Năm Triệu Chứng Biến Thành Tôn Giáo Nhưng Không Có Phúc Âm

Share

Làm một bài kiểm tra nhỏ để xem những triệu chứng này bén nhẹm trong lòng của bạn hay chưa? 

Tính tự hào về tôn giáo như là căn bệnh kỳ lạ này – khi bạn mang bệnh này, nó làm cho mọi người xung quanh bạn muốn buồn nôn. Ngay cả sứ đồ Phao-lô, trong một cách nào đó, suy nghĩ rằng những người tự hào về tôn giáo có thể làm một số điều thật kinh khủng.

[bs-quote quote=”17 Còn bạn, nếu bạn mang danh là người Do-thái, ỷ lại vào Luật Pháp, tự hào về mối liên hệ với Ðức Chúa Trời, 18 cho rằng mình hiểu biết ý muốn Ngài, biết phân biệt đúng sai nhờ đã được dạy dỗ từ Luật Pháp, 19 và cho mình là người dẫn đường cho người mù, ánh sáng cho người đi trong tối tăm, 20 giáo sư của người khờ dại, thầy cô của người ấu trĩ, và có Luật Pháp là hiện thân của tri thức và chân lý, 21 vậy tại sao bạn dạy người khác mà không dạy chính mình? Bạn giảng đừng ăn cắp, mà bạn có ăn cắp không? 22 Bạn cấm người ta ngoại tình, mà bạn có ngoại tình không? Bạn gớm ghiếc sự thờ lạy thần tượng, mà bạn có cướp đồ trong các đền miếu không? 23 Bạn tự hào về Luật Pháp, mà bạn có làm nhục Ðức Chúa Trời vì đã vi phạm Luật Pháp không? 24 Như có chép, Vì cớ các ngươi, danh Ðức Chúa Trời đã bị nói phạm giữa các dân ngoại.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”Rô-ma 2:17–24″][/bs-quote]

Nếu bạn có tự hỏi: Vâng, người Do-thái làm tất cả mọi điều này. Những người dân ngoại và người chưa biết Chúa có thể thấy dưới vỏ bọc bề ngoài tôn giáo đó, tâm hồn người Do-thái vẫn có thể bại hoại như những người khác. Và, tệ hơn nữa, tôn giáo của họ làm cho họ xấu hơn nữa. 

Đây là năm triệu chứng mà tôn giáo mang lại cho con người từ xưa và cho đến hôm nay (Tôi đã phỏng theo những triệu chứng này từ những cảm nghiệp của ông Ms. Tim Keller từ sách Rô-ma 1-7): 

1. Tôn giáo không có Phúc âm tạo ra những người tự mãn: 

Những người phó thác vào tôn giáo đi quanh quẩn với một không khí làm buồn nôn một cách kín đáo. Họ sống một cuộc sống tự phụ, giống như là họ đã có hết mọi sự. Nếu bạn nghĩ bạn không phải là những người này, hãy tự hỏi bản thân: Khi bạn nghe thấy con của một người bạn của bạn quậy phá trong trường, có phải bạn phản ứng cả quyết rằng, “Con của tôi không bao giờ làm như vậy.” Hãy thật lòng, chẳng phải là chúng ta sẽ nói là “Không trách được, bởi vì dạy con là chuyện khó lắm. Con của tôi còn có những vấn đề tệ hơn vậy nữa, nhưng cảm ơn Chúa nhờ ân điển của Ngài vì nếu không có điều đó thì tất cả con cái của chúng ta sẽ bị khốn nạn thay”? 

2. Tôn giáo không có Phúc âm tạo ra những người nhạy cảm quá mức. 

Vì nghĩ rằng nhân cách của họ được xây dựng trên sự công bình của chính họ, không có ai có thể làm giảm sút hay đặt vấn đề với họ được. Và nếu như có ai đó đặt câu hỏi về sự tốt lành của bạn, hãy coi chừng nhé. Những lời phê bình này đột nhiên trở thành một sự phiền phức hoặc có khi thật đau lòng. 

Khi có ai đó nói về tội lỗi của bạn, bạn sẽ phản ứng như thế nào? Bạn có phản ứng bằng cách bảo vệ mình? Hoặc bạn bắt đầu nêu ra những vấn đề tâm lý mà người này đang gặp phải? Hoặc bạn nhận sự quở trách đó và cầu xin Đức Chúa Trời để giúp đỡ bạn nghe điều đó? (Tôi nhắc lại, hãy thật lòng!) 

3. Tôn giáo không có Phúc âm tạo ra những người hay phán xét. 

Những người tự hào về tôn giáo cần tìm kiếm những người tệ hơn họ. Đức công chính trở thành một cuộc thi đua, và cách duy nhất để tôi có thể thắng trong cuộc thi này là tự nâng mình lên trên mọi người khác. Như vậy nó làm cho chúng ta trở thành một loại người có thể chỉ ra những điều xấu từ mọi người khác (ok, tất cả mọi người), nhưng kỳ lạ làm sao nó lại làm cho chúng ta không thể thấy điều sai trái của riêng chúng ta. Tệ hơn nữa, nó làm cho chúng ta vô cùng khắc nghiệt với tội lỗi của người khác. Chúng ta không đối xử với người khác với lòng trắc ẩn, nhưng với sự phán xét. 

Keller viết thật đúng: 

“Ở mức tốt nhất bạn sẽ trở nên lạnh lùngvới và hay phán xét những người đang gặp khó khăn. Thay nói những lời khích lệ những người đang trăn trở, giúp nâng tinh thần họ lên, bạn lan truyền tin đồn về họ cho người khác, để so sánh làm cho bạn trở thành một người tốt. Dấu hiệu rõ ràng của triệu chứng này là không ai muốn chia sẻ nan đề của họ với bạn, và bạn rất trở nên rất phòng vệ khi người khác chỉ ra nan đề của bạn.” 

Tôi có nói đúng không? 

4. Tôn giáo không có Phúc âm tạo ra những người đạo đức giả. 

Tôi nghĩ rằng những người đạo đức giả chỉ có biết “lý thuyết” về Lời Chúa. Họ thích học những khái niệm về lẽ thật hơn là muốn những lẽ thật này đối đầu với họ. Họ thích viết ra những khái niệm về lẽ thật hơn là họ muốn được những lẽ thật này thay đổi. Nhưng sự trớ trêu là Kinh Thánh được chép ra không phải là để cung cấp những thông tin nhưng để biến đổi chúng ta. 

Keller cho rằng, “Một người cơ đốc nhân thực sự nhận thấy Lời Chúa “hằng sống và năng động,” khi họ nghe hoặc đọc Lời ấy, họ được bắt phục, an ủi, phấn khởi, khuấy động, tan chảy, đánh hạ xuống hay khích lệ”. 

Một điều nên tránh là khi chúng ta đọc Lời Chúa chỉ để tìm sự thích thú – hoặc tệ hơn, thấy Lời ấy luôn luôn là áp dụng cho người khác (mà không phải cho chính mình). 

5. Tôn giáo không có Phúc Âm tạo ra những người không có an ninh. 

Cảm giác không an ninh biểu hiện trong những câu hỏi sâu thẳm trong linh hồn: Tôi có đủ tốt không? Những người khác có xem tôi là một người tốt không? Đức Chúa Trời có xem tôi là một người tốt không? 

Sống với những câu hỏi này như là những nhiên liệu không chỉ làm chúng ta kiệt sức mà còn làm cho những người xung quanh chúng ta kiệt sức. Chúng khiến chúng ta như là đứng lên sân khấu và chứng tỏ ra những đức tính của mình. Chúng làm cho chúng ta chăm chút cho một hình ảnh của mình thật hoàn hảo để đăng lên các trang mạng xã hội. Chúng luôn luôn đòi hỏi những người khác phải xác quyết về mình. Và khi chúng ta đặt những áp lực đó lên những người xung quanh chúng ta là khi họ sẽ nhận chìm xuống dưới áp lực đó. 

Lập luận của Phao-lô trong Rô-ma là một trong những lời phê phán mạnh mẽ nhất được viết ra về tính tự hào tôn giáo. Phao-lô đánh vào tính tự hào tôn giáo, không phải vì nó không có giá trị, nhưng vì nó thường là nền tảng của sự tự xưng công nghĩa. Nếu không có Phúc âm, tính tự hào tôn giáo trở thành một thứ độc hại làm chúng ta tự mãn, quá nhạy cảm, hay phán xét, giả hình và không an ninh. 

Trái lại, khi chúng ta sống trong ánh sáng của Phúc âm, thấm nhuần ân điển của Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta trong Đấng Christ, chúng ta sẽ được thay đổi từ vinh quang này đến vinh quang khác – không phải từ một luật lệ mới hoặc bởi một tôn giáo mạnh mẽ hơn, mà từ Đức Thánh linh của sự tự do và sự sống. 

 

Mark & Ngọc Nga

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan