12 Bí Quyết Giảng Luận Của Charles Spurgeon

Share

Charles Spurgeon được công nhận rộng rãi như là một trong những nhà diễn thuyết vĩ đại nhất trong lịch sử Cơ-Đốc giáo.

  • Trước khi ông 20 tuổi thì ông đã giảng hơn 600 bài giảng.
  • Bộ sưu tập các bài giảng được ghi lại của ông lấp đầy 63 volume và hơn 20 triệu từ ngữ. Điều này đã khiến cho nó trở thành bộ sưu tập sách lớn nhất của một tác giả Cơ-Đốc giáo.
  • Ông đã từng giảng với lượng người nghe lên đến 23.654 người mà không sử dụng micrô hoặc hệ thống âm thanh..
  • Ông thường xuyên giảng 10 lần mỗi tuần vì ông nhận được rất nhiều lời mờ.

Spurgeon là người rất được ơn và có sức ảnh hưởng lớn đến nỗi không có gì lạ khi ông ấy có được biệt danh là “Hoàng Tử của Những Nhà Thuyết Giảng.”

Thật chắc chắn để nói rằng tất cả chúng ta có thể học được rất nhiều trong các bài giảng từ một nhà thuyết giảng đầy kết quả.

Vì thế, đây là 12 yếu tố mà Charles Spurgeon đã dạy các học viên của mình liên quan đến việc giảng luận hiệu quả:

1. CẦU NGUYỆN LÀ SỰ CHUẨN CHO BÀI GẢNG

Không có gì có thể chuẩn bị cho bạn trong việc giảng luận tốt hơn sự cầu nguyện. 

“Chỉ một sự cầu nguyện sẽ giúp đỡ bạn truyền đạt bài giảng; thật ra, không có gì có thể vinh hiển hơn việc bạn giảng luận những điều tươi mới xuất phát từ mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời về những điều Ngài muốn phán với loài người. Không ai có thể đứng ra để biện hộ cho con người như những người đã từng vật lộn với Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện thay cho họ.”

2. DÙNG NHỮNG GIỚI THIỆU ĐÁNH ĐỘNG MẠNH SỰ CHÚ Ý

Sự bắt đầu của bài giảng của bạn sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của mọi người. Tôi thích giới thiệu bài giảng của mình rất giống với cách một người rao hàng để bán, là người rung chuông và la lên, “Mại dô, mại dô, mại dô,” với mục đích chỉ để cho mọi người biết rằng anh ta có tin tức về món hàng tốt dành cho họ, và mong muốn họ lắng nghe. Để làm được điều tương tự như vậy, thì phần giới thiệu của bài giảng nên có một điều gì đó có sức gây chú ý. Thật tốt khi bắn một phát súng gây bất ngờ như súng chỉ thiên để ra hiệu và dọn đường cho hành động. 

3. BÀI GIẢNG DÀI LÀ SẢN PHẨM CỦA SỰ NGHIÊN CỨU NGẮN NGỦI.

Đòi hỏi một mức độ chuẩn bị và kỷ luật cao hơn để nói ít hơn. 

“Tính súc tích là một đức tính mà tất cả chúng ta đều làm được; chúng ta đừng để đánh mất cơ hội nhận được lòng tin mà nó mang lại. Nếu bạn hỏi tôi làm thế nào mà ông có thể rút ngắn bài giảng của mình, thì tôi sẽ nói rằng, hãy nghiên cứu bài giảng đó tốt hơn. Dành nhiều thời gian hơn trong việc nghiên cứu để bạn có thể có giảng những bài giảng cần ít thời gian hơn. Chúng ta thường hay nói dài dòng khi chúng ta có rất ít điều để nói.”

4. UYỂN CHUYỂN TRONG GIỌNG NÓI CỦA BẠN

Không ai muốn nghe một người giảng đạo “ru ngủ”.

“Thật đáng tiếc khi một người từ tấm lòng của mình đưa ra những giáo lý có giá trị không thể chối cải và chọn ngôn từ phù hợp nhất mà lại tự kết liễu việc giảng dạy của mình bởi việc chỉ nói một giọng nói đều đều từ đầu tới cuối trong khi Chúa đã ban cho người ấy âm lượng và nhiều cách uyển chuyển trong giọng nói giống như chơi có một dây trên cây đàn trong khi người ấy cầm trên tay cây đàn có nhiều dây. Ôi! Với giọng nói thê lương đó, nó cứ vo vo như cối xay bột đang quay một cách nhạc nhẻo,cho dù những lời đó đang nói về thiên đàng hay địa ngục, về sự sống đời đời hay sự đoán phạt đời đời. Có thể, do tình cờ giọng nói đó nói to hơn hoặc nhỏ hơn một chút tùy theo độ dài của câu, nhưng giọng nói ấy vẫn cứ đều đều không uyển chuyển và đây là một sự lãng phí âm thanh một cách thê lương, dù có một tiếng la ó cũng không thể giải tỏa được, không có sự đa dạng, không có gì ngoài sự đều đều khủng khiếp.”

5. THỰC HÀNH ĐIỀU BẠN GIẢNG DẠY

Cuộc sống của bạn bên ngoài bục giảng làm lu mờ thông điệp của bạn trên đó. 

“Tất cả chúng ta đều đã nghe câu chuyện về một người đã giảng rất hay và sống rất tệ và vì thế khi anh ta đang ở trên bục giảng thì mọi người nói rằng anh ta nên không bao giờ ra giảng nữa , và khi anh ta ra bục giảng, thì tất cả mọi người đều tuyên bố rằng anh ta không bao giờ nên quay trở lại đó nữa. Chúng ta không tin tưởng vào những người có lối sống hai mặt, và người ta cũng sẽ không tin tưởng vào những người có lời nói và lối sống thực tế mâu thuẫn nhau. Vì lối hành xử theo như câu châm ngôn thì có tiếng nói to hơn những lời nói, vì vậy một lối sống tồi tệ sẽ có hiệu quả nhấn chìm tiếng nói của những diễn giả có tài hùng biện nhất.”

6. CÁCH PHÁT ÂM

Sự truyền thông rõ ràng bắt đầu với cách phát âm rõ ràng.

“Hãy lưu ý đặc biệt đến các phụ âm, phát âm rõ ràng từng phụ âm; chúng là nét đặc trưng và cách diễn dạt của các từ. Liên tục thực hành cho đến khi bạn nói rõ ràng từng phụ âm;  những nguyên âm có cách nói riêng của chúng và vì thế chúng có thể nói cho chính chúng [Cách phát âm trong Tiếng Anh–DG]. Trong tất cả các vấn đề khác, hãy thực hành một sự kỷ luật cách nghiêm khắt cho đến khi bạn quản trị được giọng nói của mình và có nó trong tay như một con chiến mã được đào tạo bài bản.”

7. IM LẶNG LÀ VÀNG

Một khoảng dừng lại cũng có thể khiến người nghe chú ý. 

“Biết cách để tạm dừng. Tạo ra một điểm để xen vào một sự khích thích giữa dấu ngoặc đơn của sự im lặng. Lời nói là bạc, nhưng im lặng là vàng khi người nghe không chú ý. Cứ tiếp tục, tiếp tục, tiếp tục, tiếp tục, tiếp tục nói cách bình bình và giọng nói nhạc nhẽo giống như đong đưa một chiếc võng và sẽ khiến người ta ngủ càng ngày càng sâu hơn; nhưng nếu rung lắc chiếc võng cách bất thình lình thì người ta sẽ tỉnh dậy.”

8. SỬ DỤNG CỬ CHỈ CƠ THỂ

Hãy là chính mình chứ không phải là một sự bắt chước rẻ tiền từ người khác. 

“Phong cách riêng của bạn phải là của chính bạn, nó không bao giờ nên là một lời nói dối bóng bẫy, hay bắt chước một phong cách quý phái, giả vờ như đầy lòng đam mê, sự giả tạo cảm xúc hay bắt chước cách nói chuyện của người khác.”

9. THU HÚT VỚI NHỮNG ĐIỀU ÍCH LỢI MÀ NGƯỜI NGHE QUAN TÂM

Nắm bắt một thực tế rằng lợi ích của mỗi người chính là chủ đề yêu thích của chính họ.

“Tôi đề nghị một lần nữa rằng để đảm bảo sự chú ý xuyên suốt cuộc nói chuyện thì chúng ta phải làm cho mọi người cảm thấy rằng họ có một hứng thú hay ích lợi với những gì chúng ta đang nói với họ. Trên thực tế, đây là một điểm quan trọng nhất, bởi vì không ai ngủ gục trong khi họ mong đợi được nghe điều gì đó có lợi cho mình. Tôi đã nghe nói về một số điều rất kỳ lạ, nhưng tôi chưa bao giờ nghe thấy một người nào ngủ gục trong khi họ đang nghe đọc di chúc trong đó họ cũng mong đợi một di sản để lại, tôi cũng không nghe nói về một tù nhân nào ngủ gục trong khi thẩm phán đang kết luận lại bản án, vì cuộc sống của anh ta đang như chỉ treo chuông.

Những điều mà người nghe cho là ích lợi cho họ sẽ  nhanh chóng dấy lên sự chú ý. Giảng về các chủ đề thực tế, những bức xúc,  hiện tại và các vấn đề cá nhân thì bạn sẽ đảm bảo được một lượng người nghe luôn sốt sắng.”

10. KỂ NHỮNG CÂU CHUYỆN

Một câu chuyện thu hút sự chú ý.

“Tôi thường thấy một số người tội nghiệp đứng ở lối đi của Nhà Thờ. Tại sao, ông ấy trông giống như một con chim sẻ đã lọt vào trong nhà thờ, và không thể thoát ra được nữa! Người ấy không thể nhận ra buổi nhóm là buổi nhóm gì; người ấy bắt đầu đếm số người ngồi trong các hàng ghế đầu, và đủ mọi loại suy nghĩ xuyên qua tâm trí của người ấy. Bây giờ, nếu tôi muốn thu hút sự chú ý của người ấy; tôi phải làm thế nào. Nếu tôi trích dẫn một đoạn Kinh thánh, người ấy có thể không biết ý nghĩa của nó và có thể không quan tâm đến nó. Tôi có sử dụng một tiếng Latin trong bài giảng, hoặc trích dẫn tiếng Do Thái gốc hoặc tiếng Hy Lạp trong đoạn văn của tôi không? Điều đó sẽ không có ý nghĩa cho một người như vậy. Tôi nên làm gì? À! Tôi biết một câu chuyện và tôi tin rằng phù hợp cho người ấy.”

11. GIẢNG ĐẤNG CHRIST

Luôn luôn giảng Phúc Âm đơn giản.

“Tôi ước ao nói cách tóm gọn điều này với anh chị em, hãy GIẢNG ĐẤNG CHRIST, giảng luôn luôn và mãi mãi. Ngài là toàn bộ Phúc Âm. Thân vị, chức vụ và công việc của Ngài phải là một chủ đề tuyệt vời, toàn diện của chúng ta. Thế giới vẫn cần được nói về Đấng Cứu Thế, và về cách đến với Ngài. Chúng ta không được kêu gọi để tuyên bố triết học và siêu hình học, nhưng là Phúc Âm đơn giản. Sự sa ngã của loài người, nhu cầu cần được tái sinh của họ, sự tha thứ thông qua sự chuộc tội và sự cứu rỗi như là kết quả của đức tin, đây là những búa rìu chiến đấu và là vũ khí chiến tranh của chúng ta..”

12. MỜI GỌI SỰ ĐÁNH GIÁ

Ngay cả những nhà thuyết giảng giỏi nhất cũng rơi vào những thói quen xấu. 

Hãy tìm một người bạn để nói cho bạn biết những lỗi lầm của bạn, hay tốt hơn nữa là hãy chào đón một kẻ thù luôn theo dõi bạn một cách cẩn thận và châm chọc bạn một cách dã man. Lời phê bình gây khó chịu nhưng chân thành  sẽ là một phước hạnh đối với người khôn ngoan nhưng sẽ là một sự phiền toái không thể chịu được đối với những kẻ ngu dại! Sửa chữa bản thân một cách siêng năng và thường xuyên, hoặc là bạn sẽ rơi vào những lỗi không mong muốn, phát âm sai sẽ phát triển và thói quen cẩu thả sẽ vô tình hình thành; do đó hãy phê bình chính mình với sự quan tâm không ngừng. Đừng nghĩ ngợi về sĩ diện bản thân dù chỉ là một chút sẽ khiến bạn có thể hữu ích hơn một chút. Nhưng, hỡi các ông (người giảng, DG), đừng bao giờ để mình thoái hóa trở nên tự phụ trên bục giảng vì nghĩ rằng cử chỉ và giọng nói là tất cả mọi thứ.”

 

Barnabars Huỳnh

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan