đại và hiện có sẵn cho tất cả những ai đặt đức tin nơi Ngài, những phước lành của ‘những ngày cuối cùng’. ”(Công vụ của Chúa Giê-su Phục sinh, 79). Trên thực tế, đó là những gì sự chữa lành của người đàn ông què đang tuyên bố. Sự sáng tạo mới đã xâm chiếm lấy sự sáng tạo cũ.
Trong sự phục sinh của Chúa Giê-su, mọi thứ đã thay đổi. Ngài là đỉnh cao của tất cả các mục đích cứu rỗi của Đức Chúa Trời, và chúng ta không thể bỏ qua điều này mà không có những hậu quả đời đời. Sứ điệp này đã xúc phạm nặng đến các nhà lãnh đạo Do Thái, nên họ đã bắt Phi-e-rơ và Giăng và đưa họ ra xét xử vì tất cả những gì đã xảy ra vào ngày hôm đó.
“Các ngươi đã làm điều này bằng quyền năng nào hay bằng Danh nào?” họ tra hỏi (Công vụ 4: 7). Phi-e-rơ, được đầy dẫy Đức Thánh Linh, và một lần nửa với một nhân chứng rõ ràng như pha lê, nói rằng người què đã được chữa lành nhờ Chúa Giê-su. Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a, người đã chịu chết trên thập tự giá và sống lại, và là người đã được Kinh Thánh Cựu Ước báo trước. Cụ thể, Phi-e-rơ nói rằng Chúa Giê-su là hòn đá được đề cập trong Thi thiên 118: 22, hòn đá bị loại ra bởi những người thợ xây nhưng sau đó lại trở thành đá góc nhà. Không còn mức độ nào có thể cao hơn nữa. Chỉ trong Chúa Giê-su, người ta mới có thể được cứu (Công vụ 4:12).
Hoàn Tất Bởi Tay Đánh Lưới Người
Các nhà lãnh đạo Do Thái đã kinh ngạc. Họ không thể chấp nhận được sự dạn dĩ của Phi-e-rơ và Giăng với sự thật rằng họ là “những người tầm thường ít học” (Công vụ 4:13). Những kẻ này không phải là giáo viên, thậm chí không phải là học sinh, mà là những người đánh cá. Tay đánh lưới người. Điều đó càng làm bối rối các nhà lãnh đạo Do Thái hơn. Những gã tầm thường vô nghề nghiệp này, như chúng vốn là như vậy, đã dạy dỗ mọi người! Và bây giờ chúng cả gan giải thích Kinh Thánh Cựu Ước trước những thầy thông giáo Do Thái đầy kinh nghiệm, bảo cho họ biết Chúa Giê-su là ai, theo Kinh thánh, và họ là ai, theo Kinh thánh.
Những nhà lãnh đạo Do Thái này đã nhìn thấy “sự dạn dĩ ” của họ (Công vụ 4:13), nhưng điều này không chỉ đơn thuần là ám chỉ đến giọng điệu cảm xúc của họ. Sự dạn dĩ của Phi-e-rơ và Giăng không chủ yếu là về sự nhiệt tình hay hành vi của họ – mà là về những gì họ phải nói. Sự dạn dĩ này được liên kết nhiều lần với lời nói trong sách Công vụ, đến nỗi một cách khác để thể hiện “sự dạn dĩ” trong nhiều đoạn văn sẽ là “nói một cách tự do hoặc cởi mở”. Đó là những gì Phi-e-rơ và Giăng đã làm. Họ đã nói rõ ràng, tự do, công khai, mạnh dạn về Chúa Giê-su từ Kinh Thánh Cựu Ước – và họ đã làm như vậy dưới sự đe dọa dữ dội.
Khi họ theo dõi điều diễn ra này, ngay cả các nhà lãnh đạo Do Thái cũng bắt đầu kết nối một số dấu chấm. “Họ nhận ra rằng họ đã ở với Chúa Giê-su” (Công vụ 4:13). Vậy làm thế nào mà những tay đánh lưới người chưa qua đào tạo này lại học cách giải thích Kinh thánh như vậy? Làm sao họ có thể tự tin nói về ý nghĩa của Kinh thánh khi họ chưa bao giờ được dạy? Chà, bởi vì họ đã được dạy dỗ – bởi chính Chúa Giê-su. Họ đã ở với Chúa Giê-su, và vì vậy họ dạn dĩ một cách lạ thường. Họ đã nói rõ ràng về Chúa Giê-su, cả về con người và công việc của ngài, dựa trên những gì Kinh Thánh nói, ngay cả khi điều đó có thể khiến họ phải trả giá bằng mạng sống của họ.
Những Tiếng Nói Được Dấy Lên Cùng Nhau
Đây là sự dạn dĩ mà Hội thánh cầu xin trong Công vụ 4: 29–30.
Các nhà lãnh đạo Do Thái đã cảnh cáo và đe dọa Phi-e-rơ và Giăng không được nói về Chúa Giê-xu, nhưng cuối cùng họ phải thả hai người ra khỏi sự giam giữ. Phi-e-rơ và Giăng đến thẳng bạn bè của họ để tường thuật những gì đã xảy ra. Những người bạn của Phi-e-rơ và Giăng, Hội thánh non trẻ mới thành lập ở Giê-ru-sa-lem, “cùng cất tiếng nói với Đức Chúa Trời” (Công vụ 4:24). Lời cầu nguyện chung của họ cũng phong phú với lời chứng của Cựu Ước cho Chúa Giê-su giống như bài giảng của Phi-e-rơ. Họ biết con người của Chúa Giê-su. Họ biết lý do Ngài đến. Và họ biết thông điệp này sẽ không được ưa chuộng như thế nào.
Và Họ Đã Cầu Nguyện Điều Gì?
Họ không cầu nguyện để có được những lập trường rõ ràng về các vấn đề văn hóa hiện tại, cũng không tăng cường đối thoại với những người theo các đức tin tôn giáo khác, cũng không là về khả năng bác bỏ chủ nghĩa này hay chủ nghĩa kia, cũng không cho sự phát triển của một nền triết học hay văn hóa Cơ đốc đặc biệt (tất cả những điều mà chúng ta có thể cầu nguyện vào những thời điểm nhất định trong Hội thánh). Không có điều nào trong số này là một phần của lời cầu nguyện của Hội thánh trong Công vụ 4. Thay vào đó, họ cầu nguyện để được dạn dĩ nói lời Chúa. Họ cầu xin Chúa ban cho họ kiểu nói mà Phi-e-rơ và Giăng đã làm nên mẫu mực – để làm chứng rõ ràng về Chúa Giê-su là ai từ lời của Đức Chúa Trời, bất kể giá nào, khi mà sự sáng tạo mới tiếp tục xâm chiếm lấy sự sáng tạo cũ.
Ngày nay các Hội thánh của chúng ta có bao giờ cầu nguyện như vậy không?
Chúng ta có thiếu một tấm lòng tương tự? Một góc nhìn tương tự? Hoặc cả hai?
Và như thế, các thành phố của chúng ta cần sự dạn dĩ của chúng ta nhiều như Giê-ru-sa-lem đã làm trong thời của Phi-e-rơ và Giăng. Họ cần bằng chứng rõ ràng như pha lê về Chúa Giê-su là ai và Ngài phải làm gì.
Cầu Nguyện Cho Phục Hưng
Điều gì sẽ xảy ra nếu Hội thánh của Chúa Giê-su Christ, trong tất cả các biểu hiện tính địa phương, được đánh dấu bằng một niềm đam mê kỳ lạ để biết Chúa Giê-su và làm cho Ngài được biết đến? Đây là ưu tiên thực sự của Hội thánh trong mọi thời đại và nền văn hóa.
“Điều tốt nhất, quan trọng nhất mà chúng ta phải nói là những gì chúng ta phải nói về Chúa Giê-su.” Tất cả chúng ta đều nói về Chúa Giê-su, và điều tốt nhất, quan trọng nhất mà chúng ta phải nói là những gì chúng ta phải nói về Ngài. Những thất bại của chúng ta trong việc tuân theo sự kêu gọi này là những lời nhắc nhở về nhu cầu phục hưng của chúng ta – về nhu cầu của chúng ta để cầu xin Đức Chúa Trời. Giống như Hội thánh đầu tiên, ước gì trái tim của chúng ta liên tục đập để làm chứng cho sự vinh hiển của Chúa Giê-su và những gì Ngài đòi hỏi thế giới. Hỡi Hội thánh, điều này cho biết chúng ta là ai. Khôi phục nó, nếu cần và sống tỏ ra nó – mặc dù đó là điều cuối cùng mà xã hội của chúng ta muốn nghe từ chúng ta.
Xã hội của chúng ta muốn Hội thánh “hữu ích” theo điều kiện của xã hội – điều mà J.I. Packer gọi là “phúc âm mới”, một cái thay thế cho phúc âm theo kinh thánh, trong phần giới thiệu của ông về Sự chết của sự chết trong sự chết của Đấng Christ của Owen. Ngược lại với đường hướng chính của phúc âm theo kinh thánh, Packer giải thích, thì mối quan tâm của cái thay thế là chỉ muốn làm cho mọi người cảm thấy tốt hơn. Chủ đề của Phúc âm Kinh thánh là Đức Chúa Trời và những đường lối của Ngài; chủ đề của cái thay thế là con người và sự giúp đỡ mà Đức Chúa Trời ban cho anh ta. Thị trường đòi hỏi cái thay thế, và những người từ chối phục vụ nó có nguy cơ bị coi là không thích hợp hoặc tệ hơn. Chống lại với áp lực ngày càng gia tăng đó, chúng ta nên cầu nguyện rằng chúng ta sẽ nói rõ ràng, tự do, công khai, mạnh dạn về Chúa Giê-su từ Kinh Thánh, bất kể giá nào.
Đây chẳng phải là dấu hiệu của sự phục hưng sao? Đức Chúa Trời sẽ không nhậm lời cầu nguyện của chúng ta như Ngài đã làm cho Hội thánh đầu tiên đó sao?
Khi cầu nguyện xong thì nơi nhóm lại rúng động, mọi người đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, giảng lời Đức Chúa Trời một cách dạn dĩ.
— Công vụ 4:31
Shekinah
(Lược dịch theo: desiringgod.org)
Jonathan Parnell (@jonathanparnell) là mục sư quản nhiệm của Hội thánh Cities ở Saint Paul, Minnesota, nơi ông sống với vợ, Melissa và tám đứa con của họ. Ông là tác giả của Lòng thương xót ngày nay: Một lời cầu nguyện hàng ngày từ Thi thiên 51.