Mười Tai Họa Cho Mười Thần Linh Ai Cập – Phần 2

Share

NHỮNG THẦN VÀ NỮ THẦN AI CẬP TƯƠNG ỨNG VỚI NHỮNG TAI HỌA

  1. Isis – Nữ Thần Chữa Bệnh Và Hòa Bình.

TAI HỌA – TRO SINH RA UNG NHỌT và LỞ LOÉT (Xuất Hành 9:8-9)

TAI HỌA thứ sáu là tai họa đầu tiên không được báo trước và nó tấn công trực tiếp vào chính dân Ai Cập.

   Theo mạng lệnh của Chúa, Môi-se lấy tro từ lò “khổ nạn” và ném lên không trung. Khi bụi từ đống tro tàn bay khắp Ai Cập, nó đọng lại trên người và động vật dưới dạng ung nhọt và lở loét.

   Cũng như hai lần trước, trong suốt các tai họa còn lại của Ai Cập, sự phân rẽ được tạo ra giữa người Ai Cập và con cái Y-sơ-ra-ên, khi Đức Chúa Trời bảo vệ dân giao ước của Ngài. Mức độ nghiêm trọng của sự phán xét của Đức Chúa Trời giờ đây đã trở nên cá nhân, vì nó thực sự được cảm nhận bởi chính con người. Sạch sẽ là điều tối quan trọng trong xã hội Ai Cập. Tai họa này tuyên bố người Ai Cập là “ô uế”. Các pháp sư đã được nhìn thấy trong suốt các tai họa trước đó, không thể thực hiện các nghi lễ với các vị thần và nữ thần Ai Cập của họ trong tình trạng ô uế này, thậm chí không cho phép họ đứng trước Pha-ra-ôn, và khiến từ đây trở đi họ không còn được nhìn thấy trong các đoạn Kinh Thánh kế tiếp nữa.  

   Thật là vĩ đại khi nhận thấy sự tương phản với điều này, khi Môi-se và A-rôn là những người duy nhất còn lại đứng trước mặt Pha-ra-ôn, với sự hỗ trợ của “Một Đức Chúa Trời có thật”.

  1. Nut – Nữ thần Bầu Trời.

TAI HỌA – MƯA ĐÁ PHA TRỘN VỚI LỬA CHỚP NHOÁNG . (Xuất Hành 9:22-23)

  Một lần nữa Chúa cảnh báo trước khi giáng tai họa. Pha-ra-ôn được cảnh báo về sự diệt vong sắp xảy ra, nếu không nghe lời Chúa mà quên đi các vị thần và nữ thần Ai Cập của chính mình.

   Trận mưa đá có tầm cỡ không thể nói được và có khả năng hủy diệt, sẽ trút xuống từ bầu trời

và biến thành lửa khi chạm đất. Đức Chúa Trời, khi cho Pha-ra-ôn thấy rằng “không có ai giống như Ngài trên trái đất”, cho phép những người sẵn sàng nghe lời Ngài và làm theo mệnh lệnh của Ngài, sẽ được cứu.

   Giờ đây chúng ta thấy được có sự chia rẽ giữa người Ai Cập với nhau giữa những người Ai Cập thờ ơ với lời cảnh báo của Chúa và những người Ai Cập “đã cải đạo” theo Chúa. Những người thờ ơ cứ để “nô lệ và súc vật mình ở ngoài đồng” trong lúc những người “tin” Chúa  vâng theo lời cảnh cáo mà đem người và vật còn ở ngoài đồng vào nhà của họ.  

   Chú ý là mưa đá trộn lửa như vậy lại không tàn phá “nhà” của mọi người. 

   Tương tự như vậy, chúng ta được cảnh báo để biến ngôi nhà của mình thành nơi ẩn náu khỏi thế gian tối tăm ngày nay, chúng ta đã được cảnh báo.

   Thật đáng chú ý là các loại cây trồng đã bị phá hủy bởi trận mưa đá, bao gồm cây gai và lúa mạch, đang chín trên các cánh đồng. Hai loại cây trồng cụ thể này không phải là thực phẩm chính trong chế độ ăn uống của người Ai Cập, nhưng được sử dụng đặc biệt hơn cho quần áo và đồ uống của họ. Sự tàn phá này sẽ khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn, dù trong bao lâu mà nguồn cung cấp lương thực của họ là lúa mì vẫn tồn tại.

   Điều này đã mang lại cho người Ai Cập một cơ hội nữa để hướng đến “Một Đức Chúa Trời Có Thật”, và từ bỏ các thần và nữ thần Ai Cập của riêng họ. Chúa vẫn thể hiện lòng thương xót và ân sủng của Ngài.

  1. Seth – Thần Bão và Rối Loạn.

TAI HỌA – DỊCH CÀO CÀO TỪ TRỜI (Xuất Hành 10:4-5)

Pha-ra-ôn vẫn không lắng nghe sứ điệp của Chúa, ông ta vẫn dựa vào các thần Ai Cập của mình.

  Tai họa thứ tám do Đức Chúa Trời đặt ra, thậm chí còn có một mục đích lớn hơn tất cả những lần khác, đó là gây ấn tượng đến nổi Pha-ra-ôn sẽ kể cho cả “con trai và cháu trai của mình” những điều quyền năng của Đức Chúa Trời, do đó dạy cho các thế hệ tương lai về quyền năng về “bàn tay mạnh mẽ của Chúa” trên tất cả các vị thần và nữ thần Ai Cập khác.

  Môi-se và A-rôn đến gặp Pha-ra-ôn với cùng một yêu cầu, “Hãy để cho dân Ta đi để họ phục vụ Ta”, và tuyên bố bản án châu chấu, nếu Pha-ra-ôn không chú ý làm theo. Đây là làn sóng tàn phá thứ hai sau trận mưa đá, và bất kỳ loại cây trồng nào còn nguyên vẹn sau lần đó, sẽ hoàn toàn bị đàn châu chấu từ trên xuống ăn nuốt hết sạch. Tai họa vô tiền khoáng hậu này, chắc chắn ảnh hưởng đến nguồn sống của dân Ai Cập. Bằng cách đánh vào nguồn cung cấp thực phẩm của họ, Chúa đã cho thấy mức chết chóc sẽ lên đến cao độ, nếu họ không thay lòng đổi dạ. Thế mà Pha-ra-ôn vẫn không lắng nghe!

  1. Ra- Thần Mặt Trời

TAI HỌA – BA NGÀY HOÀN TOÀN TỐI TĂM (Xuất Hành 10:21-22)

Giờ đây sự tối tăm ập xuống Ai Cập, không báo trước, như một khúc dạo đầu cho số phận tương lai mà đế quốc Ai Cập sẽ cảm nhận được, khi thông điệp của Chúa không được chú ý tiếp nhận. Họ vẫn hướng về các vị thần và nữ thần Ai Cập của riêng mình. Ba ngày bóng tối – có thể cảm biết được quá rõ ràng là vĩ đại đến mức, có thể cảm nhận được về mặt vật lý – bao phủ vùng đất Ai Cập.

   Mặt trời, vị thần được tôn thờ nhất ở Ai Cập ngoài chính Pha-ra-ôn, không phát ra ánh sáng. Chúa cho thấy rằng Ngài có quyền kiểm soát mặt trời như một bằng chứng rằng Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có quyền tối cao đối với sự sống và cái chết. Tác động tâm lý và tôn giáo sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến người Ai Cập vào thời điểm này. Bóng tối là đại diện của cái chết, sự phán xét và tuyệt vọng. Bóng tối là sự vắng mặt hoàn toàn của ánh sáng.

  1. Pha-ra-ôn – Thần Tối Cao Của Ai Cập.

TAI HỌA – TẤT CẢ CON ĐẦU LÒNG ĐỀU BỊ GIẾT CHẾT (Xuất Hành 11:4-7)

Pha-ra-ôn, vua của Ai Cập, được người Ai Cập tôn thờ vì ông được coi là vị thần vĩ đại nhất của Ai Cập. Người ta tin rằng ông thực sự là con trai của Ra, hiện thân bằng xương bằng thịt.

   Sau khi tai họa sự tối tăm trên khắp xứ đã được dỡ bỏ, Pha-ra-ôn tiếp tục vị trí “mặc cả với Chúa” và đưa ra một “thỏa thuận” khác cho Môi-se. Vì hầu như tất cả các loài gia súc và mục súc của Ai Cập, đã bị tiêu diệt bởi những đợt phán xét trừng phạt của Chúa, nên Pha-ra-ôn giờ đây đã đồng ý với yêu cầu được đưa ra, để cho người Y-sơ-ra-ên ra đi, nhưng họ phải bỏ lại những con vật của mình.

   Đây là một lời đề nghị hoàn toàn không thể chấp nhận được, vì những con vật này sẽ được dùng làm của tế lễ thực tế cho Chúa. Chúa không thỏa hiệp khi Ngài đã đặt ra các điều khoản.

Tức giận vì bị từ chối, Pha-ra-ôn tuyên bố về tai họa chết người cuối cùng sẽ giáng xuống đất từ ​​chính môi miệng của mình khi ông cảnh cáo Môi-se: “Hãy lui đi cho khuất mắt ta! Hãy giữ mình, đừng bao giờ nhìn mặt ta nữa, vì ngày nào ngươi thấy mặt ta thì sẽ chết! (Xuất Hành 10:28)

   Và Môi-se nói: “Đức Giê-hô- va phán:Khoảng nửa đêm Ta sẽ tuần hành khắp Ai Cập.     

   5 Tất cả các con trưởng nam trong xứ Ai Cập sẽ chết, từ thái tử của Pha-ra-ôn đang trị vì cho đến con cả của người hầu gái đang xay cối, và cả đến con đầu lòng của súc vật nữa. 6 Khắp Ai Cập sẽ có tiếng kêu khóc inh ỏi như chưa từng có và cũng sẽ chẳng bao giờ có như vậy.” (Xuất Ai Cập 11:4a-6).

   Tại thời điểm này, sự vâng lời thụ động mà con cái Y-sơ-ra-ên đã thể hiện, giờ đây đã chuyển sang mức độ vâng lời tích cực. Họ được đưa ra những hướng dẫn nghiêm ngặt để tuân theo, để họ cũng không bị sự phán xét của tai họa cuối cùng này do Chúa gửi đến. Những hướng dẫn được biết đến như là “Lễ Vượt Qua”, “Lễ Bánh Không Men” và “Luật Con Đầu Lòng.” Trong những nghi lễ này, là sự bày tỏ luật về của tế lễ, luật Phúc Âm và luật thánh hóa, tất cả những yêu cầu cần thiết để nhận được sự cứu rỗi tận cùng, để khỏi cái chết thuộc linh.

 “Hãy để cho dân Ta đi để họ phụng sự Ta”

   Là con cái của Đức Chúa Trời ngày nay, chúng ta đã học được qua sự bày tỏ quyền năng vĩ đại này rằng cuối cùng sẽ cần phải “tích cực vâng lời” để nhận được sự cứu rỗi từ “Đức Chúa Trời có một và thật”.

   Nhìn lại những chỉ thị được ban cho Pha-ra-ôn là “hãy để cho dân của Ta đi để họ phụng sự Ta.” Nguyên tắc này phải được thể hiện xuyên suốt. Việc phục vụ Chúa là điều kiện mà dân Chúa cần phải có, và phước lành cho việc thể hiện sự vâng lời và hy sinh này là sự cứu rỗi tối hậu, không phải chỉ để được cứu khỏi cái chết thể xác, nhưng còn khỏi cái chết thuộc linh.

 

Trần Ngọc

(Nguồn: https://owlcation.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan