3 Dấu Hiệu Một Hội Thánh Đang Chết Hơn Là Phát Triển Mạnh

Share

Tư duy về thuộc linh và thuộc thể của các thành viên trong hội thánh cần phải thay đổi khi sự thay đổi bước vào trong hội thánh.

Đối mặt với thực tế hậu đại dịch, nhiều hội thánh địa phương rơi vào tình huống hoặc là phải thay đổi hoặc là chết. Những kết quả của việc ít người nhóm lại, thiếu sự tương tác với cộng đồng và số lượng giảm trong hầu hết các hạng mục phục vụ là những dấu hiệu cảnh báo rằng sức khỏe thuộc linh của hội thánh không lành mạnh. Nhưng hết lần này đến lần khác, khi đối mặt với dữ liệu thời gian thực tại do ban lãnh đạo hội thánh tổng hợp lại, nhiều thành viên hội thánh không đồng ý với dữ liệu.

Có ba dấu hiệu cảnh báo mà tôi đã thấy nhiều lần cho biết liệu một hội thánh có sẵn sàng chết hơn là phát triển mạnh hay không.

Dấu hiệu cảnh báo 1: Sự thay đổi đã trở thành kẻ thù.

Trong nhiều hội thánh già cỗi hoặc sắp chết, nhiều thành viên đang trải nghiệm quá nhiều thay đổi trong cuộc sống cá nhân của họ đến nổi những thay đổi trong hội thánh là một lĩnh vực mà họ có thể đẩy lùi và có thể giành chiến thắng. Những thành viên đã trải qua nhiều thập kỷ trong cùng một hội thánh, gia đình của họ lớn lên và chuyển đi, thay đổi khu dân cư xung quanh nhà của họ, các nghiệp vụ kết thúc và cơ thể của họ không cho phép họ làm những gì họ đã từng làm. Tuy nhiên, khi họ bước vào nhà thờ, nó vẫn có mùi và trông giống như nhiều thập kỷ qua. Họ vẫn có thể ngồi trong cùng một hàng ghế và hát từ cùng một bài thánh ca trong khi cảm thấy trong vài giờ mỗi tuần rằng họ đang ở nơi an toàn của họ.

Thay đổi, dù nhỏ hay lớn, trong trường hợp này đều trở thành kẻ thù, không phải vì những gì được thay đổi bên trong nhà thờ, mà vì đó là một lời nhắc nhở khác rằng họ đang mất kiểm soát với những gì đã quen thuộc, và điều đó thật đau đớn. Khi đau buồn về những mất mát, họ bắt đầu chống lại sự thay đổi trong nhà thờ bằng cách giữ lại không dâng phần mười, bỏ phiếu chống lại những sự cải tiến và làm khó mục sư sau mỗi buổi thờ phượng với bạn bè của họ.

Dấu hiệu cảnh báo 2: Quyền lực quan trọng hơn khả năng thích ứng.

Khi sự thay đổi thấm dần vào hội thánh, các thành viên lâu năm cảm thấy nền tảng quyền lực đang thay đổi. Bằng mọi giá, những kẻ môi giới quyền lực này sẽ sử dụng chức vụ quyền hạn của mình trong ban quản trị nhà thờ và sự thâm niên bên trong hội thánh để dựng các rào chắn nhằm ngăn chặn tiến độ thực hiện bên trong hội thánh. Nếu họ có thể lùi lại và đánh giá lý do tại sao họ lại cảm thấy như vậy, họ sẽ nhận ra rằng đó là cảm xúc dựa trên nỗi sợ hãi chứ không phải là bản chất thuộc linh của họ thúc đẩy việc ra quyết định.

Trong giai đoạn bị đẩy lùi này, nhiều mục sư và thành viên mới của hội thánh rời bỏ hội thánh vì họ cảm thấy Đức Chúa Trời không làm phát triển, trong khi những thành viên lâu năm nghĩ rằng họ đang cứu hội thánh khỏi những kẻ chiếm đoạt đang cố gắng phá hủy hội thánh. Họ cảm thấy chính đáng vì họ đã hy sinh cho nhà thờ trong quá khứ, và họ sẽ không cho phép bất kỳ mục sư hoặc người nào phá bỏ nhà thờ của họ, mặc dù ban lãnh đạo mới đang cố gắng xây dựng hy vọng và ước mơ trong quá khứ của họ.

Dấu hiệu cảnh báo 3: Bị người ngoài đe dọa

Khi sự phát triển bắt đầu bắt rễ trong hội thánh, nỗi sợ hãi sẽ xuất hiện đối với các thành viên lâu năm. Thay đổi đe dọa danh tính trước đây đã từng của nhà thờ. Đổi lại, các thành viên lâu năm hơn tìm bắt lỗi với bất kỳ ai hoặc bất cứ nơi nào có thay đổi đến từ bên trong hội thánh – hướng sự tức giận của họ vào mục sư hoặc các gia đình mới đã tham gia vào mối tương giao hội thánh. Thay vì đón chào sự phát triển của hội thánh, họ có cái nhìn thiếu lành mạnh về những phát triển và nhìn xem nó một cách tiêu cực. Họ đang vẽ ra nỗi sợ hãi của mình lên một người bằng cách nói về họ, tranh luận về họ hoặc phớt lờ những quyết định của họ cho đến khi người kia nản lòng và rời khỏi nhà thờ. Công thức tấn công tiêu cực và tranh giành quyền lực này đã đẩy đi khỏi hội thánh vô số các nhà lãnh đạo và gia đình mạnh mẽ, những người mà Đức Chúa Trời đã đặt ở giữa họ để giúp cứu hội thánh. 

Điều có thể đã giúp cho sự phát triển của hội thánh lại trở thành một trở ngại đối với những người bị mù quáng bởi những mối đe dọa mà họ cho là đến từ những người và ý tưởng mới đến với hội thánh.

Trong khi các thành viên có thể muốn phát triển, giá phải trả cho sự tăng trưởng là một gánh nặng quá cao, vì vậy họ chống lại quá trình chuyển đổi ở mọi bước, hy vọng ngăn chặn sự thay đổi hoặc ít nhất là làm chậm quá trình chuyển đổi. Cách làm quyết định tập trung vào bên trong này khiến cho hội thánh luôn cần đến họ và đồng thời loại bỏ những ý tưởng mới và con người mới, do đó họ chấp nhận mạng lệnh chịu chết đi sự phát triển bền vững theo thời gian.

Thật là sai lầm khi nghĩ rằng tuổi tác tương ứng với sự cản trở của sự thay đổi. Thay vì như vậy, đó là một tư duy thuộc linh và vật chất cần được thay đổi hoặc giảm bớt khi sự thay đổi xâm nhập vào nhà thờ. 

Mới đây, một mục sư đã chia sẻ câu chuyện của một thành viên hội thánh 80 tuổi đứng dậy sau giờ thờ phượng để than thở về việc hát và chơi các nhạc cụ như thể bà vừa đi dự một đám tang chứ không phải là một buổi thờ phượng để tôn vinh Đức Chúa Trời. Trong khi lời khai của bà khá thẳng thừng, bà nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi bên trong hội thánh. Với sự giúp sức của Đức Chúa Trời, nhiều đời sống có thể được thay đổi và các hội thánh có thể tiếp tục tồn tại, thu hút những người mới đến với phúc âm.

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan