Sự sai lầm của Stephen Hawking: 3 lý do chắc chắn phải có Đức Chúa Trời.

Share

   Oneway.vn – Stephen Hawking từng nổi tiếng là một người vô thần với biện luận rằng Đấng Tạo Hóa không đóng vai trò gì trong những hiểu biết về vũ trụ.

   “Bởi đã có luật trọng trường”, ông lý giải, “vũ trụ có thể và sẽ tự tạo ra chính nó từ hư không”.

   Nhưng câu lập luận này lại dẫn đến câu hỏi: Nếu loài người có giả thuyết về sự tồn tại của những định luật vật lý, thì đồng nghĩa, ta đã đặt ra những giả định về sự tồn tại của vũ trụ. Như vậy, vũ trụ chẳng thể tự tạo chính nó từ hư không – nó vẫn luôn tồn tại và đang tiếp diễn.

   Hơn nữa, các định luật vật lý không chỉ cần phải tồn tại, mà còn cần phải được xác định cụ thể và chính xác, liệu vũ trụ này là một nơi hiện diện sự sống.

   Trích dẫn đầy đủ lời giải thích của giáo sư vật lý danh tiếng ở Cambridge, John Polkinghome từng nói rằng:

   “Có bốn lực tương tác cơ bản trong tự nhiên, và toàn bộ bản chất vũ trụ, đều bị chi phối bởi giá trị hằng số của bốn lực cơ bản này. Hằng số cấu trúc tinh tế, đặc trưng cho sức mạnh của lực điện từ; hằng số trọng trường của Newton (G), đặc trưng sức mạnh của trọng lực; Và hai hằng số đặc trưng sức mạnh của các lực nguyên tử, g(s) cho các lực mạnh giữ các hạt nguyên tử lại với nhau, và g(w) cho các lực yếu, khiến một số hạt nguyên tử phân hủy và cũng điều khiển sự tương tác của các hạt neutrino.

   Giá trị của tất cả những hằng số này, phải rất chính xác để vũ trụ có thể tạo ra sự sống. Nếu lực hạt nhân yếu g(w) chỉ yếu hơn một chút, vũ trụ ban đầu sẽ chuyển hóa tất cả các nguyên tử Hydro thành nguyên tử Heli trước khi nó nguội xuống dưới nhiệt độ mà các phản ứng hạt nhân vũ trụ ngừng lại.

   Điều này có nghĩa là trái đất sẽ không chỉ không có nước, thứ vô cùng quan trọng với sự sống, mà sẽ chỉ còn có những ngôi sao đốt cháy khí Heli, thứ mà không tồn tại đủ lâu để hỗ trợ sự sống trên một trong các hành tinh của nó. Nhưng nếu g(w) phát triển lớn hơn chút thì sẽ chặn không có các vụ nổ siêu tân tinh sẽ bị ức chế”.

   Ngay cả những nhà vật lý vô thần, cũng lưu ý việc không thể tránh được những ẩn ý suy ra từ việc này. Fred Hoyle, người tiên phong trong nghiên cứu lĩnh vực này, khi nhận ra sức mạnh của các lực hạt nhân lớn cần phải chính xác đến mức nào, để cho phép sản sinh nguyên tử Cacbon bên trong các ngôi sao, dù là người vô thần, ông đã thốt lên rằng “vũ trụ là một điều được bí mật sắp đặt kỹ lưỡng”. Ông không cho rằng một sự tinh chỉnh chính xác đến như vậy chỉ là một điều may mắn ngẫu nhiên”.

   Và đây chỉ là phần nổi của tảng băng được kiến thiết tinh chỉnh rất chính xác kia. Càng ngày lại càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy, sự tiến hóa sinh học bị giới hạn cách chặt chẽ với các cấu trúc phức tạp như mắt tiến hóa nhiều lần độc lập với nhau.

   Những cấu trúc của sự sống, có vẻ như được kết nối chặt chẽ vào thiên nhiên, được tiên định sẽ xuất hiện trong các điều kiện năng lượng thích hợp, chứ không chỉ đơn thuần dựa vào những biến đổi thích nghi ngẫu nhiên. Thiên nhiên quả thật là một điều được bí mật sắp đặt sẵn trong mọi đường.

   Cách giải thích duy nhất khác cho việc hoàn hảo ấy là, vũ trụ của chúng ta chỉ là một trong vô số vũ trụ trong đa vũ trụ rộng lớn, một vũ trụ tình cờ có thể phát triển được sự sống. Tuy nhiên, giả thuyết đa vũ trụ này hoàn toàn không có cơ sở nào. Giáo sư John Polkinghome miêu tả nó là “một suy đoán vật lý siêu hình bản thể học hoang đường”. (Người dịch: vật lý siêu hình (metaphysics) là lĩnh vực triết học lập luận về những gì đằng sau (meta-) thế giới vật lý ta thấy (physics). Bản thể học là triết học lập luận về bản chất nguồn gốc của một vật). 

   Đây là việc dùng cớ đa vũ trụ để giải thích điều ta không biết, vậy nên nó chẳng hơn gì một cách phản khoa học để tránh né sự tồn tại hợp lý của Đấng Tạo Hóa.

   Đúng là trong những năm cuối đời, Stephen Hawking đã cố gắng chứng minh rằng có đa vũ trụ, và bài báo khoa học cuối cùng của ông gần đây, chỉ ra cách ta có thể tìm thấy những dấu vết còn lại của đa vũ trụ trong vũ trụ của mình. Tuy điều này nghe có vẻ đáng trông đợi – nhưng cộng đồng khoa học đã nhanh chóng chỉ ra những lỗ hổng và những hứa hẹn chỉ xoay quanh luận điểm “vũ trụ giãn nở”.

   Nhưng liệu các lập luận từ khoa học và thiên nhiên cho sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa – Đức Chúa Trời có thực sự hợp lý? Có người nói rằng, việc tìm ra vai trò của Chúa trong hiểu biết của ta về vũ trụ là ủng hộ cho quan điểm “Chúa của những điều ta không biết”, để lấp đầy những lỗ hổng kiến thức hiện thời của ta với những hiện tượng siêu nhiên phản khoa học. 

   Và nếu, có khi nào bạn nghĩ rằng hẳn phải do công việc tay Chúa mới giải thích được hiện tượng nào đó, thì bạn đang đồng tình cho hiện tượng tự nhiên “vô tình hữu ý” phản khoa học. Nhưng đó không phải là điều ta đang nói đến ở đây. Chúng ta đang nói về liệu thực sự có tồn tại một Đấng Tạo Hoá, dựa vào những kiến thức hiện nay về vũ trụ hay không.

   Các triết gia, ít nhất từ thời Plato và Aristotle đã biện luận rằng, có một Đấng Tạo Hoá, và rằng Đấng ấy là cần thiết phải có và Ngài đang hành động qua sự vật quanh ta. 

   Kinh Thánh đồng ý về điều này. Sách Rô-ma nói “Vì những gì người ta có thể biết về Đức Chúa Trời thì đã rõ ràng, bởi Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho họ rồi. Những gì về Đức Chúa Trời mà mắt trần không thấy được, tức là quyền năng đời đời và thần tính của Ngài, thì ngay từ buổi sáng thế người ta đã nhận thức rõ ràng khi quan sát các tạo vật của Ngài; cho nên họ không thể bào chữa được”. (Rô-ma 1:19-20)

Chúng ta luôn có một cách để biết rằng có tồn tại một Đấng Tạo Hóa:

  * Thứ nhất, vì vũ trụ được tinh chỉnh rất chính xác để sự sống hiện diện. Điều này cho thấy vũ trụ phải được kiến thiết cho sự sinh sôi nảy nở. “Vũ trụ tự nhiên mà có” là một tuyên bố hết sức vô lý!

  * Lý do thứ hai mà chúng ta biết, Đấng Tạo Hóa phải tồn tại là vì, theo cách lô-gic, vũ trụ không và không thể chỉ có duy vật chất. Hãy xem những định luật về lô-gic và các con số, chúng không phải là vật chất. Luật hấp dẫn, luật nhiệt động học, luật động lực học không phải là vật chất. Và những thông số của các hạt như electron và các trường như từ trường. Chúng là những thực thể phi vật chất, nhưng chỉ định các tính chất và hành động của thế giới vật chất. Chúng là thứ mà Plato, Aristotle và các triết gia gọi là hình thể (forms) – những đặc điểm, thông số phi vật chất của thực tại bên dưới thế giới vật chất và quyết định cấu trúc và bản chất của thế giới vật chất.

   Plato, với nền tảng Cơ Đốc chú ý rằng, những hình thức vũ trụ này giống như các ý tưởng về phi vật chất và đều giống nhau về bản chất. Con người lập luận, chúng là những ý tưởng thiêng liêng – những ý tưởng Đấng Tạo Hóa xác định trật tự tự nhiên – 

   Và quan sát rằng, lý trí con người có thể nắm bắt những ý tưởng đó chính xác là vì chúng cũng là những ý tưởng, và con người có khuynh hướng đi theo bản chất thiêng liêng. Nguyên tắc lô-gic này của vũ trụ, điều đứng đằng sau suy luận của con người và cho phép chúng ta hiểu các hoạt động bên trong của vũ trụ, được gọi là “Lời” bởi các triết gia Stoic (như Plato và Aristotle) – một ý tưởng được nhắc đến trong sách Phúc Âm Giăng và xác định là Đấng Christ – “Ngôi Lời”.

   Đó là vì vũ trụ không chỉ bao gồm có vật chất mà còn có phương diện phi vật chất, lý trí, siêu hình mà lý trí của con người, bằng những suy nghĩ của mình, có thể hiểu dù chỉ là một ít những ý tưởng trong Lý Trí của vũ trụ – một Lý Trí mà ngay cả Stephen Hawking từng nổi tiếng thừa nhận. Hay liệu chúng ta thực sự tin rằng, dù loài người có khả năng để hiểu các quy luật vật lý và toán học, nhưng lại không thể hiểu nổi vũ trụ mà chỉ xuôi theo những hiện tượng tự nhiên đó – ngay cả khi vũ trụ tạo ra chúng ta có năng lực hiểu chúng? Quả là một thành tựu đáng nể vượt quá tầm cho một cỗ máy ngu ngốc!

  * Điều này dẫn tới lý do thứ ba, tại sao chúng ta biết phải có Đức Chúa Trời – Đấng Tạo Hóa: bởi vì sự tồn tại của ý thức, lý trí, ý chí tự do và đạo đức. Tất cả chúng đều đòi hỏi vũ trụ phải có những thứ ngoài vật chất. Đạo đức đặc biệt, đòi hỏi vũ trụ phải có ý tưởng – các ý tưởng như người tốt và xã hội tốt, những điều mà các tác nhân có lý trí có thể nắm bắt chúng bằng hiểu biết của mình, và nhắm tới chúng trong cách cư xử hành động. Vật chất không cho ta đạo đức.

   Vì những lý do trên mà sự tồn tại của Đức Chúa Trời – Đấng Tạo Hóa được các triết gia trong lịch sử xem là chắc chắn. Và không phải chỉ bởi các triết gia Cơ Đốc, mà còn bởi các triết gia không biết Chúa như Plato và Aristotle, và các triết gia hữu thần (tin có thần nhưng không tin Kinh Thánh) như Voltaire và Thomas Paine. Tất cả đều biện luận cho sự cần thiết phải có Đấng Sáng Tạo. Đây là một lẽ thật của tự nhiên và hoàn toàn lô-gic, và không phi lý hơn so với bất kỳ một khẳng định khoa học đã được chứng thực nào.

   Ở thời hiện đại, mà người ta ngay cả với Cơ Đốc Nhân, thường xem sự tồn tại của Đấng Sáng Tạo là một niềm tin không thể chứng minh bằng lý trí. Nhưng đó chẳng phải là điều con người tin suốt lịch sử, và đó chẳng phải là điều Kinh Thánh nói.

   Đức tin Cơ Đốc đúng là, có thể cần một bước đi trong đức tin, để chấp nhận những gì Chúa Jêsus nói về mình – dù những điều đó cũng có thể nhận biết qua tìm hiểu lịch sử. Nhưng nó hẳn không chỉ đơn giản là tin vào Đức Chúa Trời (cách vô lý). Đó là một luận điểm của thần học tự nhiên (rằng kiến thức về Chúa) có thể biết bởi những lý do từ tự nhiên.

   Đây là một luận điểm đã có từ lâu bởi triết học Phương Tây, trước, trong, và sau Cơ Đốc Giáo. Và dù Stephen Hawking có biện luận thế nào, chúng ta cũng chẳng có lý do gì để nghi ngờ về sự tồn tại của Đấng Tạo hoá.

 

 (Nguồn:https://oneway.vn)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan