Yêu Thương và Tôn Trọng Những Người Tin Khác Với Mình

Share

Là một người Israel gốc Do Thái tin Chúa Giê-xu, tôi trải nghiệm rất nhiều sự thù nghịch và thù hận. Sự chống đối có thể đến từ chính xã hội Israel của tôi, những người thù địch với Chúa Giê-su, cũng như những lời đe dọa cay độc và cái chết đến từ những nơi xa hơn vì lý do chủng tộc của tôi. Tôi như là bị cám dỗ rằng hãy tắt điện thoại và không giao lưu với những người xung quanh để tránh bị tấn công thêm nữa, nhưng đó không phải là cách tôi cảm thấy Chúa đang kêu gọi tôi đáp ứng.

Trong công việc của tôi với mục vụ “LÀ MỘT CHO Y-SƠ-RA-ÊN – ONE FOR ISRAEL,” tìm cách tham gia vào công cuộc phục hồi Israel bằng cách chia sẻ phúc âm theo cách thích ứng về mặt văn hóa với cả người Do Thái và Ả Rập, chúng tôi thường xuyên thách thức những người xung quanh bằng cách công bố phúc âm trực tuyến và trực tiếp. Chúng tôi đã tận tâm tận lực để chuyển tải Lời lẽ thật một cách hiệu quả và có thể giảng dạy để mọi người, đặc biệt là những người tin khác với chúng tôi, có thể biết Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a của họ. Nhưng kết quả là chúng tôi gặp phải rất nhiều sự phản đối.

Có lẽ bạn cũng thấy bạn đang tranh chiến với các ý kiến ​​và vị trí của các đồng nghiệp, hàng xóm, và thậm chí cả các thành viên trong gia đình? Trong thế giới phân cực hiện nay, việc duy trì các mối quan hệ tốt đẹp mà không ảnh hưởng đến Lời Đức Chúa Trời dường như khó hơn bao giờ hết. Chúng ta nên tương tác với những người có quan điểm đối lập trực tiếp với quan điểm của chúng ta như thế nào? Và thậm chí trái ngược với những gì Đức Chúa Trời đã phán trong Lời Ngài?

Hãy Nhìn Vào Gương Của Chúa Giê-xu

Chúa Giê-xu cho chúng ta một ví dụ hoàn hảo về sự tương tác của Ngài với người phụ nữ bên giếng. Cô ấy là một người Sa-ma-ri, một nhóm người vẫn còn sống ở nơi này, ở Israel ngày nay. Một người Sa-ma-ri vào thời Tân Ước bị coi là kẻ dị giáo mà người Do Thái phải tránh xa, nhưng Chúa Giê-su đã xây dựng những câu chuyện xung quanh người Sa-ma-ri, biết rất rõ cách họ nhìn nhận sự việc, và táo bạo tìm đến họ theo cách khiến các môn đồ của ngài bị sốc. Bài học mà chúng ta có thể học được từ những đoạn văn này là gì?

Giăng 4:19 cho thấy thực tế là người Do Thái và người Sa-ma-ri không hòa hợp với nhau. Người phụ nữ mà Chúa Giê-su đang nói chuyện hỏi Ngài, “Cớ sao ông, một người Do Thái, lại xin nước uống từ tôi, một người phụ nữ Sa-ma-ri?”

Kinh văn giúp thêm cho chúng ta thấy là người Do Thái không muốn có quan hệ gì với người Sa-ma-ri. Điểm này được nhấn mạnh khi các môn đồ quay lại thấy Ngài đang nói chuyện với một người Sa-ma-ri và vô cùng kinh ngạc. Tại sao người Sa-ma-ri lại bị khinh bỉ như vậy? Bởi vì họ có một dòng tư tưởng khác nhau và dị giáo (đối với người Do Thái) về các vấn đề thuộc linh. Họ nghĩ rằng họ là những người được Đức Chúa Trời chọn để nắm giữ Ngũ Kinh đích thực, và rằng chính những người Do Thái đã đi lạc đường. Trên thực tế, từ trong tiếng Do Thái, Shomronim, có nghĩa là “Người canh giữ”.

Người Do Thái và người Sa-ma-ri có những phiên bản lịch sử hoàn toàn trái ngược nhau. Cả hai đều tin rằng nhóm của mình là đúng còn nhóm còn lại thì sai lạc tôn giáo một cách nghiêm trọng trong bản chất. Cho đến ngày nay, người Sa-ma-ri tin rằng họ là dân Y-sơ-ra-ên chân chính, là con cháu của Giô-sép, và là những người duy nhất vẫn trung thành theo đúng Ngũ Kinh. Họ giữ niềm tin đó do bị bắt đi đày ở Ba-by-lôn, nơi người Do Thái đã thỏa hiệp đức tin của họ và thêm vào Lời Chúa. Người Sa-ma-ri không chấp nhận các sách Tiên Tri, hoặc các sách Lịch Sử mà chúng ta đọc ngày nay. Họ cho rằng người Do Thái đã sai lầm với cái ám ảnh về Jerusalem là trung tâm thuộc linh, và cho rằng thay vì là Giê-ru-sa-lem, Chúa muốn được tôn thờ trên núi Ghê-sa-rim.

Mặt khác, người Do Thái tin rằng chính người Sa-ma-ri là những người sai trật, và hơn xa cả chuyện họ không phải là con cháu đích thực của Y-sơ-ra-ên, thực ra là họ đã được đưa đến từ các vùng A-si-ri và được đặt vào sống ở Y-sơ-ra-ên trong cuộc lưu đày đầu tiên của mười bộ tộc Y-sơ-ra-ên; vương quốc phương Bắc. Trong 2 Các Vua 17: 24-40, chúng ta biết rằng người Sa-ma-ri được Vua A-si-ri đưa đến Y-sơ-ra-ên như một phần trong chiến lược quân sự của ông để thống trị các dân tộc trong khu vực, và vì họ vẫn còn thờ các thần tượng nên Chúa khiến những con sư tử đến và tấn công họ cho đến khi họ yêu cầu các thầy tế lễ đến và dạy họ cách sống theo Luật Môi-se. Các nhóm dân tộc này đã học cách tuân theo Luật pháp, hay Ngũ Kinh, của người dân Y-sơ-ra-ên, nhưng vẫn giữ một số tập tục tôn giáo và tập quán cũ của họ. Người Do Thái cũng tin rằng những người ở lại đất này đã phản đối Nê-hê-mi khi ông và dân Do Thái đang cố gắng xây dựng lại đền thờ khi họ trở về từ nơi lưu đày. Sự thù hận vẫn tồn tại qua nhiều thế hệ, cả hai đều tin rằng người kia đang phạm tội nghiêm trọng.

Chúa Giê-xu, của Mọi Dân Dộc, Biết Tất Cả Những Sự Kiện Lịch Sử và Tất Cả Lẽ Thật.

Tất nhiên, nếu chúng ta tin rằng Kinh Thánh là thật, thì câu chuyện của người Do Thái gần với sự thật hơn là phiên bản của người Sa-ma-ri. Thực tế là đối với chúng tôi, việc xem Chúa Giê-xu tương tác với nhóm người này như thế nào là một thách thức. Không chỉ Chúa Giê-xu biết lẽ thật, Ngài là lẽ thật! Tuy nhiên, Ngài không tranh luận với người phụ nữ Sa-ma-ri về những điều này trong Giăng chương 4. Ngài tránh cuộc tranh luận đó mà không né tránh cô ấy với tư cách là một con người và cung cấp cho cô ấy thứ mà linh hồn cô ấy đang khao khát: Nước Sự Sống, nghĩa là sự chấp nhận, sự tha thứ. tội lỗi và mối quan hệ yêu thương với Đấng Mê-si-a.

Hơn thế nữa, Ngài nhận ra điều tốt trong nhóm người bị khinh miệt này, đánh giá cao người phung duy nhất trong số 10 người phung đã được Ngài chữa lành đã trở lại để cảm tạ Ngài lại là người Sa-ma-ri (Lu-ca 17:11-19). Chúa Giê-su không quan tâm đến việc sửa sai người ta bằng cách chấp nhận họ và đưa họ đến với sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Ở đó, lẽ thật có thể xuyên thấu trái tim và mang lại sự biến đổi. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải bắt đầu với một phiên bản đã được đồng ý về các sự kiện lịch sử trước khi chúng ta có thể tiến hành, nhưng Chúa Giê-su yêu thương chúng ta ngay từ khi khởi đầu.

Người Y-sơ-ra-ên và người Pha-lét-tin cũng có những câu chuyện và phiên bản lịch sử cực kỳ khác nhau, và Chúa Giê-xu biết chính xác những gì đã xảy ra. Nhưng Ngài kêu gọi chúng ta nên giống như Ngài để ra đi và yêu kẻ thù của chúng ta bất kể những sự khác biệt. Dân Y-sơ-ra-ên được lựa chọn và duy nhất, được đặt ra để trở thành một phước lành cho toàn thế giới. Đó là điểm mà Chúa Giê-su hiểu rất rõ. Ngài đã làm theo kế hoạch của Cha mình mà không đi chệch hướng nào cả. Ngài biết con đường mà phúc âm phải tuôn chảy và làm thế nào để hoàn thành sứ mệnh của mình. Ngài biết rằng phúc âm “dành cho người Do Thái trước tiên, sau đó là người Hy Lạp” (Dân ngoại) (Rô-ma 1:16), nhưng Ngài cũng truyền lệnh cho các môn đồ loan tin mừng từ “Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, Sa-ma-ri cho đến tận cùng trái đất ”(Công Vụ 1: 8). Ngài sẽ không bỏ rơi bất cứ ai.

Tin Lành Là Cho Mọi Người!

Mặc dù hầu hết dân Y-sơ-ra-ên chưa đi theo Đấng Mê-si-a của họ hoặc làm theo sự dạy dỗ của Ngài để cầu nguyện cho kẻ thù của mình, nhưng tất cả chúng ta đều có thể thay cho Y-sơ-ra-ên để đứng trong chỗ sứt mẻ và yêu thương họ. Dưới đây là một số điểm chính cần thu thập từ gương của Chúa Giê-su:

1. Khi nói chuyện với một ai đó có quan điểm rất khác với bạn, hãy chọn sự nhìn thấy đó là một người bạn hơn là một đối thủ và sẵn sàng tương tác với những người ở “phía bên kia”.

2. Từ bỏ ham muốn sửa sai những quan điểm sai lầm và thay vào đó tập trung vào việc giúp người đó kết nối với Chúa Giê-su, tin cậy Đức Chúa Trời sẽ mang lại sự biến đổi ở nơi cần thiết.

3. Hãy yên tâm vì biết rằng lẽ thật sẽ vẫn còn nguyên vẹn ở đó, bất kể người khác nghĩ gì hay diễn dịch gì. Điều này giúp chúng ta có thể tận hưởng một cuộc trò chuyện mà không đòi hỏi phải có một dòng câu chuyện với một đòi hỏi rằng mọi người phải thống nhất với nhau về hiểu biết lịch sử hay các sự kiện.

4. Yêu kẻ thù của bạn và cầu nguyện cho những người bắt bớ bạn. Điều này giúp chúng ta đối xử với những người khác như những người được Đức Chúa Trời yêu quý, vì đó mới là con người thật của họ.

“Người Sa-ma-ri” ở khu phố của bạn là ai? Ai là người có sai trật mà bạn muốn tránh? Làm thế nào mẫu mực của Chúa Giê-su có thể thúc đẩy bạn cũng tốt với họ? Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người ghét dân Y-sơ-ra-ên, cũng như cho những người Y-sơ-ra-ên mở lòng đón nhận Đấng Mê-si-a của họ và chia sẻ tình yêu triệt để của Ngài cho tất cả các dân tộc.

 

Văn Bình

(Lược dịch theo: crosswalk.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan