Tám Dấu Hiệu Của Các Hội Thánh Siêu Ân Điển

Share

Trong vài thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến ​​sự xuống dốc đáng kể trong giáo lý và sự rao giảng đúng tinh thần kinh thánh. Chúng ta đã đi từ thần học đến liệu pháp trị liệu trong các bục giảng. Trong thập kỷ qua, chúng ta đã đi từ liệu pháp trị liệu đến diễn thuyết tạo động lực thay vì rao giảng lời Chúa.

Thêm vào đó, nhiều hội thánh và các phong trào đã xuôi chiều theo một sự hiểu biết méo mó về phúc âm bằng cách áp dụng một sự tiếp cận gọi là “siêu ân điển” điều này đang thẩm thấu không chỉ những gì họ rao giảng mà là những người mà họ cho phép đến để phục vụ và giảng dạy. (Tôi được bảo là có cả một đài truyền hình mới chuyên phục vụ cho quan điểm “ân điển” này).

Hơn nữa, nhiều hội thánh và nhiều người rao giảng lời Chúa khước từ việc chống lại tội lỗi và hiếm khi đề cập đến sự cần thiết của sự ăn năn hoặc các đề tài như địa ngục và sự phán xét. Phần nhiều trong số các hội thánh này cho phép những người phục vụ trong ban nhạc, trong vai trò lãnh đạo nhóm nhỏ và thậm chí trong vai trò mục sư mà không hề có trách nhiệm cá nhân, nói cách khác những người này đang sống đời sống vô luân về đạo đức và thường xuyên sống trong sự say sưa!

Đây không phải là điều gì mới mẻ. Trong nhiều thế kỷ, thân thể của Đấng Christ đã vật lộn với cái gọi là chủ thuyết bài trừ luật pháp (antinomianism) (anti nghĩa là “chống lại”; nomos có nghĩa là “luật pháp”). Đây là niềm tin cho rằng luật luân lý của Cựu Ước đã bị loại bỏ và rằng, một khi chúng ta ở trong Đấng Christ, có một ân điển ban cho miễn phí mà chúng ta có thể sống gần như bất kỳ cách nào chúng ta muốn vì chúng ta không thuộc dưới Luật pháp nhưng dưới ân điển. Do đó, theo quan điểm này, không cần thiết phải đọc Cựu Ước, ngoại trừ các phép ẩn dụ, các hình bóng và các biểu tượng liên quan đến sự xuất hiện của Đấng Christ. Tân Ước chỉ nói về ân điển và Tân Ước đã loại bỏ luật pháp Cựu Ước!

Dĩ nhiên, sứ đồ Phao-lô đã cảnh báo về điều này trong Rô-ma 6:1-2 khi ông hỏi một câu hỏi tu từ, Chúng ta có tiếp tục sống trong tội lỗi để ân điển được dư dật sao? Câu trả lời của ông là: Đức Chúa Trời cấm! Làm sao chúng ta là những người đã chết với tội lỗi rồi lại sống trong tội lỗi?

Điều đầu tiên Giu-đe nói trong thư tín của mình (trong bối cảnh tranh luận về đức tin trong câu 3) ông nói những người bất kính đã biến ân điển của Đức Chúa Trời chúng ta thành một giấy phép để phạm tội. Rõ ràng những người rao giảng ân điển miễn phí này đã xuyên tạc Kinh thánh bằng cách giảng dạy rằng “chúng ta không còn ở dưới luật pháp” có nghĩa là “sau khi được cứu chúng ta không còn có nghĩa vụ tuân theo luật luân lý của Đức Chúa Trời nữa.”

Mặc dù mỗi một điều trong Mười Điều Răn vẫn được trích dẫn trực tiếp hoặc giảng dạy một cách gián tiếp trong Tân Ước. Các ví dụ về trích dẫn chính xác là Ê-phê-sô 6:1-3, trích dẫn điều răn thứ năm; Gia-cơ 2:11, trích dẫn điều răn thứ sáu và thứ bảy (về tội giết người và ngoại tình) và trong câu 12 nói rằng các tín hữu sẽ bị phán xét theo “luật pháp” của sự tự do; Và trong Rô-ma 7:7, Phao-lô trích dẫn điều răn thứ 10 về việc không tham lam. Phao-lô cũng nói rằng chúng ta sỉ nhục Đức Chúa Trời khi chúng ta không tuân theo luật (luân lý) (Rô-ma 2:23).

Việc tuân giữ Mười Điều Răn (luật luân lý) cũng được giảng dạy một cách gián tiếp trong I Giăng 5:21, hướng dẫn các tín hữu tránh xa các thần tượng (từ điều răn thứ hai, về việc không làm một hình tượng chạm nào để thờ phượng); Và khi Chúa Giê-xu phán rằng điều răn lớn nhất trong luật pháp là hết lòng, hết trí và hết linh hồn mà yêu mến Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 22: 37-38), tương ứng với điều răn thứ nhất trước mặt Ta ngươi chớ có các thần khác.

Phao-lô nói rõ ràng trong Rô-ma 7:12 rằng luật pháp là thánh khiết, công bình và tốt lành và mục đích đầy dẫy Thánh Linh của Đấng Christ là sự công bình của luật pháp sẽ được ứng nghiệm trong chúng ta (Rô-ma 8:4) – không phải vì thế mà chúng ta có thể lên mình như những tạo vật thiêng liêng mà không hề quan tâm gì đến bất kỳ tiêu chuẩn vâng phục nào!

Mặc dù chúng ta không thể được cứu bởi luật pháp (vì mọi người đều vi phạm luật pháp, theo Rô-ma 3:19), Đức Chúa Trời dùng luật luân lý như là tiêu chuẩn của sự công bình để phán xét chúng ta về tội lỗi. Như vậy, luật pháp không cứu chúng ta, nhưng nó thánh hóa chúng ta khi chúng ta đầu phục quyền năng của Đức Thánh Linh đang cư ngự trong chúng ta, bởi vì nhờ đó chúng ta nhận biết tội lỗi (Rô-ma 3:20).

Vậy thì, Phao-lô nói đến điều gì khi ông nói rằng chúng ta đã được xưng công chính ngoài luật pháp (Rô-ma 3:21) qua ân điển như một món quà (câu 24)? Bối cảnh của những tuyên bố này và các giáo lý khác của Tân Ước liên quan đến Luật pháp là rất rõ ràng: Mặc dù luật luân lý không cứu chúng ta, nhưng vẫn có hiệu lực như kim chỉ nam và tiêu chuẩn để sống công bình, nhưng luật nghi lễ không còn hiệu lực và đã được hủy bỏ. Chúng ta biết điều này vì phép cắt bì (Rôma 3:30, Ga-la-ti 5:1-2) và sinh tế (Hê-bơ-rơ 9:12-14) luôn được đưa ra trong ngữ cảnh của việc Phao-lô dạy rằng luật pháp đã bị hủy bỏ trong Đấng Christ. Như thế, Phao-lô khẳng định rằng luật nghi lễ đã được hủy bỏ trong Đấng Christ vì Ngài là Chiên Con trọn vẹn của Đức Chúa Trời đã cất bỏ tội lỗi của thế gian (Giăng 1:29) và trong Ngài, bằng một của tế lễ (Hê-bơ-rơ 10:14), Ngài đã bãi bỏ luật lệ của các điều răn và giấy nợ chống lại chúng ta. (Cô-lô-se 2:13-14) vì chúng ta vi phạm những điều đó. Trong Ngài, chúng ta không còn bắt buộc phải tuân theo hệ thống Lê-vi nữa, mặc dù các điều khoản giao ước cũ không còn hiệu lực và biến mất (Hê-bơ-rơ 8:13), giao ước mới rõ ràng là sự tiếp nối hoàn hảo hơn của giao ước cũ vì sự ứng nghiệm mang tính tiên tri của nó trong Đấng Mê-si-a (Hê-bơ-rơ 10:1).

Sau đây là những dấu hiệu của một hội thánh siêu ân điển:

1. Những người rao giảng không hề nói đến tội lỗi.

Nếu bạn ở trong một hội thánh như thế, bạn sẽ nhận thấy rằng từ ngữ tội lỗi thường chỉ được đề cập trong bối cảnh nói về sự tha thứ tội trong Đấng Christ, nhưng hầu như không bao giờ được nói đến trong bối cảnh chống lại tội lỗi, ngoại trừ khi họ lên án tội lỗi của “những thầy dạy luật” và “những người Pha-ri-si” là những đối tượng mà họ miệt thị vì rao giảng chống lại tội lỗi.

2. Vị mục sư trưởng không dám đứng lên trên lập trường văn hóa để bảo vệ lẽ công chính.

Khi những vấn đề như phá thai xuất hiện, những mục sư này sẽ rất ngại đề cập đến điều đó bởi vì họ sợ mất lòng những người mới. Tôi có thể hiểu điều này một phần nào. Nhưng tôi cho rằng chúng ta trong cương vị là những người hầu việc Đấng Christ có trách nhiệm ít nhất là đề cập đến vị trí của chúng ta cách công khai để chúng ta dùng nó như là một ví dụ để dạy dỗ cho những con chiên đi theo chúng ta. Không đề cập gì đến về một vấn đề như phá thai là một cách khác để chấp nhận nó!

3. Cựu Ước gần như hoàn toàn bị bỏ qua.

Trong các hội thánh này, Cựu Ước chỉ được xem như là những biểu tượng và hình bóng để minh hoạ cho các bài giảng mà không hề có giá trị thực sự về tiêu chuẩn sống của chúng ta ngày nay. Như tôi đã trình bày trong bài báo này là Tân Ước và Cựu Ước được kết nối hữu cơ với nhau, như tòa nhà Mới trên nền Cũ, chứ không phải loại trừ nhau!

4. Những người sống vô đạo đức được phép giảng dạy và lãnh đạo các chức vụ.

Một mục sư đã nói với tôi rằng tình dục và say sưa đang lan tràn trong nhiều hội thánh Tin lành – thậm chí giữa các lãnh đạo nhóm nhỏ và các lãnh đạo khác trong các hội thánh địa phương! Điều này xảy ra là vì có rất ít trách nhiệm giải trình.

5. Vị mục sư trưởng thường giảng chống lại các hội thánh truyền thống.

Nhiều mục sư siêu ân điển thường tố cáo các hội thánh bảo thủ về các giá trị của họ bởi vì những mục sư này tin rằng những hội thánh truyền thống đại diện cho “trường phái lạc hậu” không còn phù hợp với văn hoá ngày nay nữa.

6. Vị mục sư trưởng giảng chống lại việc dâng phần mười.

Mặc dù tôi tin rằng việc dâng phần mười vẫn tiếp tục được thực hành trong Tân Ước, tôi tin rằng nó là một nguyên tắc của Kinh thánh có trước luật Môi-se (Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp tất cả đều dâng phần mười trước khi Môi-se ban hành Luật pPháp), Chúa Giê-xu cũng dạy về phần mười (Ma-thi-ơ 23) và phần mười cũng được đề cập trong các phần kinh thánh khác như Hê-bơ-rơ 7.

Những mục sư chống việc dâng phần mười và xem đó như một luật đã bị hủy bỏ trong Đấng Christ. (Để biết thêm về điều này, hãy đọc bài báo của tôi có tựa đề “Dâng phần mười có phải là sự dạy dỗ của Tân Ước không?”)

7. Vị mục sư trưởng chỉ giảng những thông điệp tạo động lực tích cực.

Những người tham dự các hội thánh siêu ân điển chỉ nghe những thông điệp tích cực về sức khoẻ, của cải, thịnh vượng, tình yêu của Đức Chúa Trời, sự tha thứ của Đức Chúa Trời và làm thế nào để thành công trong cuộc sống. Mặc dù tôi cũng đồng ý và giảng dạy về các đề tài này, nhưng chúng ta phải cẩn thận, phải đưa vào trong việc rao giảng của chúng ta toàn bộ sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời để chúng ta nuôi dưỡng bầy chiên với một chế độ ăn uống cân bằng thay vì chỉ là sự ngọt ngào của những thông điệp tốt. Chúng ta phải làm điều này để vô tội về máu của mọi người (Công-vụ 20:26-27).

8. Các thành viên chủ chốt của hội thánh thường xuyên sống một đời sống tội lỗi mà không bị kỷ luật.

Những người tham dự một hội thánh siêu ân điển sẽ khó thấy được điều đó, vì sự nhấn mạnh vào ân điển – không hề có sự dạy dỗ nào chống lại tội lỗi hoặc ăn năn, phán xét hay địa ngục – có một bầu không khí sống buông thả, với nhiều người can dự vào sự loạn luân về tình dục và say sưa cũng như những tệ nạn khác.

Lý do cho điều này là “luật pháp là thầy giáo dẫn chúng ta đến với Đấng Christ.” (Ga-la-ti 3:24) vì qua luật pháp (luật luân lý) mà con người nhận biết tội lỗi (Rôm 3:20). Nếu luật luân lý của Mười Điều Răn không được giảng dạy hoặc nói đến, thì người ta trong sự thiếu hiểu biết của mình sẽ sống dại dột và sẽ như người mù dẫn đến người mù vì “ở đâu không có khải tượng mang tính tiên tri thì ở đó dân sự phóng túng, nhưng phước cho người tuân giữ luật pháp.” (Châm-ngôn 29:18).

Tóm lại, có rất nhiều điều khác mà tôi có thể liên hệ đến các hội thánh siêu ân điển và sự dạy dỗ của họ, giống như sự sa bại của chủ nghĩa phổ quát (niềm tin rằng tất cả mọi người cuối cùng sẽ được cứu, cho dù họ tin vào phúc âm hay không, ví dụ như Love Wins by Rob Bell) và chủ nghĩa tự do, bởi vì một số lượng ngày càng tăng của Kinh Thánh bị bỏ quên bởi vì nó đụng chạm đến văn hóa (như chồng là đầu vợ, quan điểm về đồng tính luyến ái, vv).

Tôi tin rằng thuyết bài trừ luật pháp là một xu hướng nguy hiểm giữa vòng hội thánh tin lành và chúng ta cần phải yêu thương đủ để đứng lên chống lại những anh chị em của chúng ta là những người tán thành sự dạy dỗ này.

(Nguồn: “Tám Dấu Hiệu Của Những Hội Thánh Siêu Ân Điển,” www.charismamag.com)

 

Người dịch: David Tô.

Joseph G. Mattera là giám mục coi sóc Hội Thánh Resurrection, Christ Covenant Coalition ở Brooklyn, N.Y. Bạn có thể đọc thêm về josephmattera.org hoặc kết nối ông trên Facebook hoặc Twitter.

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan