Yêu Mục Vụ Hơn Yêu Chúa?

Share

Trong một khía cạnh, mục vụ có một chiều kích hấp dẫn lạ lùng. Đúng là có những thách thức làm đau đớn sâu đậm, nhưng chúng ta thấy được Chúa thay đổi đời sống của nhiều người. Mục vụ cho chúng ta tận hưởng vị trí “ngồi ở hàng ghế đầu” chứng kiến nhiều người tiếp nhận Phúc Âm, được sai phái cho những sứ mạng, và vẻ đẹp của đời sống cộng đồng dân Chúa. Đúng là có nhiều người chống đối, “ném đá” và “phê phán”, nhưng cũng có nhiều người là con dân Chúa khích lệ, cầu nguyện và hỗ trợ cho những người lãnh đạo và phục vụ. 

Bởi vì mục vụ có chiều kích hấp dẫn lạ lùng nên chúng ta có thể “nghiện” mục vụ. Bởi vì có nhiều sự xác nhận về chúng ta nên chúng ta có thể càng lúc càng muốn có và có thêm những sự xác nhận đó. Chúng ta có thể, nếu không cẩn thận, rơi vào tình trạng yêu mục vụ hơn là yêu Chúa là Đấng trang bị chúng ta cho mục vụ!

Nếu vậy, có ba điều thật đang xảy ra trong tấm lòng của quý vị:

1.Quý vị có những suy tư về mục vụ sâu rộng hơn là về Ngài.

Andrew Murray ghi chú: “Một linh hồn chứa đầy những suy niệm về Cây Nho sẽ là một nhánh nho mạnh mẽ, và sẽ vâng phục Ngài với lòng đầy tin cậy.” Một người kính sợ Chúa suy nghĩ sâu rộng về Ngài. 

Nếu tất cả “những suy niệm lớn”” của quý vị chỉ là về mục vụ, điều đó có nghĩa là lòng của quý vị yêu nó hơn là Ngài. Nếu tâm trí của quý vị bị chìm ngập trong ý hướng làm một điều “lớn” kế tiếp cho Chúa hơn là chính Chúa, rõ ràng là mục vụ đã nắm chặt lòng của quý vị hơn là Chúa nắm chặt!

2.Quý vị vui mừng hơn về điều mình làm cho Ngài hơn là điều Ngài làm cho quý vị.

Khi các môn đệ trở về sau chuyến đi phục vụ trong danh Chúa, họ vui mừng. Chúa Giê-su căn dặn họ: “Tuy nhiên, đừng mừng vì các tà linh khuất phục các con, nhưng hãy mừng vì tên các con đã được ghi ở trên trời.” (Lu-ca 10.20, BDM 2002). Chúa Giê-su muốn các môn đệ vui mừng trước hết về việc họ thuộc về Ngài. Nếu chúng ta vui mừng hơn vì tên chúng ta được viết trong mục vụ hơn là trên Thiên Đàng, rõ ràng mục vụ đó là Chúa của chúng ta.

3.Sự vui mừng của quý vị đến từ mục vụ mà không phải là đến từ Ngài.

Nếu sự vui mừng của chúng ta trổi lên hay hạ xuống theo ảnh hưởng danh tiếng được ơn trỗi lên hay hạ xuống, chúng ta đang dựa vào diễn tiến của mục vụ của mình hay sự thăng trầm của cái tiếng “được ơn” của mình để nhìn thấy giá trị và nguồn vui của mình. Chúng ta không dựa vào Ngài.

Đúng là chúng ta không thể để cho lòng yêu mến mục vụ suy giảm. Nhưng câu trả lời là đừng làm hư “món quà” mà Chúa đã ban cho. C.S. Lewis, trong những bài viết về khuynh hướng yêu những người và sự việc khác hơn là yêu Chúa, đã nói rằng:

Hầu như là không thể yêu một người “nhiều lắm.” Chúng ta phải yêu người đó từ trong tình yêu mà chúng ta dành cho Chúa. Chính cái “nhỏ” của tình yêu mà chúng ta dành cho Ngài, chứ không phải cái “vĩ đại” của tình yêu mà chúng ta dành cho con người, làm nên điều lạ thường.

Nếu sự thờ lạy hình tượng “mục vụ” bước vào lòng quý vị, đừng yêu mục vụ ít hơn và hãy yêu Chúa nhiều hơn.

Nguyễn Bình (theo You Love Ministry More Than God If…, churchleaders.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan