Năm Tính Cách Của Lòng Tà Ác

Share

Là những cơ đốc nhân phục vụ trong các mục vụ tư vấn, chăn bầy hay giúp đỡ, chúng ta thường có những lúc gặp khó khăn vì phải phân biệt giữa một tấm lòng tà ác và một tội nhân bình thường (có ai mà toàn thiện, không đầy sự yếu đuối và tội lỗi!).

Tôi suy nghĩ đến một trong những lý do chúng ta không nhận ra “tà ác” vì chúng ta thấy khó mà tin rằng ma quỷ thật hiện hữu trong những cá nhân con người. Chúng ta không thể tưởng được rằng có người lừa dối chúng ta vì không có lương tâm, làm tổn thương người khác mà chẳng chút gì hối hận, dựng nên những chuyện giả tạo kinh khủng để hủy hoại danh tiếng của một người nào đó, hay giả vờ là “thiêng liêng” nhưng thật ra chẳng hề kính sợ Chúa gì cả.

Kinh Thánh nói rất rõ là trong dân sự của Chúa có những con chó sói đội lốt chiên (Giê-rê-mi 23:14; Tít 1:10; Khải Huyền 2:2). Đúng là lòng của mỗi một con người có khuynh hướng đến tội lỗi (Rô-ma 3:23), và điều đó bao gồm sự tà ác (Sáng Thế Ký 8:21; Gia-cơ 1:4). Tất cả chúng ta đều thiếu mất dấu chứng của đạo đức toàn thiện của Đức Chúa Trời. Nhưng, hầu hết những người phạm tội không vui thích thả mình vào trong những thúc giục của sự tà ác, cũng không cảm thấy tốt lành khi có chúng. Chúng ta cảm thấy xấu hổ, tội lỗi và đó là điều đúng (Rô-ma 7:19–21). Những điều này không đến từ một tấm lòng tà ác.

Có năm dấu chỉ là bạn đang đối diện với một tấm lòng tà ác hơn là một trái tim bình thường phạm tội. Nếu vậy, thật cần có một phương cách trị liệu khác với những phương cách thông thường

[bs_smart_list_pack_start][/bs_smart_list_pack_start]

Chuyên Viên Sáng Tạo Nên Sự Rối Loạn Và Tranh Chấp

Họ bóp méo sự kiện, lừa gạt, giả dối, tránh né trách nhiệm, chối bỏ sự thực, dựng nên chuyện và che giấu thông tin bày tỏ (Thi Thiên 5:8; 10:7; 58:3; 109:2–5; 140:2; Châm Ngôn 6:13,14; 6:18,19; 12:13; 16:20; 16:27, 28; 30:14; Gióp 15:35; Giê-re7-mi 18:18; Nê-hê-mi 6:8; Mi-canh 2:1; Ma-thi-ơ 12:34,35; Công Vụ 6:11–13; 2 Phi-e-rơ 3:16)

Chuyên Viên Lừa Dối Bằng Những Lời Êm Dịu Và Nịnh Bợ

Nếu nhìn vào trái của đời sống của họ hay qua những lời nói của họ, bạn sẽ thấy không có bằng chứng của sự phát triển hay thay đổi trong Chúa. Tất cả chỉ là khói mù và ảnh giả trong gương (Thi Thiên 50:19; 52:2,3; 57:4; 59:7; 101:7; Châm Ngôn 12:5; 26:23–26; 26:28; Gióp 20:12; Giê-rê-mi 12:6; Ma-thi-ơ 26:59; Công Vụ 6:11–13; Rô-ma 16:17,18; 2 Cô-rinh-tô 11:13,14; 2 Ti-mô-thê 3:2–5; 3:13; Tít 1:10,16).

Tham Muốn Và Đòi Hỏi Quyền Kiểm Soát Và Chỉ Biết Nắm Lấy Quyền Lực Cao Nhất Có Thể Được

Họ bác bỏ mọi góp ý, trách nhiệm và dựng nên luật riêng cho họ sống theo đó. Họ dùng Kinh Thánh cho những gì thuận lợi cho họ nhưng bỏ đi và bác bỏ những phần Kinh Thánh đòi hỏi sự tự cải sửa chính mình và ăn năn (Rô-ma 2:8; Thi Thiên 10; 36:1–4; 50:16–22; 54:5,6; 73:6–9; Châm Ngôn 21:24; Giu-đe 1:8–16).

Đóng Kịch Với Lòng Tốt Của Người Khác, Gian Lận Để Được Ân Sủng

Họ đòi hỏi sự thương xót nhưng không thương xót cho bất cứ ai. Họ đòi có sự đối xử ấm áp, tha thứ và thân mật từ những người mà họ hãm hại không chút xót thương với những nỗi đau họ đã gây ra. Và họ không hề có ý sửa đổi hay bỏ công khó để xây dựng lại niềm tin cậy đã bị tan vỡ (Châm Ngôn 21:10; 1 Phi-e-rơ 2:16; Giu-đe 1:4). Những tấn lòng tà ác không có lương tâm và hối hận.

Họ Không Tranh Chiến Chống Lại Tội Lỗi Hay Tà Ác Mà Lại Vui Thích Trong Chúng

Cũng trong lúc như vậy họ “hóa trang” như là một người công chính (Châm Ngôn 2:14–15; 10:23; 12:10; 21:27,29; Ê-sai 32:6; Rô-ma 1:30; 2 Cô-rinh-tô 11:13–15).

[bs_smart_list_pack_end][/bs_smart_list_pack_end]

 

Bạn Có Biết Ai Như Vậy?

Nếu bạn đang làm việc với những ai tỏ ra những phẩm cách này, điều quan trọng là bạn phải đối diện trực tiếp với họ. Bạn phải nói ra điều tà ác như nó đúng là như vậy. Bạn càng lý giải với họ hay ngây thơ thương xót họ, trong vai trò là người tư vấn Cơ đốc, bạn sẽ càng bị rơi vào “lá bài” hay “game” của họ.

Họ muốn bạn tin rằng:

1. Những Hành Động Kinh Khủng Của Họ Không Có Gì là Nghiêm Trọng Hay Sinh Ra Những Hậu Quả Đau Thương.

Khi họ nói “xin lỗi,” họ nhìn đến bạn như là Mục sư hay người tư vấn Cơ Đốc có trách nhiệm biện hộ cho họ trước những người mà họ làm hại. Họ tin rằng ân sủng có nghĩa là dù họ đã phạm tội nghiêm trọng họ phải được “miễn xá” khỏi những sụp đổ trong quan hệ giữa họ với những người khác. Họ cho rằng sự tha thứ tức là phải cho phép họ được giải hòa toàn diện và họ sẽ áp lực đòi bạn và những nạn nhân của họ phải làm theo như vậy.

Kinh Thánh cảnh cáo chúng ta, “Dù nhận được ân huệ, Kẻ ác cũng không học điều công chính. Sống trong đất ngay thẳng, nó vẫn hành động gian tà, Và không nhìn thấy uy nghiêm của Đức Giê-hô-va (Ê-sai 26.10).

Kinh Thánh dạy rằng chỉ nói thôi không đủ để làm tỉnh thức kẻ tà ác, nhưng những hậu quả đau thương sẽ khiến làm được điều đó. Chúa Giê-su không làm tỉnh thức người Pha-ri-si bằng lời nói chuyện cũng như Đức Chúa Trời không đánh động Ca-tin bằng lời tư vấn (Sáng Thế Ký 4). Hơn nữa, Kinh Thánh cho thấy rằng khi một người thật sự hối lỗi về những đau thương họ đã gây ra, họ mong muốn sữa chữa hay làm lại cho những ai họ đã làm hại bằng tội lỗi của họ (hãy xem đáp ứng của Xa-chê khi ông ăn năn về lòng tham của mình trong Lu-ca 19).

Tim Keller viết như sau:

“Nếu bạn là nạn nhân của một tội ác, nếu bạn bị bạo hành, và hung thủ (hay quan tòa) nói, ‘Xin lỗi, chúng ta không thể bỏ qua được sao?’ Bạn chắc sẽ trả lời, ‘Không, đó là một điều sai công lý.’ Việc bạn từ chối bỏ qua không có gì là bởi sự cay đắng hay thù hận. Nếu bạn bị xâm phạm nặng nề, bạn biết rằng lời nói suông xin lỗi không bao giờ là đủ. Có một chuyện nào đó cần phải được làm – một trả giá để làm cho mọi sự được đúng.”

Như một người tư vấn Cơ đốc không thể thông đồng với sự tà ác bằng cách chỉ chú tâm về nạn nhân, đòi hỏi người đó tha thứ, quên đi và phải tin cậy trở lại trong khi không có một chút dấu hiệu thay đổi bên trong nào của kẻ gây ra. Châm Ngôn chép, “Tin cậy kẻ bất trung trong ngày hoạn nạn. Giống như răng bị gãy, như chân bị trẹo đi.” (Châm Ngôn 25.19). Đó là một sự ngu dại.

Người tà ác cũng sẽ tìm mọi cách để bạn in rằng…

2. Tôi có thể nói như một Cơ đốc nhân tin Kinh Thánh nhưng không cần hành động của tôi phải đi đôi với lời nói.

Hãy nhớ là Sa-tan đội lốt như la 2 thiên sứ sáng láng (2 Cô-rinh-tô 11.13-15). Nó biết rõ về tín lý chân thật hơn cả bạn và tôi biết, nhưng lòng của nó là tà ác. Tại sao? Bởi vì dù nó biết chân lý nhưng nó không tin hay sống với chân lý.

Kinh Thánh có những lời rất mạnh về những người không hành động như lời nói (1 Giăng 3.17,18; Giê-rê-mi 7.8,10; Gia-cơ 1.22,26). Khi Giăng Báp-tít quở trách những người lãnh đạo tôn giáo, ông nói, “Vậy, hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn.” (Lu-ca 3.8)

Nếu hết tuần đến tuần khác mà bạn chỉ nghe những lời nói nhưng không có một chút gì thay đổi, bạn có đủ lý do để đặt câu hỏi về quan hệ với Chúa của người đó.

Một kẻ tà ác có thể thay đổi được không?

Một phần của sự trưởng thành của những người lãnh đạo là chúng ta được huấn luyện để phân biệt điều và tà ác. Tại sao điều đó quan trọng đến thế? Vì ma quỷ luôn hóa trang là tốt lành, và không có ơn phân biệt thì chúng ta dễ dàng bị lừa dối (Hê-bơ-rơ 5.14)

Khi bạn đối mặt với sự tà ác, có nhiều cơ hội tốt khiến lòng tà ác chấm dứt khuyến dụ bạn bởi vì sự tối tăm ghét ánh sáng (Giăng 3.20) và tấm lòng ngu dại và tà ác chống trả sự sửa dạy (Châm Ngôn 9.7,8). Kết quả đó tốt hơn là cho phép lòng tà ác tin rằng bạn đang cùng phe với nó, hay ý tưởng “có lẽ người đó không đến đỗi tà ác như vậy” hay “có vẻ là người đó thật lòng ăn năn” hay “dường như người đó đang muốn thay đổi” – trong khi thật sự thì người đó không một chút nào thay đổi.

Đa-ni-ên nói, “Kẻ ác sẽ tiếp tục làm ác” (Đa-ni-ên 12.10) và đây là câu hỏi, bạn có nghĩ được là kẻ tà ác có thể thật sự thay đổi?

 

(Nguồn: crosswalk.com)

Dịch: Văn Bình

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan