Sự Tự Tôn Là Tôn Giáo Phát Triển Nhanh Nhất Thế Giới

Share

Trong quyển sách mới đây của họ là Đức Tin Thật: Hãy Là Cơ Đốc Nhân Ngay Cả Khi Xã Hội Nghĩ Bạn Là Kẻ Hết Thời Và Cực Đoan, David Kinnaman và Gabe Lyons cho thấy có đến 84 phần trăm người Mỹ tin rằng: “hưởng thụ là mục tiêu cao nhất trong đời”.

Hơn nữa, 86 phần trăm người tin rằng để hưởng thụ bạn cần phải “theo đuổi những điều bạn mong muốn nhất”.

Còn 91 phần trăm khác khẳng định lời phát biểu nầy: “Muốn biết mình là ai, hãy soi mình thật kỹ”.

Ngày nay, câu trả lời từ Giáo lý Vấn đáp của Westminster đã bị đảo lộn thành: “Mục tiêu tối hậu của loài người là tôn vinh hiển và hưởng thụ bản thân đến đời đời”. Ai cũng có thể đưa ra một dự án về sự tự tôn là tôn giáo phát triển nhanh nhất trên thế giới. Thật ra, nó là một thứ tôn giáo mà A-đam và Ê-va đã bắt đầu.  Nó đã là một thứ đồ cổ trong thế gian (đọc Sáng thế ký 3). Hơn nữa, tôn giáo nầy ẩn mình đằng sau rất nhiều vấn đề chính trị và xã hội nóng bỏng của ngày hôm nay.

Sáu mạng lịnh thiêng liêng

Sau đây là những mạng lịnh thiêng liêng của tôn giáo cổ đại mà thịnh hạnh:

  • Tâm trí bạn là nguồn lực và tiêu chuẩn của lẽ thật, dẫu sao thì hãy tin cậy bản thân. #câutrảlờitừbêntrong
  • Cảm xúc của bạn có uy quyền, nên đừng vặn hỏi (hoặc để người khác thắc mắc) về cảm xúc của bạn. #hãytheolòngmình
  • Bạn đang kiểm soát, nên hãy sử dụng quyền năng vô hạn mà khiến vũ trụ theo như điều bạn mong ước. #sốngtheoýbạn
  • Bạn là tối thượng, nên hãy tỏ ra bạn là người có quyền lực nhất, để tự tôn và hưởng thụ bản thân đến đời đời. #yolo
  • Bạn là summum bonum—tiêu chuẩn của điều tốt—nên đừng để ai ức hiếp bạn với khái niệm vô lý rằng: bạn là tội nhân cần ân điển. #khôngbaogiờthayđổi.
  • Bạn là đấng tạo hóa, nên hãy vận dụng quyền phép sáng tạo vô hạn của mình mà hình thành nên thân phận và mục đích của bạn. #tínhxácthực.

Tôn giáo nầy ẩn mình đằng sau rất nhiều vấn đề chính trị và xã hội nóng bỏng của ngày hôm nay”.

Vấn đề là gì?

Đây là vấn đề của hệ thống tự tôn bản thân—bên cạnh vấn đề hiển nhiên của tình trạng nổi loạn nghịch lại Đức Chúa Trời là: Khi chúng ta cố gắng trở thành cội nguồn của lẽ thật, chúng ta tự lái mình trở nên điên loạn. Khi chúng ta cố gắng trở thành cội nguồn mang lại sự thỏa mãn, chúng ta trở thành những kẻ bất toàn tội nghiệp. Khi chúng ta tự biến mình trở thành mẫu mực của sự tốt lành và công lý, chúng ta trở thành kẻ tự xưng công bình đáng ghê tởm. Khi chúng ta tìm cách tự tôn vinh hiển bản thân, chúng ta càng trở nên kém vinh hiển.

Tại sao? Đơn giản thôi. Chúng ta không phải là Đức Chúa Trời. Chúng ta không được tạo nên để tin cậy vào, để thỏa mãn và để tự mãn về bản thân. Chúng ta được tạo nên để kính sợ một đối tượng có tầm quan trọng và tuyệt vời hơn mình. Chúng ta trở nên tự do và chân thật nhất khi chúng ta biết kính sợ mà không còn nghĩ về cái tôi nữa. Như Albert Einstein nói rằng: “Một người bắt đầu biết sống là gì khi người đó không còn sống cho bản thân mình nữa”.

Chúng ta càng nghĩ về bản thân, chúng ta càng thiếu lòng kính sợ; mà càng thiếu lòng kính sợ, thì chúng ta càng trở nên thiếu tự do và sự toàn vẹn.

Chúng ta được tạo nên để kính sợ một đối tượng có tầm quan trọng và tuyệt vời hơn mình”.

Có hơn 35,000 người mỗi năm thực hiện chuyến đi đầy khó khăn lên ngọn núi Everest ở Nepal, 4.5 triệu người ra đến Grand Canyon, 3,5 triệu người đến Yosemite và 30 triệu người đến thác Niagara. Tận trong thâm tâm, chúng ta thèm cảm giác kinh sợ. Chúng ta được tạo nên cho điều đó, còn khoa học vẫn đang từ từ bắt kịp lẽ thật Kinh Thánh đã có tuổi nầy.

Nhà khoa học Paul Piff thuộc trường Đại học California ở Irvine đã tạo ra phạm trù “cái tôi nhỏ bé” để mô tả hiện tượng nầy. Sau khi trình bày các đề tài của mình cho “các nhà suy luận về sự kính sợ”, thì Piff đã thuật lại là: “chúng ta đã tìm thấy những hiệu ứng tương tự—người ta cảm thấy mình nhỏ bé hơn, sự chú trọng vào cái tôi cũng bớt đi, và thói cư xử lại càng mang tính xã giao hơn”. Sự kính sợ đã khiến mọi người rộng rãi hơn, quan tâm đến nhu cầu của người khác hơn, và để ý đến thiên nhiên nhiều hơn.

Nhà khoa học về hành vi thuộc tiểu bang Arizona là Michelle Lani Shiota đã phát hiện ra sự kính sợ không chỉ gia tăng quyết định của lòng rộng rãi; nó còn cải thiện triệt để nhận thức của chúng ta. Sự kính sợ khiến chúng ta ít rơi vào những tranh cãi tiêu cực và đáp ứng tốt hơn với những tranh luận tích cực. Có một núi các nghiên cứu từ các nhà tâm lý học về mối liên hệ giữa cảm giác kính sợ đã trải qua và sự suy sụp đáng kể của bệnh trầm cảm.

Chúng ta có muốn sống hạnh phúc hơn chăng? Khoa học đã nói rõ ràng. Hãy để sự kính sợ từ một vật nào đó, hoặc là ai đó, lớn hơn chúng ta đến vô cùng tác động đến chúng ta. Nếu chúng ta muốn có một hiệu ứng phản văn hóa lâu dài ở trong xã hội đang chìm đắm vào sự tự tôn, thì hãy lái đời sống của chúng ta vào “Đức Chúa Trời thật rất đáng sợ trong hội các thánh, Đáng hãi hùng hơn kẻ đứng chầu chung quanh Ngài” (Thi thiên 89:7)

———

The Gospel Coalition (TGC) là một nhóm các mục sư và Hội thánh theo trường phái Cải Chánh cùng nhau tập trung vào Phúc âm của Chúa Jêsus trong mọi hoạt động. Tài liệu Nền tảng của The Gospel Coalition chỉ rõ niềm tin, sứ mạng và mục tiêu của tổ chức. TGC muốn Phúc âm của Chúa Jêsus được tấn tới, nhân bội công tác môn đồ hóa và giữ vững lẽ thật của Kinh Thánh là tiêu chuẩn trong Hội thánh, bằng cách thông qua các kênh truyền thông đa phương tiện, các sự kiện, khóa học, sách báo, các lớp đào tạo và nguồn lực trên toàn cầu.

 

(Nguồn: tienphong.org)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan