Tự Do Thờ Phượng Đối Đầu Vơi Tự Do Tôn Giáo: Sự Chia Rẽ Văn Hóa Bạn Cần Nhận Biết

Share

Trên khắp thế giới ngày nay đang có một phong trào rất mạnh muốn bịt miệng Cơ đốc nhân.

Có một cố gắng kinh khủng của truyền thông xã hội, giới truyền thông tin tức đầy thiên kiến, các chính trị gia và guồng máy cai trị của các nhà cầm quyền làm đủ mọi cách để làm những Cơ đốc nhân im tiếng về những vấn đề đạo đức, chính trị, và ngay cả lẽ thật về Chúa Giê-xu Christ.

Không may thay, nhiều Cơ đốc nhân đang chịu khuất phục và thỏa hiệp, trong đó có nhiều Mục sư và lãnh đạo hội thánh.

Sau đây là 6 điều mà mỗi Cơ đốc nhân cần biết:

1. Tự do thờ phượng – Khuynh hướng toàn cầu.

Tự do thờ phượng là điều Tổng Thống Biden của Mỹ, nhiều lãnh đạo các nước Tây Phương và những người chống Cơ đốc nhân tin lành tin vào.

Điều này ngược lại với tự do tôn giáo.

Tự do thờ phượng có nghĩa là bạn có thể tin những gì bạn muốn, nhưng bạn không có thể chia sẻ nó.

Đây là điều bạn tìm thấy trong những nước xã hội chủ nghĩa và cộng sản: bạn có thể tin Chúa Giê-xu Christ, nhưng bạn phải giữ niềm tin của bạn bên trong bạn.

Khuynh hướng toàn cầu này được đặt trên sự kiện là họ muốn có một sự kiểm duyệt không đụng chạm tới bất cứ một ai.

Đừng bất đồng với văn hóa… hay với các nhà chính trị và hệ thống cầm quyền.

Đừng nói ra lẽ thật của đức tin của bạn.

Đừng nói bất cứ điều gì đụng chạm đến bất cứ ai.

Nếu điều bạn nói ra “làm tổn thương,” thì bạn nên im lặng.

Nếu điều bạn nói ra làm một ai đó không thoải mái, thì bạn nên im lặng.

Nếu bạn muốn chia sẻ tin lành, bạn cần chắc chắn là điều đó không đụng chạm đến một ai. Nếu là như vậy thì nó phải bị không cho phép.

Trong thời La-mã ngày xưa, thời kỳ Hội thánh đầu tiên, các Cơ đốc nhân được biết đến như là “những kẻ thù ghét.”

Tại sao?

Không phải vì họ có tính thù ghét nhưng bởi vì họ bị chính quyền và người đời thời đó định nghĩa như là những người thù ghét 

Bạn thấy đó, những Cơ đốc nhân – những người được biết đến bởi tình yêu thương của họ – được biết đến là đã giúp đỡ đón lấy những trẻ sơ sinh bị vứt ra lề đường như là một dạng phá thai và nhận nuôi các cháu. Những Cơ đốc nhân là những người đã khởi đầu nên các nhà thương, chăm sóc người bệnh, và cung cấp giáo dục cho người ta.

Các Cơ đốc nhân được biết đến vì giúp đỡ lẫn nhau và giúp đỡ những người chung quanh.

Nhưng họ vẫn bị coi là “những kẻ thù ghét” bởi vì họ đi ngược lại với văn hóa thế gian.

Đó là lý do tại sao hội thánh đầu tiên chịu đựng sự bắt bớ kinh hoàng.

Bạn có thể thấy điều này trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ và trong những văn phẩm của sứ đồ Phao-lô.

Tôi hiện đang dạy một nhóm học Kinh Thánh về thư Phi-líp, và trong Công Vụ 17 bạn có thể thấy một số sự bắt bớ mà Phao-lô trãi qua và hội thánh phải hứng chịu.

2: Hãy chống lại những kẻ cuồng tín tôn giáo, là những người chống lại đạo đức kinh thánh và kể điều ác là thiện, và điều thiện là ác.

Những kẻ cuồng tín “tôn giáo” – một số là người thế tục, một số theo một tôn giáo giả nào đó – đang tấn công những Cơ đốc nhân với một thế đứng đạo đức ưu việt và với một năng lực vĩ đại.

Họ đang hô hào cho một loại LUẬT BÌNH ĐẲNG.

Họ đang dùng truyền thông để áp lực Cơ đốc nhân đi vào chỗ im lặng.

Trong trường học và trong cộng đồng, họ muốn bịt miệng các Cơ đốc nhân.

Họ đã thay Đức Chúa Trời chân thần và hằng sống bằng sự cuồng tín tôn giáo. Họ rêu rao rằng họ có một địa thế đạo đức cao hơn, và Cơ đốc nhân là những người đáng kinh sợ – đáng tởm.

3. Nhiều Cơ đốc nhân đang đồng thuận với sự đồng hóa văn hóa.

Đây là điều không thật – Các Cơ đốc nhân đang bị đồng hóa với thế gian này. “Hãy đồng hóa với văn hóa của chúng ta… hãy đồng hóa với cơ chế chính trị” không phải là bản chất của Cơ đốc giáo 

Kể từ thời hội thánh đầu tiên đến nay, Cơ đốc nhân đã luôn đứng trên một nền tảng đạo đức dựa trên lẽ thật của Kinh Thánh chứ không phải đứng trên sự chấp nhận của văn hóa.

Các tín hữu thành Phi-líp, thí dụ, đã khác biệt với văn hóa tại đó. Cô gái nô lệ, viên quan cai ngục, người nữ thương gia Á Châu giàu có, họ và những người khác trong hội thánh Phi-líp đã chấp nhận Đấng Christ. Ho đã đặt họ vào chỗ tương phản với xã hội của người không tin chung quanh họ.

4: Cơ đốc nhân phải can đảm đứng vững một cách mạnh mẽ.

Điều đáng chú ý xuyên suốt Kinh Thánh là cách mà chúng ta thấy những Cơ đốc nhân – dân sự của Đức Chúa Trời – bị bắt bớ từ đầu cho đến cuối.

Điều chúng ta thấy hết lúc này đến lúc khác trong Tân Ước là một tuyên ngôn rằng Cơ đôc nhân cần đứng vững chắc. Không bỏ cuộc. Không thỏa hiệp. Nhưng có can đảm để tiến tới phía trước.

Có một chọn lựa giữa sự thỏa hiệp và sự tiếp tục.

Chúng ta thấy điều này trong Công Vụ 5:28: “Chúng tôi đã nghiêm cấm các anh lấy danh đó để dạy dỗ” Thầy tế lễ thượng phẩm nói, “thế mà các anh đã làm cho Giê-ru-sa-lem tràn ngập giáo lý của mình, lại còn muốn cho máu Người ấy đổ lại trên chúng tôi nữa chứ!” 

Và câu trả lời là gì?

Viên quản lý đền thờ và các thầy tế lễ cả nghe những lời ấy thì bối rối về các sứ đồ và không biết việc nầy sẽ ra sao.” Công Vụ 5:24.

5. Cơ đốc nhân là gì?

Cơ đốc nhân là một người đã được chuyển từ vương quốc của sự tối tăm vào vương quốc của sự sáng láng.

Họ đã được tái sinh.

Họ là muối và ánh sáng. Và chúng ta có Đại Mạng Lịnh loan truyền tin lành

Sứ điệp của chúng ta không cần phải được sửa lại và làm giảm bớt đi để làm vui lòng con người.

Một số mục sư và lãnh đạo dường như là đồng ý với việc đóng cửa hội thánh hay thỏa hiệp hay không yêu thương đàn chiên. Họ không phải là những người chăn nhân lành. Những người sợ hãi trước những gì các nhà chính trị, hệ thống cầm quyền, giới truyền thông và những người khác nói – vì muốn bước đi với những ân huệ chính trị hay tôn giáo – đang không đứng vững.

Một số sợ mất những ảnh hưởng hay vị thế. Đó là những gì mà chúng ta phải chống lại.

6: Sau cùng… vâng, có tội lỗi và hỏa ngục.

Có những người câm lặng về tội lỗi.

Có những người muốn chối bỏ rằng có hỏa ngục.

Họ nghĩ rằng nói về tội lỗi và hỏa ngục là sai.

Họ có thể không tin vào điện lực. Điều đó không thay đổi lẽ thật là điện lực là có thật.

Có một tiên đoán mà tôi cảm thấy tự tin để tiên đoán: mỗi một con người sinh ra đều có tội và sẽ chết.

Điều gì xảy ra khi chết?

Hê-bơ-rơ 9:27: Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét.

Kinh thánh nói rất rõ. 2 Cô-rinh-tô 5:10: “Vì tất cả chúng ta đều phải trình diện trước tòa án Đấng Christ để mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hoặc ác mình đã làm lúc còn trong thân xác.”

Hy vọng của chúng ta là chỉ trong Chúa Giê-xu Christ.

Ngài đã chết trên thập tự giá vì tội lỗi của chúng ta.

Ngài đã sống lại từ kẻ chết.

Ngài ban cho những ai tin vào sự sống đời đời… và sự tha tội bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá.

Tất cả là vì sự thương xót và ân sủng của Ngài.

Chúng ta phải đứng vững.

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: mychristiandaily.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan