3 Điều Hội Thánh Phải Đối Diện Trong Thời Sau Covid-19

Share

Đi ngược thời gian, trở lại với tháng 3, nhiều người trong chúng ta phải tạm ngưng sinh hoạt hội thánh, với giả thuyết rằng chúng ta sẽ trở lại sinh hoạt bình thường trong một ít tuần. Bốn tháng sau, hầu hết các hội thánh đang ngập ngừng trở lại với vài dạng mục vụ có tiếp cận người. Và tất cả chúng ta nhận ra rằng ảnh hưởng của biến cố này sẽ không thể đo lường được trong vài tuần hay vài tháng, nhưng trong nhiều năm. Hãy xét đến ba thực tế mà hội thánh phải đối diện khi chúng ta chuẩn bị hội thánh cho thời kỳ sau Covid-19.

1. Chúng Ta Không Thể Quay Trở Lại Như Trước

“Tôi không thể chờ cho đến khi chúng ta trở lại bình thường!” Mọi người đều nói như vậy, nhưng khi biến cố Covid-19 bước vào tháng thứ tư mà không có dấu hiệu thực sự kết thúc, chúng ta phải chấp nhận rằng hội thánh mà chúng ta biết đã thay đổi thật sâu rộng.

Có phải đó là chúng ta không thể thực hiện những loại mục vụ đã làm trước thời Covid? Không phải như vậy. Nó có nghĩa là chúng ta sẽ phải tái thiết chúng hơn là chỉ đơn giản khởi động chúng lại. Những lãnh đạo, người tình nguyện, người tham dự, và những hệ thống của mỗi mục vụ sẽ cần được tham dự trở lại, làm năng động lại, xây dựng lại và trong nhiều trường hợp, được thay thế. Điều này sẽ không xảy ra một cách nhanh chóng, và do đó nó đưa tôi đến thực tế thứ hai mà chúng ta phải đối diện. 

2. Nó Sẽ Là Một Lập Trình Hai Năm

Khi điều này được bắt đầu lần đầu tiên, tôi thách thức các thuộc viên của tôi cùng đặt ra một chiến lược môn đồ hóa trong suốt tháng 8 mà không có những mục vụ tiếp cận người. Tôi nhớ có nói rằng, “Chúng ta biết là điều này không kéo dài, nhưng chúng ta cần chuẩn bị hơn mức bình thường.” Chúng ta nghĩ là đã chuẩn bị hơn mức bình thường trong khi thực sự là chúng ta đang đánh giá quá thấp độ dài và ảnh hưởng của cơn đại dịch.

Bây giờ, chúng ta sẽ có một phương án 2 năm. Điều gì sẽ tương tác gia đình đức tin của chúng ta trong môn đồ hóa và các sứ mạng trong thời gian 2 năm? Trước khi hỏi câu hỏi khó khăn đó, tuy nhiên, chúng ta cần hỏi thêm 2 câu hỏi. Thứ nhất, môn đồ hóa có nghĩa là gì? Và thứ hai, bằng cách nào chúng ta sẽ biết được khi nào chúng ta đang môn đồ hóa? Điều đó khiến tôi đi đến thực tế thứ ba mà chúng ta phải đối diện.

3. Thước Đo Lường Đã Thay Đổi

Trong giai đoạn Covid, những tham dự trên mạng đã tăng vọt lên như hỏa tiển. Tiền dâng tăng lên cao. Khi chúng ta mở ra cho ghi danh cho những buổi nhóm từ xa, những chiếc ghế trên mạng nhanh chóng có người. Đó là những dấu hiệu rất tốt của sự nối kết và tương tác, nhưng chúng thật sự có ý nghĩa gì khi được đặt vào sự môn đồ hóa.

Trong cái dường như là quá khứ đã xa, chúng ta đo lường phẩm chất của môi trường được thiết kế để làm nên các môn đồ, và chúng ta đo lường số người tham dự trong những môi trường đó. Những đo lường như thế sẽ không làm được việc trong tình hình hiện nay, và khi chúng ta khởi động lập trình hai năm tái thiết, chúng dường như không thích hợp. Cho nên điều gì sẽ là điều mà chúng ta đo lường để thăm dò mức hiệu quả? Tôi vẫn chưa biết chắc, nhưng tôi cho là 1/ Nó sẽ không là điều mà chúng ta đã đo lường 4 tháng trước2/ Nó phải được tập chú vào cá nhân nhiều hơn. Môn đồ hóa không thể đo lường theo những nhóm người. 

Bạn Có Thấy Cơ Hội Cho Hội Thánh Sau Covid-19?

Đây không phải là một bài viết tối tăm và ảm đạm. Trong lúc những thực tế mới là những điều khó đối diện thì chúng cũng là những cơ hội không ngờ được. Tôi không có ý cho là tất cả mọi điều xấu đều có những mặt tốt đẹp. Nhưng đây là cơ hội chỉ có một lần trong một thế hệ, và chúng ta không thể trả giá được cho sự lỡ mất cơ hội đó. 

Đừng Quay Lại Chỗ Cũ, Hãy Bước Tới Phía Trước

Chúng ta rất muốn đi lại những con đường cũ. Đó là cái chọn lựa mà hầu hết chúng ta muốn. Nhưng đó không phải là một chọn lựa mà bất cứ ai trong chúng ta có thể làm được. Chúng ta không thể quay lại chỗ cũ; chúng ta chỉ có thể đi tới phía trước. Sự thật là chúng ta không cần quay trở lại đường cũ. Nhiều người trong chúng ta đã bị kẹt trong mục vụ 

mà nó không còn hữu hiệu. Bây giờ, chúng ta có cơ hội để đi tới phía trước mà không bị những đòi hỏi và trói buộc của cơ cấu của nó nửa.

Hãy Giữ Lấy Chiến Lược Tái Thiết Hai Năm 

Xây dựng những cơ cấu mới và kết quả hơn phải mất thời gian. Đó là lý do lúc này là một cơ hội vĩ đại. Nếu sẽ mất hai năm để tái thiết, tại sao không tái thiết tốt hơn, xây dựng những cơ cấu hiệu quả hơn? Một trong những lý do mở hội thánh sinh sản ra sự phát triển là những lãnh đạo có cơ hội để xây dựng những mục vụ từ con số không nhưng dùng được những thực hành tốt nhất hiện đang có trong thời kỳ một hay hai năm. Điều đó đem lại một băng tần có tiềm năng chứa đựng đủ loại chương trình để chọn lựa thực hiện với một chọn lựa hoàn toàn mới không bị ngăn trở. Hai điều này là hai điều các hội thánh đã được thiết lập rồi không dễ có được. Hầu hết chúng ta không bao giờ có cơ hội đó trong một hội thánh đã được thiết lập rồi, nhưng Covid-19 đã thay đổi tất cả (cho chúng ta).

Sáng Tạo Một Bảng Ghi Điểm Mới

Điều gì thật sự đáng giá trị trong việc đào tạo môn đồ? Trong những thập niên đã qua, hội thánh đã có một quan hệ không ổn với vấn đề những con số. Chúng ta biết rằng tiền dâng hiến và số người hiện diện không làm nên việc đào tạo môn đồ, nhưng cố gắng tưởng tượng điều gì chúng ta sẽ đo lường giống như là đi nghịch chiều với thang máy chạy với đầy chật người trên nó. Ngay cả khi bạn biết rằng đó là con đường đúng để đi, sức chèn ép của số đông chung quanh bạn làm cho đi nghịch chiều như vậy là không thể được.

Những thực tế khó khăn nào khác mà hội thánh phải đối diện? Những cơ hội độc đáo nào khác mà chúng ta có được trong mùa này? Tôi hy vọng các mục sư và lãnh đạo hội thánh khắp nơi đang hỏi những câu hỏi này, và tôi tin rằng thời mùa kế tiếp của hội thánh sẽ được tràn đầy sự tốt lành và ân sủng của Đức Chúa Trời.

 

Nguyễn Bình

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan