Người Tin Kính Ít Đau Khổ Hơn, Nhiều Hy Vọng Hơn Và Còn Hơn Nửa Cho Những Người Tình Nguyện Phục Vụ

Share

Rất nhiều nghiên cứu tỏ ra rằng, những người tin và sống theo lối sống của Cơ Đốc Nhân sẽ thụ hưởng được đời sống lâu hơn, tốt hơn, thịnh vượng hơn và ít căng thẳng hơn.

   Các nghiên cứu mới từ các tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới cho thấy rằng những Cơ Đốc Nhân tích cực thực hành đức tin của mình ít có khả năng trở nên buồn khổ trong thời kỳ khủng hoảng và phong tỏa toàn cầu (thời đại dịch Covid-19), sống với nhiều hy vọng hơn và có nhiều khả năng giúp đỡ những người chung quanh mình hơn.

   Hai nghiên cứu cho thấy trong đại dịch COVID-19 những người có niềm tin tôn giáo ở Vương quốc Anh ít bị đau khổ hơn – và đức tin của họ càng mạnh mẽ thì họ càng ít bị đau khổ hơn. Cùng lúc đó, một cuộc khảo sát thứ ba ở Hoa Kỳ cho thấy những người thường xuyên đi nhà thờ là những người ít thấy mình là người cô đơn nhất. Họ hài lòng với cuộc sống hơn nhất và tình nguyện làm việc từ thiện nhiều hơn so với khi bình thường.

   Các tổ chức nghiên cứu đặt cơ sở ở Anh, Úc và Ấn Độ kết luận: “Niềm tin tôn giáo làm giảm đáng kể các kết quả tiêu cực về sức khỏe tâm thần liên quan đến Covid-19”. Niềm tin mạnh mẽ đã làm giảm 60% mức đau khổ khi bị nhiễm COVID. Trong khi các nhà nghiên cứu cố gắng kiểm soát các tiêu chí rõ ràng có tính chồng chéo với nhau như chủng tộc, giới tính và tình trạng việc làm, thì họ nhận thấy là “chỉ có tôn giáo mới có tác dụng cải thiện đáng kể về sức khỏe tâm thần do bị nhiễm Covid gây ra.”

   Nhưng lợi thế đó “được thúc đẩy mạnh mẽ bởi việc tham dự các buổi lễ tôn giáo,” chứ không chỉ bởi lời cầu nguyện hay niềm tin tinh thần. Những khu vực có “mức độ nghiêm ngặt về phong tỏa cao hơn”, ngăn cản những Cơ Đốc Nhân tham gia các buổi thờ phượng hiện diện trực tiếp, “làm xói mòn mọi lợi ích đến từ niềm tin tôn giáo.”  Họ cũng nhận thấy rằng ngay cả việc tham gia các buổi thờ phượng trực tuyến cũng phần nào làm giảm bớt sự đau khổ của mọi người.

   Theo một nghiên cứu khác, những người nghiêm túc thực hành đức tin của mình sẽ bị đau khổ ít hơn trong thời gian phong tỏa vì đại dịch ở Anh. “Những người có niềm tin tôn giáo (ở chỗ nó tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của họ) chịu đựng sự gia tăng bất hạnh hoặc trầm cảm” trong đại dịch ở mức giảm đi 1/5 so với những người khác.

   Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết việc đi nhà thờ cũng ảnh hưởng đến các tín đồ người Anh. Vương quốc Anh đã thực hiện nhiều biện pháp sâu rộng hơn Hoa Kỳ, đóng cửa hoàn toàn các nhà thờ. “Khi những nơi thờ phượng bị đóng cửa, những người theo đạo Hồi và Công giáo phải chịu thiệt hại một cách không cân xứng,” vì cả hai tôn giáo đều nhấn mạnh đến việc tham dự các buổi lễ tôn giáo hàng tuần.

   “Những nghiên cứu gần đây của Anh về mối tương quan giữa tôn giáo và hạnh phúc không có gì đáng ngạc nhiên. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi việc đóng cửa nhà thờ có liên quan đến mức độ buồn khổ cao hơn,” David Closson, giám đốc Trung Tâm Thế Giới Quan Kinh Thánh tại Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình, nói với The Washington Stand.

   “Là những sinh vật có bản tính quan hệ, con người phải sống trong một cộng đồng. Closson, người đã thảo luận về các khía cạnh khác của cuộc khảo sát Pew trên “Washington Watch với Tony Perkins, cho biết, việc phong tỏa đã tước đi sự kết nối của mọi người với những người khác”, điều này khiến mọi người “đau khổ về mặt cảm xúc, thể chất và thậm chí cả tâm linh”. Closson cho biết mối tương quan như trên có thể hiểu được vì “bản chất con người bao gồm các thành phần tâm linh và thể chất”.

   “Các nhà thờ từ chối đóng cửa hoặc nhanh chóng mở cửa lại đã tạo cơ hội cho sự khích lệ trong việc đem lại những sự gần gũi với những người khác,” Closesen nói vớiTWS.

   Theo một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew, những Cơ Đốc Nhân cũng có thể hài lòng với cuộc sống, tình nguyện và tham gia vào các công việc dân sự, đồng thời cảm thấy hy vọng hơn là những người không có niềm tin.

   Những người tham dự các buổi thờ phượng ít nhất là một lần hàng tháng nói rằng họ cảm thấy hy vọng cao hơn gần 50% và có khả năng cảm thấy cô đơn bằng một nửa so với những người vô thần. Những Cơ Đốc Nhân tích cực nhất cũng có khả năng tình nguyện cao hơn 58% so với những người tự nhận mình là “không niềm tin tôn giáo”. Những người đi nhà thờ thường xuyên có nhiều khả năng nói rằng họ hài lòng với cuộc sống của chính mình, gia đình và cuộc sống cộng đồng nhất. Những người theo đạo Cơ Đốc đi nhà thờ ít nhất là hàng tháng cũng có khả năng tình nguyện tham gia các tổ chức từ thiện phi tôn giáo cao gần gấp đôi so với những người nói rằng tôn giáo của họ “không có gì đặc biệt”.

   Những Cơ Đốc Nhân đến nhà thờ thường xuyên có nhiều khả năng bỏ phiếu hoặc liên hệ với người đại diện của họ hơn một chút. Nhưng những người vô thần thực sự có xu hướng theo dõi tin tức và các vấn đề công cộng nhiều hơn một chút so với những người đi nhà thờ.

   Ba nhóm nghiên cứu chỉ xác nhận điều mà nhiều nghiên cứu trước đây đã xác lập: Những người tin vào và sống theo lối sống Cơ-Đốc sẽ tận hưởng cuộc sống lâu hơn, tốt hơn, thịnh vượng hơn và ít căng thẳng hơn:

  • Bác Sỹ Trưởng Vivek Murthy của chính quyền Biden đã cảnh báo vào năm 2023 rằng “sức khỏe của người Mỹ có thể bị suy giảm” nếu không tham gia các buổi lễ tôn giáo.
  • Một nghiên cứu năm 2023 kết luận rằng “việc thực hành tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể” ngăn chặn khả năng tử vong do tự tử, ngộ độc ma túy và bệnh gan do rượu.
  • Một nghiên cứu năm 2023 phát hiện ra “những người Mỹ có tôn giáo có xu hướng tin rằng cuộc sống của họ thường có ý nghĩa hơn những người không có tôn giáo”.
  • Một cuộc thăm dò khác vào năm 2023 cho thấy những người Mỹ tin Chúa và coi trọng hôn nhân có nhiều khả năng “rất hạnh phúc” hơn những người không theo đạo và những người độc thân.
  • Một cuộc thăm dò khác vào năm 2023 cho thấy 82% Cơ Đốc Nhân lạc quan và tự hào về Hội Thánh của họ.
  • Một nghiên cứu năm 2023 kết luận rằng những Cơ Đốc Nhân thực hành thường xuyên đọc Kinh Thánh đạt điểm cao hơn về Chỉ Số Phát Triển Con Người – được xem như là một cách đo lường “hạnh phúc và sự thỏa lòng trong cuộc sống”, “sức khỏe tinh thần và thể chất”, “ý nghĩa & mục đích”, “nhân cách và đức hạnh, ” “các mối quan hệ xã hội gần gũi” và “sự ổn định về tài chính và vật chất” – cao hơn những Cơ Đốc Nhân không thực hành niềm tin hay những người không theo tôn giáo nào.
  • Pew phát hiện vào năm 2019 rằng những người Mỹ thường xuyên tham dự các buổi lễ tôn giáo có khả năng nói rằng họ “rất hạnh phúc” cao hơn 44% so với những người không hoạt động tôn giáo.
  • Một nghiên cứu năm 2019 nhận thấy “tác động hóa giải mạnh mẽ của tôn giáo đối với chứng trầm cảm mạnh hơn đối với những người bị trầm cảm nhất”.
  • Một nghiên cứu năm 2018 của T.H. Trường Y tế Công Cộng Chan thông báo rằng “những người tham dự các buổi lễ tôn giáo hàng tuần hoặc thực hành cầu nguyện hoặc thiền định hàng ngày khi còn trẻ cho thấy họ hài lòng và tích cực hơn trong cuộc sống ở độ tuổi 20 – và sau đó ít có khả năng mắc các triệu chứng trầm cảm, hút thuốc, sử dụng ma túy bất hợp pháp hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục – hơn những người lớn lên với những thói quen tâm linh ít đều đặn hơn.”

   Bí quyết có thể một phần đến từ những dạy dỗ cá biệt của Cơ Đốc Giáo về cuộc sống và thái độ. Kinh Thánh khuyến khích những người tin Chúa “Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay” (Châm ngôn 17:22). Nó nói rằng những Cơ-Đốc Nhân nhận lãnh Đức Thánh Linh sẽ sinh ra những bông trái như tình yêu thương, sự vui mừng, bình an và nhịn nhục (Ga-la-ti 5:22-23). Mỹ đức lớn nhất, tình yêu thương Cơ Đốc, “chịu đựng mọi sự… hy vọng mọi sự, nín chịu mọi sự” (I Cô-rinh-tô 13).

   Tuy nhiên, không thể chối cãi rằng việc đóng cửa đã gây thiệt hại cho các nhà thờ vốn đã mang lại cho người dân sức mạnh và khả năng phục hồi để gánh vác nghịch cảnh. Theo một nghiên cứu vào tháng 11 năm 2023 của Đại học Villanova, mặc dù các nhà tài trợ cá nhân đã tăng cường đóng góp tài chính, nhưng các nhà thờ Tin Lành ngày nay có khả năng chi tiêu ít hơn 10% so với trước đại dịch. Các giáo xứ Công giáo La Mã chứng kiến ​​khả năng chi tiêu giảm 11%.

   “Các xã hội tự do dựa vào vào các thể chế trung gian sống động, cụ thể là những thể chế trung gian giữa cá nhân và nhà nước. Chúng bao gồm gia đình, Hội Thánh và các tổ chức thiện nguyện”, Chủ tịch Liên đoàn Công giáo Bill Donohue cho biết. “Dữ liệu chỉ ra rằng những người tham gia tôn giáo là một điểm cộng cho xã hội; những người không theo tôn giáo nào là một điểm trừ.”

 

DTCMS (BBT)

Lược dịch theo:  https://dailydeclaration.org.au

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan