Văn Hóa “Xóa Bỏ” Trên Mạng

Share

Trong cách nói của internet, văn hóa xóa bỏ là cách rút lại sự ủng hộ cho những người, tổ chức, hay hội thánh vv sau khi họ đưa lên trên mạng điều gì đó bị coi là phải bị phản đối hay gây xúc phạm.

Nên nếu cư dân mạng bắt được bạn đang làm điều gì dó mà họ kể là không chấp nhận được, bạn bị “xóa bỏ” – tiếng Anh là “cancelledt”. Chữ cuối “t” không phải là do viết sai. Bạn không xóa bỏ một người một cách hợp lý nếu không dùng chữ ‘t’ đặc biệt đó. Và nếu bạn đồng ý xóa bỏ một người nào, bạn buộc phải có lời ‘samedt’ trong phần ý kiến. Một lần nửa, đây không phải là do viết sai. Đó là chữ ‘same’ được làm bằng cách thêm ‘d’ và ‘t’. Đừng hỏi tôi bằng cách nào mà chuyện làm lai chữ xảy ra. Tôi không làm luật này. Tôi nghi ngờ đó cũng là luật văn phạm của một chữ đang được hình thành là ‘shookt.” Thời buổi này bạn không còn dùng những chữ shocked, horrified, appalled, hay mortified. Bạn “shookt.”

Thôi chúng ta trở lại với đề tài của tôi – văn hóa xóa bỏ.

Vấn đế với văn hóa xóa bỏ là nếu bạn bị bắt gặp đang để quần dài tuột xuống (hy vọng đây chỉ là nói ám chỉ thôi), bạn không thể giải thích tại sao. Bạn bị xóa bỏ ngay lập tức. Twitter sẽ bùng nổ, bạn dẫm lên khuynh hướng thời thượng, thế rồi nghiệp vụ hay đời sống xã hội của bạn kể như là chấm hết. Trong vài ngày hay tuần lễ, mạng xã hội sẽ phỉ báng bạn làm như bạn là người ác độc nhất trên hành tinh này.

Đó là chuyện đã xảy ra cho Justine Sacco. Năm 2013, giám đốc cấp cao phụ trách truyền thông của một công ty ở New York đã mắc sai lầm khi nói đùa rằng bà không bị mắc bệnh AIDS vì bà là người da trắng. Bà đã đăng lời nói đùa đến 170 người theo Twitter của bà trước khi lên chuyến bay đến Nam Phi. Sam Biddle của Gawker Media thấy dòng tweet này, đã tweet lại cho 15,000 người theo dõi ông ta, và trước khi Sacco đáp xuống Cape Town, sự nghiệp của bà đã kết thúc. Bà bị đuổi việc, phỉ báng, và bị cộng đồng mạng xóa bỏ.

Chuyện này xảy ra ở Mỹ cách đây 7 năm. Hôm nay, chúng ta cũng thấy những kinh hoàng ở địa phương của văn hóa xóa bỏ và sự cuồng nộ trên mạng của xã hội của chúng ta. Trong 6 tháng đóng cửa (lockdown) vừa qua, cư dân mạng xã hội Philippine đã xóa bỏ hay cố gắng xóa bỏ các công ty, những người nổi tiếng và những người gây ảnh hưởng. Những lý do thì khác nhau: những thực tế bất công, vấn đề liên kết chính trị, đặc quyền và một vài điều thứ yếu hơn.

Mới hôm nay, hashtag #CancelKorea đã thịnh hành trên Twitter ở Phi-líp-pin bởi vì một TikToker người Hàn Quốc có lẽ đã gọi người Phi-líp-pin là người “nghèo, vô học, thấp bé.” Làm thế nào người Phi-líp-pin quản lý để thấy rằng một lời bình phẩm trong số trên 154.000 lời bình phẩm trên mạng của Bella Poarch ngoài sự hiểu biết của tôi. Nhưng sự cuồng nộ theo sau chuyện đó thì không thể ngờ được. Hãy tưởng tượng sự kêu gọi xóa bỏ một quốc gia có chủ quyền chỉ vì một ai đó gọi bạn là thấp bé!

Tại sao văn hóa xóa bỏ muốn thỏa mãn cuồng dại như vậy? Bởi vì sau cùng chúng ta nhận ra rằng từ sau hình ảnh của chúng ta, chúng ta có thể đánh trả vào những người đụng chúng ta. Và trong khi điều này có thể đem lại cái lợi trong một chừng mực nhất định (hãy nghĩ đến cách mà phong trào #MeToo đưa Harvey Weinstein vào tù), chúng ta cần thừa nhận rằng những hậu quả về liên hệ của văn hóa xóa bỏ hủy hoại sâu xa rất nhiều hơn là chúng ta có quan tâm để nhìn nhận.

Có 7 lý do tại sao tôi kêu gọi Cơ đốc nhân không tham gia vào cuộc chiến của văn hóa xóa bỏ:

  1. Văn hóa xóa bỏ vận hành quá nhanh và không sống lâu. Vấn đề sẽ chết đi với chu kỳ kế tiếp của tin tức.
  2. Người ta chọn giải quyết bằng cách làm nhục như là nó sẽ giải quyết vấn đề. Một khi người gây lỗi bị làm nhục, chúng ta ngừng lại. Nhưng làm nhục không phải là mục tiêu cuối cùng. Công lý mới là điều đó.
  3. Nó nuôi dưỡng một tâm thần du côn hỗn loạn. Có quá nhiều người đơn giản tham gia vào văn hóa xóa bỏ mà không bỏ ra thời giờ để hiểu vấn đề là gì. Họ bắn những viên đạn vào bức tường Facebook và dòng Twitter trước khi họ hỏi cho biết chuyện gì đang xảy ra. Có người chẳng quan tâm gì đến điều gì đang thực sự xảy ra.
  4. Văn hóa xóa bỏ từ chối sự hiểu biết những sắc thái của vấn đề. Khi chúng ta mong muốn làm khi tình hình đang “nóng hổi” với những phản ứng nhanh ngay tức khắc, chúng ta hạ giảm những vấn đề phức tạp thành những vấn đề chỉ có hai chiều. Nhưng con người là một phức tạp hơn rất nhiều. Luôn luôn có những khía cạnh khác của mỗi một câu chuyện.
  5. Văn hóa xóa bỏ hoạt động chức năng như một cái máy hủy phá cho sụp đổ. Nó được lập trình  để phá hủy và xé toạc mọi thứ. Nếu tất cả những gì chúng ta làm là phá tan nát, chẳng bao lâu chúng ta sẽ thức dậy với một thế giới của đống đổ nát.
  6. Văn hóa xóa bỏ không có chỗ cho sự chữa lành xã hội và giải hòa, chỉ để cho cuồng nộ và làm nhục. Khi người mà nó cho là phạm tội bị đánh ngã và đánh bại, người ta sẽ không ngừng lại để thương xót. Họ chỉ bỏ đi và di chuyển đến mục tiêu đánh phá kế tiếp. 
  7. Văn hóa xóa bỏ không tìm kiếm sự ăn năn. Nó cũng không đưa ra sự tha thứ. Và ngay cả khi người mà nó kể là xúc phạm tỏ ra hối hận và xin lỗi, điều đó cũng không đủ với nó.

Đây là những lý do tại sao văn hóa xóa bỏ không được. Nó không hoàn thành công lý của Đức Chúa Trời. Nó không làm cho tất cả chúng ta trở nên những con người tốt hơn. Nó không xây dựng một xã hội thương xót. Nó không thật sự làm được gì hơn ngoài chuyện đánh tan tành một người. Nó để lại cho tất cả chúng ta sự đổ vỡ, chia rẻ, và cay đắng. Có một cách khác với nó chứ?

Tôi tin rằng có. Đừng vội vã đứng vào chỗ phản ứng vội vã xác thịt. Hãy chờ những chi tiết đưa đến và đi ngủ. Hoãn lại những phản ứng của bạn cho đến ngày kế tiếp. Nếu, sau khi bạn đã có một đêm ngủ ngon và một buổi sáng tĩnh nguyện tươi mới, bạn sẽ thấy có đáng để theo đuổi vấn đề. Lúc đó bạn nên dự vào câu chuyện. Lời bình của bạn có thể không được nhiều “like” (“thích”) vì những lời nóng nảy của người ta đã có sẵn ở đó, nhưng ít nhất bạn đã làm phần việc của bạn là tham gia vào những vấn đề xã hội một cách đầy suy nghĩ và với tâm thức cầu nguyện.

Hãy khôn ngoan không để cho những phản ứng căn bản bùng phát ngay. Khi tin tức vẫn còn mới và chúng ta chỉ thấy đề tựa (thường là để nhử chúng ta nhấn vào), chúng ta cần chống lại sự thúc giục đưa ra những điều nóng nảy và những ý kiến nhanh nhẩu nhưng không chín chắn. Tại sao? Vì chúng ta là một dân của lẽ thật. Khi chúng ta đổ nhiên liệu vào một cơn bảo lửa trên mạng dựa vào những chuyện nghe qua nói lại, phân nửa sự thật, nói bóng gió, và những báo cáo không được kiểm chứng, chúng ta đang sống nghịch lại với lẽ thật tin lành mà chúng ta tuyên xưng.

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: jojoagot.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan