Năm Dấu Ấn Của Người Lãnh Đạo Hầu Việc

Share

Những ai tuyên xưng mình là Cơ đốc nhân đều hiểu biết rằng người lãnh đạo là người “lãnh đạo hầu việc.” Không ai rõ ràng hơn về điều này như Chúa Giê-xu:

[bs-quote quote=”Nhưng Ngài phán với họ: Các vua dân ngoại lấy quyền mà cai trị, các bậc cầm quyền được gọi là người ban ơn thí phước. Về phần các con thì đừng như vậy, nhưng ai lớn nhất trong các con phải trở nên như kẻ nhỏ nhất, và ai là người lãnh đạo phải như người phục vụ” style=”style-19″ align=”center” author_job=”Lu-ca 22:25-26 (BTTHĐ 2010). “][/bs-quote]

Có thể là chúng ta không luôn luôn đồng ý về vai trò của người lãnh đạo hầu việc. Họ là người rửa chân cho những người khác (Giăng 13:1-17), nhưng trong những lúc khác họ quở trách (Ma-thi-ơ 16:23), và thi hành kỷ luật (Ma-thi-ơ 18:15-20). Nhiều khi họ phải tự túc tài chánh cho đời sống phục vụ (1 Cô-rinh-tô 9:7), rồi trong những hoàn cảnh khác họ phán ra những mạng lệnh mạng mẽ (1 Cô-rinh-tô 5:2; 11:16).

KHÓ THẤY RÕ NHƯ NƯỚC ĐỤC VÌ BÙN

Những nhân tố khác làm dậy bùn lên trong nước làm chúng ta khó thấy rõ được. Tất cả người lãnh đạo Cơ đốc đều có bản tính tội lỗi trong họ. Ngay cả trong khi họ đã đến đỉnh cao trưởng thành, họ vẫn là những đầy tớ có nhiều khuyết điểm. Thực ra hầu hết những lãnh đạo hiện nay vẫn còn chưa đến mức trưởng thành cao nhất của họ. 

Thêm vào đó, khi nhìn vào sự khác biệt giữa người lãnh đạo và những người mà họ phục vụ về tính khí, kinh nghiệm, các ân tứ, những sự kêu gọi và cách nhìn vào sự việc – một cố gắng nào đó của người lãnh đạo chân chính lại bị những người mà họ phục vụ cho rằng đó là một sự cai trị (2 Cô-rinh-tô 1.24). 

Rồi cũng không thiếu những lãnh đạo “ăn nuốt” tín hữu, ích kỷ. Họ là những kẻ một mặt thì lừa dối người tin, một mặt khác thì sống bên ngoài y như là những người lãnh đạo hầu việc.

[bs-quote quote=”Một người lãnh đạo hầu việc luôn tận hiến để tìm nguồn vui cao đẹp nhất cho người mà mình phục vụ” style=”style-20″ align=”right”][/bs-quote]

Nhận ra được đó có phải là người lãnh đạo hay không, là do nhận ra được họ có đời sống hành động với tấm lòng của Chúa Cứu Thế với những mỹ đức thương xót, kiên nhẫn, hạ mình. Đây không phải là điều dễ dàng hay đơn giản. Không bao giờ có một tiêu chuẩn duy nhất về thế nào là người phục vụ hầu việc. Những nhu cầu và mạch sống của hội thánh chung thì rất lớn và trải rộng, đòi hỏi những dạng lãnh đạo và ân tứ khác nhau. Chúng ta phải tránh thành kiến riêng của mình khi đánh giá những tấm lòng của những người lãnh đạo. Mỗi một người trong chúng ta bị thu hút đến một loại người lãnh đạo nào đó nhưng tiêu chuẩn của chúng ta có thể không đáng tin cậy và khắc nghiệt! 

NHỮNG DẤU ẤN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO HẦU VIỆC

Dù vậy, Tân Ước dạy chúng ta hãy cẩn thận khi nhận biết về sự xứng hợp của người lãnh đạo (Thí dụ, 1 Ti-mô-thê 3:1-13). Những dấu vết nào mà chúng ta cần nhìn ra để biết đó là người lãnh đạo có nền tảng phục vụ hầu việc như của Chúa Cứu Thế Giê-xu? Đây không phải là một ghi nhận đầy đủ nhưng nói về năm nền tảng của một người hầu việc theo gương Ngài.

1. Người Lãnh Đạo Hầu Việc Tìm Kiếm Sự Vinh Hiển Cho THẦY Của Mình. 

Người THẤY này không phải là danh tiếng hay mục vụ hay đàn chiên; nhưng chính là Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu dạy: 

[bs-quote quote=”Người nào tự nói theo ý mình thì tìm vinh quang cho riêng mình, còn ai tìm vinh quang cho Đấng đã sai mình là người chân thật, trong người ấy không có điều gì bất chính ” style=”style-19″ align=”center” author_job=”Giăng 7:18″][/bs-quote]

Một người lãnh đạo giống Đấng Christ là người “nô lệ” của Ngài. Họ chấp nhận khi không được công chúng chấp nhận, không có vị trí nổi bật trong con mắt con người hay không có an ninh tài chánh (Ê-phê-sô 6:6). Họ chỉ biết tận trung với Ngài. Theo đó, người lãnh đạo hầu việc là người“đã thề nguyện. Dù phải bị tổn hại vẫn không thay đổ.” (Thi Thiên 1:54)

2. Người Lãnh Đạo Hầu Việc Tận Hiến Tìm Sự Vui Mừng Cao Đẹp Nhất Cho Những Người Mình Phục Vụ. 

Điều này không có gì đối nghịch với sự tìm kiếm vinh hiển cho người THẦY. Chúa Giê-xu phán: 

[bs-quote quote=”Nhưng giữa các con thì không phải vậy; trái lại, ai muốn làm lớn trong các con, thì phải làm đầy tớ; … Ngay cả Con Người đã đến, không phải để được người ta phục vụ mình, nhưng để phục vụ người ta và phó mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”Ma-thi-ơ 20:26.28″][/bs-quote]

Cho dù tính khí, ân tứ, sức phục vụ hay phạm vi ảnh hưởng là gì đi nữa, người phục vụ sẽ hy sinh để theo đuổi “tiến trình và sự vui mừng trong đức tin,” để dẫn đến sự vinh hiển cao trọng hơn của Chúa (Phi-líp 1:25; 2:9-11).

3. “Người Lãnh Đạo Hầu Việc” Sẽ Từ Bỏ Quyền Lợi Của Mình Để Không Ngăn Trở Tin Lành. 

Xác chứng lý lịch và sự tin cậy của “người lãnh đạo hầu việc” không nằm ở sự kêu gọi, nhưng ở trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Phao-lô giải thích: “nhưng tôi đã tự trở thành nô lệ cho mọi người để có thể chinh phục thêm nhiều người” (1 Cô-rinh-tô 9:19). Có những lúc ông không ăn những loại thức ăn, thức uống, hay không nhận trợ giúp tài chánh từ những người ông phục vụ; có khi ông phải làm việc nuôi mình, chịu đói rách, bị đánh đập, không chỗ ở, hay chịu đựng sự khinh bỉ từ bên trong đến bên ngoài hội thánh (1 Cô-rinh-tô 4:11-13; 9:4-7). Ông cũng quyết định không lập gia đình (1 Cô-rinh-tô 9:5). Tất cả những chuyện này xảy ra cho đến ngày ông tử đạo. Có lẽ tiêu chuẩn là người hầu việc mà Phao-lô đặt ra thật là cao, nhưng tất cả những người lãnh đạo hầu việc đều từ bỏ quyền lợi của họ nếu họ tin rằng điều đó sẽ kết quả thêm được nhiều người cho Đấng Christ.

4. Người Lãnh Đạo Hầu Việc Không Bận Tâm Với Sự Được Biết Đến Và Ca Ngợi. 

Giống như Giăng Báp-tít, một người lãnh đạo hầu việc thấy mình là “bạn của chàng rể” (Giăng 3:29), và không hề bận tâm đến sự nổi bật của vai trò của mình. Ông không nhìn thấy những người với những vai trò ít thấy được là ít quan trọng, cũng không nhìn những vai trò được nhìn biết nhiều là quan trọng hơn (2 Cô-rinh-tô 12:12-26). Ông hết lòng làm tròn vai trò được trao cho, và vui mừng để cho Đức Chúa Trời đặt để vai trò cho mình (Giăng 3:27).

5. Người Lãnh Đạo Hầu Việc Sẵn Sàng Chấp Nhập Và Tạ Ơn Chúa Khi Thời Của Mình Sẽ Qua Đi.

Tất cả những người lãnh đạo phục vụ chỉ phục vụ trong một thời mùa. Một số thời mùa có thể dài, một số ngắn; một số khác thật đầy tràn phong phú; một số được ghi nhận và tưởng nhớ nhưng hầu hết sẽ bị lãng quên. Nhưng tất cả các thời mùa đều sẽ chấm dứt. Khi Giăng Báp-tít nhận biết thời mùa của mình sắp chấm dứt, ông nói, “Ngài phải được tôn cao, còn tôi phải hạ xuống” (Giăng 3:30).

Đôi khi chính người lãnh đạo là người đầu tiên nhận biết sự cuối cùng của thời mùa của mình, đôi khi những người khác nhận ra trước và có khi Chúa để cho một thời mùa chấm dứt trong một cách mà vào lúc đó người lãnh đạo không thể hiểu được. Nhưng một người lãnh đạo hầu việc là người biết tạ ơn Chúa vì Ngài làm cho vai trò của mình chìm mất đi cho mục đích lớn của Ngài. Bởi vì lai lịch con người và chỗ đặt để lòng tin cậy không phải là sự kêu gọi của chúng ta, nhưng là do vị trí của chúng ta là “ở trong” Ngài.

Hãy Biết Ơn Và Cảm Thông Với Những Lãnh Đạo Của Bạn. 

Không một lãnh đạo Cơ đốc nào sống trên thế gian có đủ toàn vẹn 5 dấu ấn nền tảng của bản chất lãnh đạo hầu việc. Chỉ duy Chúa Giê-xu có 5 điều xuất sắc như vậy. Chỉ một mình Ngài có được điều đặc biệt này. Đại đa số các lãnh đạo chúng ta là những người hầu việc bất toàn đang cố gắng bước đi trung tín mà thôi.

Thế nên, một vài ân sủng tốt nhất mà chúng ta có thể trao họ là 1) khích lệ họ khi thấy Chúa ở cùng và ban ân sủng cho họ. Hãy cho họ thấy rõ ràng là chúng ta đang khích lệ họ; 2) Giữ thầm lặng và kiên nhẫn với những vấp ngã của họ và, 3) Tỏ ra đoán xử một cách thương cảm và phản hồi với những quyết định của họ dù đó là những quyết định mà chúng ta có thể đặt lên những câu hỏi và quan tâm của mình. Cả ba điều này có thể dễ dàng áp dụng trong những lúc nói về người lãnh đạo của chúng ta như khi nói với họ.

[bs-quote quote=”Hầu hết những người lãnh đạo của chúng ta là những người bất toàn nhưng họ hết lòng muốn trở nên trung tín.” style=”style-20″ align=”right”][/bs-quote]

Nếu có một người lãnh đạo cần được giúp đỡ để nhận ra kỳ kết thúc của thời mùa chức vụ của mình, hãy để cho những người bạn trung thành của ông đến với ông bằng tình yêu thương, hiểu biết cảm thông, mềm mại và kiên nhẫn khích lệ, và khi cần thiết hãy khiển trách.

Nhưng có một số người như Đi-ô-trép (3 Giăng 9) đầy khuyết điểm tội lỗi hay Giu-đa (Lu-ca 6:16) lộ ra là loài sói. Trong những trường hợp như vậy, một đáp ứng trong ân sủng phải cho thấy được sự thích đáng, có bản tính của Chúa, và trưởng thành là quở trách (Ma-thi-ơ 16:23) và ngay cả biện pháp kỷ luật (Ma-thi-ơ 18:15-20). Chúng ta sẽ thấy là phải đi đến bước này sau khi đã thấy rõ họ thiếu mất đi 5 dấu ấn này.

 

Ánh Dương

(Lược Dịch Theo: desiringgod.org)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan