Ở Mỹ, tình trạng hỗn loạn xảy ra tại nhiều nơi và các nhà làm luật đang bị áp lực giới hạn việc có súng. Nhưng điều chúng ta nhìn vào ngày nay không phải là vấn đề súng ống mà là về một vấn nạn gọi là tội. Chúng ta đang chứng kiến tình trạng hư hoại rất nhanh của một đất nước. Chúng ta mất định hướng đạo đức… chúng ta đã bỏ đi lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Khi lòng kính sợ Chúa giảm sút, sự tà ác gia tăng. “Một dân tộc coi trọng những đặc quyền hơn là những nguyên tắc của họ sẽ sớm mất hết cả hai” (Dwight D. Eisenhower).
Một trong những câu Kinh Thánh thường được dùng để cấm vũ khí là trong Châm Ngôn 20:22: “Đừng nói: “Ta sẽ báo thù!” Hãy chờ đợi Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ cứu con.” Câu Kinh Thánh này nói về sự trả thù và bạo động, không phải là về tự vệ.
Theo Rô-ma 13:4, một trong những mục đích của nhà cầm quyền là “để thi hành sự trừng phạt đối với kẻ làm điều gian ác.“ Họ là người báo ứng của Chúa: “Con người, trong một ý nghĩa, cần phải được kiểm soát, hoặc là bởi một quyền lực ở trong họ, hay bởi một quyền lực ở ngoài họ; hoặc là bởi Lời của Chúa, hay bởi bàn tay mạnh mẽ của con người; hoặc là bởi Kinh Thánh, hay bởi lưỡi lê” (Robert Winthrop; 1809 – 1894).
Xin đừng hiểu lầm quan điểm của tôi… là một người Cơ đốc, tôi tin rằng chúng ta phải tìm kiếm hòa bình bằng mọi cách. Nhưng về vấn đề tự vệ như là một biện pháp cuối cùng và mạng lệnh kinh thánh về sự bảo vệ? Kinh Thánh Cựu Ước cho vô số thí dụ, nhưng còn Tân Ước thì sao? Cũng như vậy. Trong Ma-thi-ơ 26:52 Chúa Giê-xu nói với Phi-e-rơ,
“Hãy nạp gươm vào vỏ! Vì hễ ai cầm gươm thì sẽ bị chết bởi gươm.” Chúa Giê-xu không bác bỏ gươm, nhưng làm sáng tỏ chỗ của nó. Khi chúng ta hành động theo cảm xúc không trưởng thành, giá trả của nó có thể là sự sống của chúng ta.
Cách Đối Phó Với Kẻ Cướp
Sau đó Chúa Giê-xu nói thêm, “Sao các ngươi đem gươm và gậy đến bắt Ta như bắt một tên cướp vậy?” Nếu Ngài là một tên trộm và cướp, dùng gậy và gươm là điều hợp lẽ. Theo tôi, những phần Kinh Thánh này hàm ý rằng vũ khí có một vai trò trong xã hội. Dù vậy chúng ta phải cẩn thận.
Thêm vào đó, trong Lu-ca 22:36 Chúa Giê-xu phán, “Nhưng bây giờ, ai có túi bạc, hãy đem theo; ai có bao bị, cũng vậy; ai không có gươm, hãy bán áo ngoài mà mua.” Vậy thì chúng ta phải làm gì với câu Kinh Thánh này? Trước hết, tôi phải đứng vào phía của sự hòa bình, nhưng điều này không luôn luôn là một chọn lựa. Có một điều chắc chắn ở đây: gươm dùng cho sự bảo vệ. Chúa Giê-xu khởi đầu sai phái họ trong một sứ mạng bình an mà họ không cần những thứ này, nhưng bây giờ Chúa Giê-xu như là nói rằng, “Ta là sự cung ứng và an toàn của các con, Ta vẫn luôn như thế, nhưng ta cũng muốn các con chuẩn bị… dùng sự khôn ngoan.”
Nhưng có thể có người biện bạch, “Chẳng phải là Chúa Giê-xu dạy phải yêu kẻ thù nghịch của chúng ta, chúc phước cho kẻ rủa sã chúng ta, và làm điều lành cho những người thù ghét chúng ta, và cầu nguyện cho những kẻ coi khinh và bắt bớ chúng ta?” (Ma-thi-ơ 5:43-48). Vâng, tuy nhiên, những điều này nói đến những tấn công, xúc phạm cá nhân, và những bản tính giết hại. Có phải là chúng ta đang làm một bước nhảy vĩ đại để tin rằng như vậy có nghĩa là Chúa Giê-xu đang nói, “Hãy làm điều lành cho những người đang ra sức làm bại hoại hay hủy diệt con và gia đình của con.”?
Phao-lô bảo Ti-mô-thê rằng nếu “Nếu ai không cấp dưỡng cho bà con mình, nhất là cho chính gia đình mình thì người ấy đã chối bỏ đức tin, còn tệ hơn người không tin nữa” (1 Ti-mô-thê 5:8). Nhưng nếu tôi phải bảo vệ gia đình của tôi mà đây luôn là một trách nhiệm lớn lao hơn (nếu không phải là tương đương) là làm điều lành cho người tấn công bạo loạn vào tôi, thì tôi lại bị dán nhãn là kẻ chủ trương bạo động và bị tố cáo là áp dụng sai trật Kinh Thánh sao?
Các phần Kinh Thánh phải được đọc trong tổng thể của chúng. Thí dụ, khi Chúa Giê-xu bị tát Ngài đã không đưa má bên kia cho bị tát lần thứ hai. Ngài nói,
The Scriptures must be read in their totality. For example, when Jesus was slapped He didn’t turn the other cheek. He said, “Nếu Ta nói sai, hãy chỉ ra chỗ sai đi; còn nếu Ta nói đúng, tại sao ngươi lại đánh Ta?” (Giăng 18:23). Chúng ta phải chọn phía của ân sủng và bình an, nhưng có lúc và có nơi cho sự đối chất và bảo vệ.
Thụ Động Đối Lại Với Sự Tha Thứ
Xin hiểu rõ là tôi không chủ trương bạo động hay tấn công; tôi chủ trương thái độ trước sau như một và liền lạc của Kinh Thánh. Mạch văn hay bối cảnh là nhân tố mấu chốt. Tha thứ không có nghĩa là thụ động, và bày tỏ ân sủng không phải là khờ dại.
Chúng ta có được Chúa kêu gọi để bảo vệ gia đình về mặt thuộc linh, cảm xúc và tài chánh nhưng không phải là về sự bình an thân thể thể lý? Điều này thật vô lý. Tuy nhiên, quan tâm của tôi với vấn đề tranh luận về súng là chúng ta đừng để bị rơi vào những cơn sợ hãi đến mức cuồng sợ. Một sự làm giảm đi tối đa của chủ quyền sẽ trực tiếp liên hệ với một sự làm gia tăng tối đa sự lo sợ. “Hầu hết Cơ đốc nhân kính cẩn chủ quyền của Đức Chúa Trời nhưng tin vào chủ quyền của con người.” (R.C. Sproul).
Nhiều người chuẩn bị “quân sự” nhưng không chuẩn bị thuộc linh khiến chồng chất sự sợ hãi không lành mạnh trong các gia đình của họ. Chúng ta đang đặt sự sợ hãi về con người vào họ hơn là kính sợ Đức Chúa Trời. Tôi nghe nhiều về những hiệu súng nổi tiếng như là
Glock, Smith and Wesson, and Remington, nhưng ít nghe được về những sự tan vỡ, đầu phục Chúa, và sự hạ mình. Chỗ chứa súng của chúng ta thì đầy hết nhưng nơi cầu nguyện của chúng ta thì trống vắng. Chúng ta cần giảm đi thời giờ xem những chương trình TV hay truyền thông mạng và bỏ nhiều thời giờ hơn với các sách Tin Lành Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng.
Mỗi khi dân Chúa tin cậy vào vũ khí và quân đội của họ, Ngài kêu gọi họ hãy ăn năn. Sự bảo vệ cho chúng ta nằm trong sự đầu phục Ngài trong mỗi ngày. Thi Thiên 121:1b-2 thêm rằng, “1 Tôi ngước mắt lên trên núi: Sự cứu giúp tôi đến từ đâu? 2 Sự cứu giúp tôi đến từ Đức Giê-hô-va. Là Đấng dựng nên trời và đất.…”
Khuynh hướng hiện nay của chúng ta làm dấu hiệu cho chúng ta hãy rất cẩn thận về ai hay cái gì mà chúng ta “tôn thờ.” Ai hay điều gì mà chúng ta đặt sự tin cậy vào.
Ánh Dương & Nguyễn Trọng
(Lược dịch theo: mychristiandaily.com)