Gần đây, công tác truyền giáo tập trung vào việc mở mang Hội Thánh. Trong thế kỷ trước, khi Hội đồng Hội Thánh Thế giới hướng đến chủ nghĩa tự do và đại kết (tổ chức World Church Council hướng đến chủ nghĩa tự do “liberalism” và sự hiệp một của mọi dạng thức thần học khác nhau “unity of diversity” – BBT) một vài nhà truyền giáo bắt đầu hạ thấp vai trò của việc mở mang Hội Thánh địa phương. Thay vào đó, họ thích nói về việc mở rộng vương quốc, thiết lập sự bình an hoặc mở ra các hội truyền giáo.
Ngôn ngữ này được cho là có những kỳ vọng ít cứng nhắc hơn về cấu trúc, ít phân biệt giáo lý gây chia rẽ hơn và ít khả năng hội nhập văn hóa hơn. Tuy nhiên, “Hội Thánh” ngày hôm nay lại thịnh hành trong lĩnh vực truyền giáo. Công tác mở mang Hội Thánh ngày càng được xem là mục tiêu truyền giáo.
Bất chấp sự thay đổi tích cực này, ý nghĩa của nhà truyền giáo và giáo sĩ khi nói về Hội Thánh thường vẫn chưa rõ ràng. Vì thế, định nghĩa mục tiêu của Hội Thánh sẽ là yếu tố quyết định để khôi phục lại sự tập trung vào Hội Thánh có khả năng trở thành một hướng đi lành mạnh hay không. Theo Ken Caruthers, tôi hiểu một Hội Thánh vững mạnh là một Hội Thánh đang làm những điều Kinh Thánh nói Hội Thánh phải làm.
Hội Thánh đơn thuần?
Một cám dỗ hiện tại trong công tác truyền giáo là theo đuổi khoa Hội Thánh học “đơn thuần” với mục đích giảm bớt áp đặt văn hóa và gia tăng khả năng mở mang. Những người ủng hộ Hội Thánh đơn thuần thấy thỏa lòng hơn khi tập trung nỗ lực của họ vào việc mở mang những cộng đồng môn đồ theo khuôn mẫu của Công vụ 2:37–47.
Tiếc thay, phân đoạn ấy không có ý định nghĩa về Hội Thánh địa phương. Những chi tiết được ký thuật lại trong phân đoạn ấy cũng không làm giảm những mô tả hoặc chức năng của Hội Thánh địa phương theo Kinh Thánh.
Công tác mở mang Hội Thánh ngày càng được xem là mục tiêu truyền giáo.
Nếu chúng ta nhắm đến không gì khác hơn là sự hiểu biết trọn vẹn về Kinh Thánh – ngay cả những lý do chính đáng là gia tăng sự nhân rộng và hội nhập văn hóa – chúng ta sẽ gây nguy hiểm cho những người phải giải trình vai trò của họ trong Hội Thánh. Trước ý nghĩ đó, tôi sẽ đưa ra ba phân đoạn Kinh Thánh quan trọng để định hướng và định nghĩa mục tiêu mở mang Hội Thánh trên toàn thế giới của chúng ta.
Trụ và nền
Đến cuối 1 Ti-mô-thê 3, sứ đồ Phao-lô đã bàn đến cách mọi người phải cư xử trong Hội Thánh và có những phẩm chất nào để được chọn vào hàng ngũ lãnh đạo trong Hội Thánh. Ông nêu rõ lý do của mình khi làm như vậy rằng: “Ta mong mau mau đến thăm con, nhưng viết thơ nầy, phòng ta có chậm đến, thì con biết làm thể nào trong nhà Đức Chúa Trời, tức là Hội Thánh của Đức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của lẽ thật vậy” (3:14–15).
Nếu tập trung vào Hội Thánh có nghĩa là nỗ lực truyền giáo của chúng ta phải mở mang Hội Thánh, thì mục tiêu ấy được hiểu theo định nghĩa của sứ đồ Phao-lô về Hội Thánh là gia đình của Đức Chúa Trời, là cột trụ và nền tảng của chân lý. Tập trung vào Hội Thánh theo đó đòi hỏi chúng ta phải nhận ra các thánh đồ được ràng buộc trong một giao ước với nhau không đơn thuần nhóm lại chỉ để thông công, khích lệ hoặc đào tạo cho công tác truyền giáo tập trung vào con người. Hội Thánh địa phương là một cộng đồng tôn cao Đức Chúa Trời, nhóm lại thành một gia đình của Đức Chúa Trời hằng sống, thiết lập các chức năng và công nhận các lãnh đạo của mình theo tiêu chuẩn đưa ra.
Những tiêu chuẩn này được ban cho để Hội Thánh bày tỏ (trụ cột) và ủng hộ (nền tảng) lẽ thật. Để bày tỏ sự khôn ngoan và lẽ thật đa dạng của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan và lẽ thật đó phải được bảo vệ khỏi giáo lý và sự dạy dỗ sai trật. Bất kỳ sự thỏa hiệp hoặc sự sai lạc nào được dạy dỗ và tin tưởng sẽ làm sai lệch những điều Hội thánh sẽ bày tỏ với thế gian.
Người nào được giao phó trách nhiệm giảng dạy – những kẻ được sứ đồ Phao-lô gọi là trưởng lão trong phân đoạn này – phải có khả năng giảng dạy Lời Chúa cách đúng đắn, bênh vực giáo lý và phơi bày sự dạy dỗ sai lạc.
Bênh vực và dạy dỗ
Có nhiều chỗ trong Tân Ước, Hội Thánh và các lãnh đạo của Hội Thánh được hướng dẫn phải canh giữ và dạy dỗ giáo lý. Thư 2 Ti-mô-thê là một thí dụ đặc biệt hữu ích khi sứ đồ Phao-lô liên kết tầm quan trọng của Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời được soi dẫn với trọng trách cao quý của ông đối với người được che chở – một trưởng lão của Hội Thánh – để giảng dạy Lời Chúa (2 Ti-mô-thê 2:2; 4:1–2). Điều này rất quan trọng đối với công tác truyền giáo tập trung vào Hội Thánh vì sẽ chỉ ra nguồn gốc và sự truyền bá của giáo lý này ở trong Hội Thánh.
Ngược lại, sứ đồ Phao-lô nêu bật những người có sự dạy dỗ và đồng lõa trong việc cố gắng lôi kéo người ta đến với sự dạy dỗ có hại và sai lạc. Ông nhắc nhở Ti-mô-thê rằng nguồn chân lý của Ti-mô-thê đến từ sự dạy dỗ trung tín mà Ti-mô-thê đã tiếp nhận từ sứ đồ Phao-lô, được đâm rễ từ trong Kinh Thánh mà Đức Chúa Trời đã soi dẫn (2 Ti-mô-thê 3:16). Kinh Thánh có ích – dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy về sự công bình và trang bị.
Để bày tỏ sự khôn ngoan và lẽ thật đa dạng của Đức Chúa Trời, phải bảo vệ khỏi giáo lý và sự dạy dỗ sai trật.
Bên cạnh việc không muốn truyền thụ sở thích văn hóa và sự hiểu biết ngoài Kinh Thánh, các giáo sĩ và những người được họ trang bị trở thành lãnh đạo phải có khả năng giảng dạy Lời của lẽ thật, phát hiện sự dạy dỗ sai lạc và dạy dỗ giáo lý ngay lành. Đây là vai trò của Hội Thánh và các trưởng lão. Mặc dù sự giảng luận có thể mang hình thức khác nhau từ bối cảnh này sang bối cảnh khác, nhưng sự dạy dỗ có thẩm quyền từ Lời Chúa là điều cần thiết để chăn dắt bầy chiên mà mỗi một trưởng lão sẽ phải khai trình vào một ngày nào đó.
Thẩm quyền và trách nhiệm giải trình
Kinh Thánh nhắc nhở người tin Chúa rằng chúng ta sẽ khai trình về đời sống của mình. Trong khi sự cứu rỗi còn được bảo đảm ở trong Đấng Christ, thì công việc của chúng ta vẫn có thể bị thiêu trong lửa (1 Cô-rinh-tô 3:10-15). Ngoài cảnh báo chung đó, các trưởng lão và các giám mục phải biết rằng họ sẽ bị đánh giá với tiêu chuẩn cao hơn. Gia-cơ 3:1 nói rõ điều này: “Hỡi anh em, trong vòng anh em chớ có nhiều người tự lập làm thầy, vì biết như vậy, mình sẽ phải chịu xét đoán càng nghiêm hơn”.
Nếu chúng ta thực sự tập trung vào Hội Thánh trong công tác truyền giáo, chúng ta phải cam kết trang bị cho các trưởng lão địa phương biết giảng dạy Lời Chúa cách đúng đắn (2 Ti-mô-thê 2:15), canh giữ đời sống và giáo lý của họ (1 Ti-mô-thê 4:16), chiến đấu vì đức tin đã truyền cho các thánh đồ một lần đủ cả (Giu-đe 3).
Nếu chúng ta lựa chọn ai đó quá vội vàng cho một vai trò – một vị trí – mà họ chưa có sự chuẩn bị, thì chúng ta phải thừa nhận rằng công tác truyền giáo không chỉ đòi hỏi phải trang bị cho một Hội Thánh biết cách tăng trưởng và mở rộng. Cuối cùng, chúng ta phải trang bị cho các Hội Thánh và những lãnh đạo của họ biết giải trình về hết thảy những điều Kinh Thánh kêu gọi chúng ta phải trở thành và làm theo.
Nguồn: https://tienphong.org