Các dòng thần học hệ thống có cần phải dựa vào những câu Kinh Thánh từ Cựu và Tân Ước một cách đồng đều không?
Có bao giờ bạn cảm thấy rằng các Mục sư luôn luôn giảng dựa trên những câu Kinh Thánh giống nhau không? Hay các nhà thần học luôn luôn trích dẩn từ các sách Tin Lành và thư tín của Phao-lô nhưng hiếm khi từ Cựu Ước?
Các bạn nhận xét đúng, theo một nghiên cứu về 100 câu Kinh Thánh được trích dẫn nhiều nhất trong cách sách thần học hệ thống. Faithlife, một tổ chức đứng sau Logos Bible Software, đã xem xét trên 830.000 câu của 300 công trình thần học, để đưa ra một danh sách và nhận xét.
Không có gì ngạc nhiên, Tân Ước được dùng nhiều hơn Cựu Ước, với những tham khảo từ các thư tín của Phao-lô là thường xuyên nhất. Sách Tin Lành Giăng, Ma-thi-ơ và thư Hê-bơ-rơ cũng thường được trích dẩn.
Ngược lại, chỉ có 9 trong số 100 phân đoạn Kinh Thánh được trích dẩn nhiều nhất trong thần học hệ thống là đến từ Cựu Ước – với Sáng Thế Ký có được 8 phân đoạn và Ê-sai 1 phân đoạn.
Những tham khảo từ I Sử Ký, II Sử Ký, và Ê-xơ-ra là ít nhất. Hầu hết những sách lịch sử trong Cựu Ước chỉ được dùng rất giới hạn. Các sách thể loại “Khôn Ngoan” (Wisdom literarture) và tiên tri được dùng nhiều hơn một chút, cùng với Ngũ Kinh. Chỉ có Sáng Thế Ký và Ê-sai lọt vào danh sách 100.
Có một số sách gần như là có mỗi câu của sách được trích dẫn. Thí dụ, Rô-ma và I Cô-rinh-tô hoàn toàn được xử dụng, với mỗi câu đều được 1 lần trích dẫn đâu đó trong một số sách thần học. Nhưng có nhiều phần khác của Kinh Thánh hoàn toàn không được dùng đến, thí dụ như Sáng Thế Ký 5 và 10, các gia phả trong I Sử Ký, và ngay cả trong Ma-thi-ơ.
Tổ chức Logos lập danh sách 100 bằng cách dùng kỹ thuật nghiên cứu “dữ liệu tổng thể” (“big data”) để dò quét những tài liệu/tư liệu thần học hệ thống trong hệ thống dữ liệu xử dụng các trích dẩn hay tham khảo Kinh Thánh, và sau đó xếp hạng theo số lần thường xuyên xử dụng các câu hay đoạn Kinh Thánh.
Logos cũng phân loại mỗi tham khảo theo loại đề tài hay luận thuyết mà chúng được dùng cho. Logos phân ra 5 loại tham khảo cho những loại thần học chủ đề khác nhau bao gồm các thần học chủ đề về Đấng Christ (Christology), Đức Thánh Linh (Pneumatology), Cứu Rỗi (Soteriology), Thời Kỳ Cuối Cùng (Eschatology) và Bản Thể Đức Chúa Trời (Theology proper). Sau thần học chủ đề Bản Thể Đức Chúa Trời, thần học chủ đề Đấng Christ nhận được nhiều trích dẩn và tham khảo Kinh Thánh nhất với Giăng 1.14 được tham khảo 449 lần. Ở phần cuối của danh sách, các câu được trích dẩn nhiều nhất trong các thần học chủ đề Thời Kỳ Cuối Cùng và Ma Quỷ có mức dùng thường xuyên rất thấp!
Có thể giải thích là do khả năng dùng được cho sự tham khảo và trích dẩn của các câu này trên mỗi chủ đề; nhưng mức thường xuyên trích dẫn theo phân loại chủ đề thần học khiến chúng ta phải suy xét khi so sánh. Có phải mức thường xuyên tham khảo cho thần học chủ đề Đấng Christ hay Cứu Rỗi cho thấy tầm quan trọng trong Kinh Thánh của những chủ đề này, hay là do những quan tâm của các nhà thần học muốn giải thích chúng? Hay là cả hai?
Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất – và thật đáng quan ngại – là sự hiếm hoi của những tham khảo Cựu Ước trong số 100 câu được trích dẩn hay tham khảo nhiều nhất. Điều này dấy lên một câu hỏi là có thực Cựu Ước cần thiết cho thần học Cơ Đốc, và có phải là Cựu Ước cần được đưa vào trong thần học hệ thống thường xuyên hơn.
Có phải là sự dựa vào cùng những câu Kinh Thánh như vậy, đặc biệt trong Tân Ước, là một vấn đề cho thần học hệ thống? CT (Christianity Today) mời các chuyên gia dự phần tham luận dưới đây.
"Tôi rất vui thấy Ma-thi-ơ 28.19 nằm ở vị trí đỉnh cao thần học, với sự tham khảo câu này cho lẽ đạo Ba Ngôi. Câu này cũng là một câu về sứ mạng. Tôi ngạc nhiên là Xuất Ai Cập Ký 34.6-7, với sự nhận biết tuyệt vời về bản tính của Đức Chúa Trời, không xuất hiện trong danh sách 100, đặc biệt khi mà đó là phân đoạn được chính Kinh Thánh trích dẫn thường xuyên nhất. Các nhà thần học hệ thống được ngưỡng mộ có nên đặt thẩm quyền vào tư liệu mới này không? Tôi hy vọng là các nhà thần học thông thạo Kinh Thánh biết, trước tiên, ở đâu là nơi tìm những lời tuyên ngôn quan trọng nhất của Kinh Thánh đi cùng với những luận thuyết (nội dung trực tiếp là chủ yếu). Thứ hai, cách hiểu biết những tuyên ngôn Kinh Thánh đơn lẻ trong mạch văn lớn hơn của chúng và chú ý đến những đóng góp của những phần luận thuyết Kinh Thánh (biblical discourse) trong những thể dạng bao quát hơn (nội dung tổng thể là chủ yếu). Thứ ba, tất cả các câu và sách trong Kinh Thánh là những phần tử cùng nằm trong một diễn tiến cứu chuộc nhất quán, bởi đó sự tổng thể là vĩ đại hơn sự cộng lại những thành phần của nó (toàn thể Lời Chúa là chủ yếu)”
~ Kevin Vanhoozer, Giáo Sư Thần Học Hệ Thống, Trinity Evangelical Divinity School
“Nhấn mạnh dựa trên một số câu nhất định để dùng cho một số luận thuyết thần học nhất định là điều hợp lý. Dù vậy, điều nguy hiểm là cách dùng văn tự để biện chứng cho luận thuyết. Có thể thấy rõ vấn đề này khi khảo sát toàn bộ sự chọn lựa trích dẩn. Sự vắng mặt của tham khảo thư Gia-cơ trong danh sách 100 có thể phản ảnh quan điểm “loại suy” của Luther (loại ra những phần không hợp với đức tin theo Luther dựa trên quan điểm của ông cho rằng có một “Kinh Thánh chủ đạo” nằm bên trong toàn bộ Kinh Thánh Cựu và Tân Ước). Sự kiện chỉ có một câu Cựu Ước ngoài Sáng Thế Ký nằm trong danh sách 100 là một điều chấn động hơn nữa, vì Cựu Ước chiếm đến ba phần tư Kinh Thánh của Cơ đốc nhân. Một phần vấn đề có thể là do cách phân loại ra các nhánh thần học mà thần học hệ thống khởi động lên. Nhiều phân loại thần học truyền thống thật là thiết yếu. Thí dụ như: Thần học về bản thể Đức Chúa Trời, Đấng Christ, Đức Thánh Linh, Cứu Rỗi v.v… Nhưng còn những chủ đề Kinh Thánh chính yếu khác có thể được kể là những phân loại khác thì sao? Thí dụ như: tình bạn, công lý về kinh tế (economic justice), sứ mạng v.v…? Nhiều phần của Kinh Thánh bị mất đi vì nhiều sứ điệp của Kinh Thánh bị thất thoát đi khi thần học bắt đầu chỉ với những phân loại thần học truyền thống.”
~ Craig Keener, Giáo Sư Tân Ước, Asbury Theological Seminary
“Nhìn vào tầm vóc nội dung mà các thần học hệ thống đưa ra và người đọc mà các nhà thần học viết cho, ta có thể thấy có ba chủ đề chính chưa được trình bày đầy đủ: Đức Thánh Linh, Hội Thánh (và các bí tích), và Ủy Thác Văn Hóa (cultural mandate) – trong đó có vấn đề theo đuổi công lý như là một chiều kích quan trọng của sự xây dựng hòa bình. Đây chỉ là điều mà một cái nhìn tìm ra. Hơn nữa, nhìn vào tình trạng thuyết tiền định là trọng tâm của cảm hứng nguyên thủy của thần học Phản Kháng (Protestant orthodox fascination), chúng ta thấy là những câu Kinh Thánh nói về nó thì được chú ý đặc biệt (được tham khảo và trích dẫn). Sau cùng, với thần học hệ thống hướng mạnh về sự trừu tượng, thì không có gì là ngạc nhiên khi người viết trừu tượng nhất trong Kinh Thánh là Phao-lô có được chỗ đứng cao (được trích dẫn). Với dạng thức chung của Kinh Thánh là câu chuyện (story) – và rất thường xuyên, Phao-lô dùng những tường thuật (narrative) của Kinh Thánh – điều nổi bật là những tham khảo đến những sự kiện xảy ra trong Kinh Thánh lại ở mức quá thấp. Ta phải tự hỏi những người thuộc các dòng thần học Anabaptist, Ngũ Tuần, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, và Á Châu sẽ nhấn mạnh về những gì khi họ phát triển, theo ơn Chúa ban, trong những thế hệ sắp đến.”
~ John G. Stackhouse, chair of Religious Studies, Crandall University
“Tôi nhận thấy ở khoảng giữa của sự quan tâm và báo động về những điều tiêu biểu của Cựu Ước tương đối không hiện diện nhiều trong thần học hệ thống. Trong lúc có thể nhận biết rằng các tham khảo Tân Ước là đa số, tôi vẫn muốn hướng đến sự xử dụng Cựu Ước một cách rộng rãi và nghiên túc, bởi vì thật chính xác là Tân Ước được dằm thắm trong những sự ám chỉ và trích dẫn Cựu Ước. Tôi muốn nói đến, Thi Thiên – đặc biệt 110, 2, 118 và 16 – thật sự cung cấp cấu trúc ngầm cho những sự giảng dạy về sứ đồ, vậy mà chúng lại hầu như là vắng mặt trong những nghiên cứu. Bài học cho tôi, từ đây, là các nhà thần học hệ thống cần bỏ nhiều thời giờ cho thần học kinh thánh (biblical theology) – đặc biệt, thần học Cựu Ước.
~ Michael Bird, lecturer in theology, Ridley College
“Không nên vội vàng kết luận, nhưng chúng ta quả là dại dột không dùng nghiên cứu này như là một cơ hội để suy xét về những nguyên tắc thần học của chúng ta và về những cách ứng dụng và khuôn mẫu. Tôi có ý nói, thật là kinh ngạc không thấy Phục Truyền 6.4-5, Xuất Ai Cập Ký 3.14 hay 34.6-7 nằm trong 10 câu được trích dẩn hàng đầu, thậm chí không nằm trong danh sách 100 câu hàng đầu! Hơn nữa, sự đặt Thi Thiên vào chỗ thứ yếu chắc chắn là có vấn đề, cũng như vậy với tình trạng hầu như vắng bóng của Nhã Ca. Nếu những sự dường như vắng mặt như vậy thật sự chứng minh về sự vắng mặt của những kinh văn Cựu Ước trong thần học Cơ Đốc, thì chúng ta tệ quá. Chúa Giê-su công bố tin lành của Ngài bằng cách đặt gốc rể của nó trên sự đời đời và trong giao ước của Chúa với Y-sơ-ra-ên. Vì thế, chúng ta không thể có Đấng Christ làm trọng tâm mà không dựa trên phương pháp tổng thể Kinh Thánh (canonical approach). Chúng ta có thể khởi đầu với sự bắt đầu hay cuối cùng vì những lý do phương pháp sư phạm, bao lâu mà chúng ta nhận biết rằng sự sống của Chúa với Y-sơ-ra-ên cung ứng khung cảnh duy nhất mà trong đó Chúa Giê-su là cực điểm của sự hoàn tất kỳ diệu.”
~Michael Allen, professor of systematic theology, Reformed Theological Seminary
“Thu thập dữ kiện này không tiêu biểu cho Hội Thánh Thế Giới Đa Số và những nhóm thiểu số khác, mà tiếng nói của họ hầu như là bị quên lãng, hay ít nhất không được đại diện trong thu thập dữ kiện đó. Trong những ngày hôm nay, của sự thay đổi rất nhanh và toàn cầu hóa, đời sống là vấn đề ọc mửa ra cho chúng ta – đặc biệt khi chúng được đặt trong hoàn cảnh của quần chúng yếu thế (những người di dân vv) – thường không được thần học Tây Phương nói đến. Đây là điều mà Willie James Jenning đã đau đớn ghi nhận trong cuốn sách của ông, Sự Tưởng Tượng Cơ Đốc (The Christian Imagination). Ở đây cho thấy thần học hệ thống đang theo một phương cách giải kinh không thành văn dành đặc quyền cho điều được cho là trọng tâm (những kinh văn được truyền thống chú tâm dùng cho thần học) hơn là sự mở lòng đến với những phân đoạn đã không được truyền thống giải kinh chú tâm đến. Tôi thường bị kinh ngạc về các học trò người Phi Châu của tôi có thể tìm ra những dạy dỗ sống động trong những gia phả trong Kinh Thánh, mà trong thần học Tây Phương của chúng ta chúng thường bị coi là chẳng đóng góp được bao nhiêu. Những điều này chứng minh rằng những “tài liệu như vậy” đã được chấp nhận và xử dụng bởi các tổ phụ trong những khoảng thời gian dài (nhưng thần học hệ thống không dùng đến)”
~ William Dyrness, professor of theology and culture, Fuller Theological Seminary
(Nguồn: “Sorry, Old Testament: Most Theologians Don't Use You. ” Christianity Today)
Lược dịch: Naphtali và Ánh Dương