Phục Hồi Mục Vụ Chúc Phước

Share

Trong cuốn sách Và Ta Sẽ Ban Phước Cho Họ, Roy Godwin chia sẻ cách Chúa đã ban thẩm quyền cho những người tin để chúc phước cho con người, cộng đồng, quốc gia và đất đai. Cuốn sách – đã được chứng thực bởi Mục sư Pete Greig và người hướng dẫn thờ phượng Darlene Zschech – được kết hợp với một loạt video của Roy đưa ra lời khuyên thiết thực về việc chúc phước cho các cá nhân và chia sẻ những cuộc tao ngộ có tính phép lạ của ông ở nhiều quốc gia khác nhau.

Christian Today đã nói chuyện với Roy, người sáng lập phong trào Những Nhà Cầu Nguyện Địa Phương và Sáng Kiến Khởi Động ​​Caleb, để nghe suy nghĩ của ông về vấn đề phục hồi mục vụ chúcphước, giảm thiểu (rút gọn) thông điệp phúc âm và vấn đề liệu ông có thấy sự tìm hiểu về Chúa có càng ngày càng tăng lên hay không.

Tựa đề cuốn sách ‘Và Ta sẽ ban phước cho họ’ được lấy từ cuối sách Dân Số Ký chương 6. Tại sao lại đặt tựa đề này cho cuốn sách?

Tôi ráng sức dạy về cách bước vào mục vụ nói lời chúc phước. Hiện tại, tôi tin rằng theo những gì tôi có thể thấy, thì trên toàn thế giới, một trong những điều Chúa đang làm là khôi phục chức vụ chúc phước bằng lời nói.

Mỗi người theo Chúa Giê-su đều có thể nhân danh Chúa Giê-su chúc phước, nhưng họ thường thậtngại làm điều đó vì nghĩ: lỡ không có chuyện gì xảy ra thì sao?

Đức Chúa Trời phán trong Dân số ký chương 6 rằng khi các ngươi chúc phước cho dân ta và đặt danh ta trên họ, ta sẽ ban phước cho họ. Đó là lời hứa mà Chúa đã ban cho chúng ta. Chúng ta cung ứng lời nói, nhưng hiệu quả của phước hạnh đến từ Ngài chứ không phải từ chúng ta. Lời hứa hành động của Ngài để lại trách nhiệm cho Ngài, vì vậy chúng ta có thể thư giãn, nói ra lời và trao mọi việc khác cho Ngài.

Ông đã đề cập đến việc ‘khôi phục mục vụ nói lời chúc phước’. Vậy bộ ôngý nói rằng, vào một thời điểm nào đó, chức vụ này đã bị quên mất đi?

Vâng, rất nhiều như vậy. Ở Vương quốc Anh, việc nói lời chúc phước từ Kinh Thánh vào cuối buổi thờ phượng đã trở nên bình thường. Nó đã bị hạ xuống vị trí đó và thường được gọi là lời chúc phước (benediction). Đó là một cách gọn gàng để nói với mọi người rằng buổi nhóm đã kết thúc! Nhưng kinh thánh bảo chúng ta đó là một phần của sự kêu gọi của chúng ta, chúng ta phải công bố chúc phước trong danh Chúa.

Theo ông thì điều gì là hàng rào cản chính ngăn chặn việc nhận được phước lành của Chúa?

Hầu hết chúng ta tranh đấu trong lòng về vấn để tin rằng Chúa thực sự muốn ban phước cho chúng ta. Chúng ta có thể thấy ra là dễ dàng tin rằng Ngài sẽ ban phước cho những ai khác, nhưng nhiều người lại thấy khó tin được rằng Chúa muốn ‘ban phước cho tôi’.  

Một phần, nó liên quan đến sự hiểu biết của chúng ta về những gì Kinh Thánh nói. Có xu hướng tin rằng ‘Chúa hẳn phải bận rộn với mọi người khác và họ xứng đáng được ban phước nhiều hơn tôi. Tôi không hiểu tại sao Ngài lại muốn ban phước cho tôi.’

Cơ-đốc nhân kế thừa lời hứa trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 7:13: “Ngài sẽ yêu thương anh em, ban phước cho anh em…”  Chúng ta thường không nhận ra Kinh Thánh dạy gì và lời Chúa hứa với chúng ta là như  thế nào. Đơn giản là chúng ta không nhận thức và ý thức rằng Chúa muốn ban phước cho chúng ta. Chúng ta cứ làm như là đó là một mặc khải cho chúng ta khi chúng ta bất ngờ khám phá ra đây là sự thật.

Ông có sẵn chiến lược khi nói lời chúc phước cho những người không tin Chúa không?

Vâng, nếu họ có vẻ thoải mái khi nói về Chúa Giê-su thì tôi sẽ hỏi họ liệu tôi có thể nhân danh Chúa Giê-su chúc phước cho họ không. Nếu chuyện đó OK với họ, tôi sẽ nhân danh Chúa Giê-su chúc phước cho họ, rằng nguyện xin Đức Chúa giúp họ nếm trải và thấy được Ngài tốt lành biết bao và Chúa Giêsu có thể biến chính Ngài thành hiện thực đối với họ.

Đối với nhiều người chưa phải là Cơ đốc nhân, tôi xin hỏi liệu tôi có thể chúc lành cho họ không. Nếu họ nói được, tôi sẽ nói: ‘Nhân danh Chúa Giê-su, tôi chúc phước cho bạn’. Cầu xin Chúa cho bạn biết được mọi điều bạn cần biết để có thể có được cuộc sống tốt nhất có thể.’ Điều đó rất có thể chấp nhận được; nó không mang tính thách thức, nó không mang tính tôn giáo. Mọi người có thể chấp nhận điều đó và tất nhiên, với tư cách là những người theo Chúa Giê-su, chúng ta biết rằng cách duy nhất để người đó có được một cuộc sống trọn vẹn là nhờ Đức Thánh Linh đến để bày tỏ Chúa Giê-su cho họ một cách cá nhân.

Phước lành của Đức Chúa Trời tập trung vào sứ điệp phúc âm. Trong cuốn sách mà bạn đề cập đến việc có một ‘bản tóm tắt phúc âm’ và bởi cách nào mà những Cơ đốc nhân đôi khi rơi vào tình trạngđọc thuộc lòng ‘tóm tắt phúc âm’ như đọc kinh. Có phải thông điệp phúc âm đã bị làm trở nên quá nhỏ và làm thế nào để chúng ta chia sẻ phúc âm mà không làm nó bị loãng đi?

Tôi nghĩ phúc âm đã trở nên nhỏ bé hơn quá nhiều so với ý định của phúc âm! Chúng ta đã cô đọng làm cho nó đậm đặc lại, và nếu muốn, chúng ta có thể tóm tắt phúc âm quá dễ dàng: Đức Chúa Trời tạo dựng nên loài người, Ngài phán rằng điều này là tốt, tội lỗi xâm nhập, và con người sa ngã; họ cần một đấng cứu thế và họ không thể tự cứu mình, vì vậy Đức Chúa Trời đã sai Chúa Giê-su làm Cứu Chúa và nếu chúng ta quay trở lại với Ngài và dâng sự sống mình cho Ngài trong sự đầu phục, thì tất cả những gì Ngài đã làm trên thập tự giá sẽ trở thành của chúng ta, chúng ta được tha thứ, được thanh tẩy và được giải phóng để trở nên tự do. và một ngày nào đó chúng ta sẽ ở với Ngài. Phù! Điều đó rất gọn gàng, rất ngăn nắp và rất chân thực.

Có hai khó khăn với điều này.

Đầu tiên, chúng tôi trình bày các đề xuất và mong đợi mọi người đồng ý với chúng. Vậy là được rồi; mọi người không thể tin được trừ khi họ đã nghe nó. Tuy nhiên, sự tái sinh tâm linh mà Chúa Giêsu nói đến phụ thuộc vào công việc của Thần Lẽ Thật, Đấng đến và biến những lẽ thật đó thành sự mặc khải cá nhân.

Thứ hai, dàn ý ở trên, mặc dù mang tính lẽ thật sáng lạng, nhưng chỉ là một phần của tin lành. Lấy Mác 1 Chương 14 làm ví dụ, nơi Chúa Giêsu được cho là sẽ đến với tư cách là người loan báo Tin Lành của Đức Chúa Trời và nói: “Vương quốc (quyền cai trị) của Đức Chúa Trời đã đến gần. Hãy bắt đầu sống ngay thẳng và tin vào tin lành này .”

Tất cả những gì Ngài nói đến là Vương quốc. Đó là một công việc to lớn mà Chúa đang thực hiện, xâm chiếm một thế giới sa ngã. Chúa Giê-su là người khai mở một trật tự mới cho mọi sự, một con người không có tội lỗi, là A-đam thứ hai.

Đó không chỉ là trường hợp ‘nếu bạn đặt niềm tin cậy vào Chúa Giê-su, bạn sẽ được lên thiên đàng’. Không, nếu bạn đặt niềm tin nơi Ngài, bạn sẽ bước vào sự mới mẻ của cuộc sống hôm nay, và Chúa có mục đích dành cho bạn hôm nay. Đó không phải là tất cả về ngày mai, nó đang thay đổi thế giới và có liên quan thích ứng với cuộc sống của ngày hôm nay.

Ông có cảm nhận hoặc chứng kiến ​​sự khao khát hoặc tò mò của mọi người muốn biết thêm về Chúa trong thời gian gần đây không?

Vâng, tôi có thể nói kể từ sau đại dịch, tôi đã chứng kiến ​​​​sự thay đổi đáng kể. Chắc chắn đã có một sự thay đổi đặc biệt liên quan đến sự cởi mở của mọi người. Ý tưởng của mọi người về những gì họ tin cậy và những gì họ coi trọng trong cuộc sống, những điểm tựa của họ, đều bị tước lấy đi.

Nơi tôi sống, chúng tôi được phép ra ngoài và đi dạo xung quanh vì cơ hội gặp gỡ bất kỳ ai khác chẳng có là bao.  Bằng cách đi bộ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, chúng tôi bắt đầu gặp được những người khác cũng đang làm như vậy. Điều đáng chú ý là cuộc trò chuyện dường như chuyển sang tin lành về Chúa Giêsu một cách tự nhiên.

Kể từ đó trở đi, việc nói chuyện với người khác về đức tin, về những lời cầu nguyện được đáp lời và về Chúa Giê-su đang sống hôm nay và là Chúa của mọi người trở nên dễ dàng. Thực tế là niềm hy vọng được tìm thấy nơi một Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta và muốn điều tốt lành cho toàn thế giới cũng như cho cá nhân chúng ta cộng hưởng với cảm giác sâu sắc về sự phù phiếm của cuộc sống đời nay và những khao khát của tấm lòng về một mục đích trong cuộc sống của họ.

Ông thích nhất câu Kinh Thánh nào trong Kinh Thánh về ơn phước của Đức Chúa Trời?

Đối với tôi đó là câu cuối cùng của Dân Số Ký 6 “và Ta sẽ chúc phước cho họ”. Đó là một lời hứa liên tục giúp loại bỏ nỗi sợ hãi và trách nhiệm. Chúa đang nói ‘bạn chỉ cần nói những lời và Ta sẽ ban phước cho họ’.

Có một chương có tựa đề ‘Chúc phúc cho mặt đất vật chất’. Tại sao việc có chương này lại quan trọng?

Đó là một phần hồng ân vô biên của Chúa. Nếu chúng ta trở lại từ đầu, Đức Chúa Trời đã tạo dựng loài người trong khung cảnh của một khu vườn xinh đẹp, trù phú và sang trọng với hoa quả dồi dào, và Đức Chúa Trời hứa cung cấp sự dinh dưỡng dồi dào. Sau đó, khi tội lỗi đến trong thế gian, không chỉ có loài người bị lọt  vào sự sa ngã; bản thân sự sáng tạo cũng bị ảnh hưởng.

Phao-lô viết trong Tân Ước ở Rô-ma 8:22 về toàn bộ tạo vật đang rên rỉ trong vô vọng, nhưng mong muốn của Đức Chúa Trời là sắp xếp lại trật tự của vạn vật và phục hồi vạn vật. Ngài mong muốn chính sự sáng tạo đó được chữa lành và phục hồi để ca ngợi Chúa và bày tỏ sự vinh hiển của Chúa. Qua nhiều thế kỷ, trên đất liền vào những thời điểm khác nhau, đã xảy ra chiến tranh, đổ máu và thờ thần tượng, tế lễ và các tội lỗi khác mà theo Kinh thánh là làm ô nhiễm đất đai và khởi xướng lênnhững lời nguyền rủa.

Chúng ta được kêu gọi làm con dân của Chúa để dự phần vào công cuộc cứu chuộc đất như một phần trong mục đích vũ trụ của Chúa là cứu chuộc vạn vật – không chỉ con người – và hợp nhất trời và đất dưới sự cai trị của Chúa Giê-su. Chúng ta có thể nhân danh Chúa Giê-su chúc phước cho trái đất này để thấy nó được phục hồi, chữa lành và sinh nhiều hoa trái. Được trang bị với danh và thẩm quyền của Chúa Giê-su Christ, chúng ta đem thuốc giải cho mọi lời nguyền rủa đã giáng xuống cuộc sống và hoàn cảnh của con người, các mối quan hệ và cộng đồng, và thậm chí cả đất đai. Đây quả thực là Tin Lành từ Đức Chúa Trời.

 

 

 

Lược dịch:  DTCMS (BBT)

Nguồn: https://www.christiantoday.com

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan