Khi mô tả những gì đã xảy ra trong nhà thờ của Jonathan Edwards tại Northampton, Mass., vào năm 1734, giới quan sát cho biết, “Điều làm đẹp lòng Đức Chúa Trời đó là sự thể hiện của lòng thương xót của Ngài để biến đổi vô số linh hồn trong một khoảng thời gian ngắn, chuyển đổi họ từ một Cơ-Đốc giáo tẻ nhạt, nguội lạnh và lãnh cảm sang lối sống thực hành Cơ-Đốc của ân điển và thực hiện quyền năng của Đạo thánh khiết của chúng ta.”
Đó là một định nghĩa rõ ràng mà chúng ta từng có được. Trong một cơn phục hưng thuộc linh, Đức Chúa Trời đã biến đổi một cách siêu nhiên cả những tín hữu lẫn những người chưa tin trong một Hội Thánh, một địa phương, một khu vực, một quốc gia hoặc toàn cầu xuyên qua sự thình thình và mãnh liệt sốt sắng về Cơ-Đốc giáo. Người ta cảm nhận sự hiện diện của Đức Chúa Trời một cách đầy quyền năng; sự tuyệt vọng, sự đau đớn, sự ăn năn và sự cầu nguyện đến một cách dễ dàng; người ta đói khát Lời của Đức Chúa Trời; nhiều sự biến đổi xảy ra một cách chân thực và những người sa sút được làm mới lại.
Sự phục hưng và sự thức tỉnh nói chung là đồng nghĩa với nhau. Phạm vi địa lý mà sự phục hưng bao phủ càng rộng lớn, thì càng có khuynh hướng gọi nó là cuộc tỉnh thức.
Nước Mỹ có một lịch sử sâu sắc, phong phú về sự phục hưng và sự thức tỉnh.
Sự Phục Hưng Thuộc Linh ở Mỹ: Một Con Đường Được Đi Một Cách Tốt Đẹp
Cuộc Thức Tỉnh Vĩ Đại, 1734-1743.
Vào tháng 12 năm 1734, sự phục hưng đầu tiên nổi bật lịch sử đã diễn ra tại Northampton, Mass., là nơi Jonathan Edwards một người trẻ tuổi làm mục sư. Sau nhiều tháng làm việc không có kết quả, anh đã tường thuật rằng có năm hoặc sáu người đã được cứu và trong đó có một người phụ nữ trẻ. Anh đã viết, “Bà là một trong những người quản lý của một công ty lớn nhất thị trấn.” Anh đã e ngại rằng sự cải đạo của bà sẽ làm dập tắt ngọn lửa phục hưng, nhưng điều hoàn toàn ngược lại đã xảy ra. Hàng trăm linh hồn được cứu trong vòng sáu tháng – trong một thị trấn nhỏ chỉ vỏn vẹn 1,100 người!4 Tin tức được lan truyền nhanh như tốc độ cháy rừng, và các cuộc phục hưng tương tự đã nổ ra ở hơn 100 thị trấn. Bắt đầu từ Philadelphia năm 1739, lời rao giảng kịch tính của George Whitfield, giống như rung một hồi chuông cho sự thức tỉnh. Ước tính có đến 80 phần trăm trong số 900.000 người dân Mỹ đã nghe Whitfield thuyết giảng cách cá nhân. Ông đã trở thành người nổi tiếng đầu tiên của nước Mỹ.
Cuộc Thức Tỉnh Vĩ Đại Thứ Hai, 1800-1840.
Vào năm 1800, chỉ có tỷ lệ 1 trong số 15 người của dân số 5.300.000 thuộc về một Hội Thánh Tin lành. Mục sư của giáo hội Trưởng Lão là James McG đã chủ trì những buổi nhóm có những biểu hiện thuộc linh kỳ lạ ở quận Logan, Ky. Những buổi nhóm trại phục hưng đã thu hút hàng ngàn người từ xa đến chẳng hạn như từ Ohio. Mục sư Gardiner Spring đã tường thuật lại rằng trong 25 năm tiếp theo đó, không có một ngày tháng nào trôi qua mà không có tin tức về sự phục hưng ở một nơi nào đó. Năm 1824, Charles Finney bắt đầu chức vụ mà cuối cùng đã đem về 500.000 linh hồn cho Chúa Giê-xu. 100.000 người đã được cứu ở chỉ ở tại Rochester, N.Y., vào năm 1831, khiến sự phục hưng lan rộng tới 1.500 thị trấn. Vào năm 1850, dân số của quốc gia bùng nổ gấp bốn lần là khoảng 23.000.000 người, nhưng những người kết nối với các Hội Thánh tin lành đã tăng gần gấp 10 lần từ 7% lên 13% dân số; từ 350.000 thành viên đến 3.000.000 thành viên!
Sự Phục Hưng của Doanh Nhân vào năm 1857-1858. Vào năm 1857, Hội Thánh the North Dutch Church tại New York đã mời một doanh nhân, tên là Jeremiah Lanphier, để trở nên giáo sĩ không đến từ một mục sư đoàn. Ông đã cầu nguyện, “Chúa ơi, Ngài muốn con làm gì đây?” Cưu mang đến những doanh nhân với những khuôn mặt đầy lo lắng của họ trên đường phố New York nên Lanphier quyết định mở các buổi nhóm vào buổi trưa để các doanh nhân có thể cùng tham dự và cùng cầu nguyện. Buổi nhóm đầu tiên được ấn định vào ngày 23 tháng 9 – ba tuần trước khi biến cố Khủng Hoảng Ngân hàng vào năm 1857. Có sáu người tham dự tuần lễ đầu tiên, người vào tuần lễ tiếp theo, và rồi 40, sau đó họ chuyển sang các buổi nhóm hàng ngày. Chẳng bao lâu sau, tất cả các không gian đã được sử dụng, và các nhà thờ khác cũng bắt đầu mở ra cho các buổi nhóm cầu nguyện dành cho các doanh nhân. Các cơn phục hưng đã nổ ra ở khắp mọi nơi vào năm 1857, lan rộng khắp nước Mỹ và thế giới. Cơn phấn hưng này đôi khi được gọi là Buổi Nhóm Cầu Nguyện Phục Hưng Vĩ Đại, ước tính có đến 1.000.000 người đã được thêm vào các nhà thờ ở Mỹ, và có đến 1.000.000 trong số 4.000.000 người đã là thành viên của các nhà thờ lúc đó cũng được cải đạo.
Cơn Phấn Hưng Trong Cơn Nội Chiến, 1861-1865.
Sự bất đồng đầy cay đắng về chế độ nô lệ đã đẩy quốc gia chúng ta vào cuộc chiến tranh chết chóc nhất mà chúng ta đã từng trải qua. Hậu quả là, 620.000 người Mỹ đã chết; đó là một phần 50 trong số 31.000.000 người được tính trong cuộc điều tra dân số vào năm 1860. Khi bắt đầu cuộc nội chiến vào năm 1861, dường như những người lính của cả hai bên đã rời bỏ Cơ-Đốc giáo của họ tại quê nhà và trở nên điên loạn về mặt đạo đức. Vào năm 1862, tình thế hoàn toàn thay đổi, sự biến đổi bắt đầu từ giữa vòng những người lính trong Lực Lượng Liên Minh. Ước tính có đến 300.000 binh sĩ đã được cứu, chia đều cho hai bên giữa quân đội miền Nam và miền Bắc.
Những Cuộc Phục Hưng Đô Thị], năm 1875-1885.
Một doanh nhân trẻ tuổi tên là Dwight L. Moody đã tham gia vào cơn phục hưng vĩ đại năm 1857 khi nó càng quét qua Chicago. Moody sau đó đã tiến hành các cơn phục hưng trên khắp Quần đảo Anh, nơi mà anh đã giảng cho hơn 2.500.000 người. Vào năm 1875, Moody trở về nhà và bắt đầu các cơn phục hưng tại các thành phố lớn nhất của nước Mỹ. Hàng trăm ngàn người đã được cứu và hàng triệu người được truyền cảm hứng từ một người chinh phục linh hồn vĩ đại nhất trong thế hệ của ông ấy. Vào thời điểm này, thế giới quan chung của người Mỹ đang thay đổi khỏi sự đồng thuận Cơ-Đốc giáo. Thuyết Darwin và Quan Điểm Phê Bình Kinh Thánh (Higher Criticism, một thuyết giải kinh phóng túng hoặc tránh né hoặc từ chối phép lạ – LND) đã đạt được sự thu hút, và Moody đã trở thành nhà truyền giáo đầu tiên bị tấn công, bị buộc tội biến tôn giáo thành thuốc phiện cho quần chúng.
Bước sang thế kỷ 20, lề thói của đất nước Mỹ đã thay đổi. Ở phạm vi bên ngoài Hội Thánh, đó là kỷ nguyên của đài phát thanh, phim ảnh và thời đại nhạc Jazz. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã dẫn đến tình trạng đạo đức tan rã và thời kỳ phát triển công nghiệp ảnh hưởng thay đổi cách sống đạo truyền thông. Khi thời kỳ này kết thúc đột ngột vào ngày 29 tháng 10 năm 1929, sau đó là một cuộc Đại suy thoái, đã dẫn đến việc có rất ít sự quan tâm đến sự phục hưng thuộc linh. Ở phạm vi bên trong Hội Thánh, một trận chiến khác kéo dài nửa thế kỷ đã nổ ra giữa việc thuyết quan điểm tin lành (evangelicalism) và chủ nghĩa thần học tự do (theological liberalism). Cuộc chiến này đã thâm nhập vào các giáo phái lớn. Ảnh hưởng của điều này là các cơn phục hưng ở thế kỷ 20 bị giới hạn phạm vi nhiều hơn và thiếu tác động rộng lớn đến xã hội so với các cuộc thức tỉnh trước đó.
Cơn Phục Hưng 1905-1906. Lời Chúa về sự Phục hưng xứ Wales năm 1904-1905 đã lan sang những người định cư nói tiếng xứ Wales ở Pennsylvania vào cuối năm 1904 và sự phục hưng đã nổ ra. Đến năm 1905, các cơn phục hưng tại địa phương đã bùng nổ ở những nơi như Brooklyn, Michigan, Denver, Schenectady, Nebraska, North và South Carolina, Georgia, Đại học Taylor, Đại học Yale và Cao đẳng Asbury ở Wilmore, Kentucky. Billy Sunday, là người đã trở thành một nhân vật quan trọng trong thời gian này, ông đã thuyết giảng cho hơn 100.000.000 người với ước tính hơn 1.000.000 người đã được cứu.
Cuộc phục hưng trên đường Azusa, 1906.
Năm 1906, William J. Seymour, một mục sư người Mỹ gốc Phi Châu bị mù một bên mắt, đã đến Los Angeles để là một ứng viên cho một công việc mục vụ. Nhưng sau khi ông giảng, ông đã bị ngưng lịch giảng ở buổi nhóm thứ hai! Ông đã bắt đầu những buổi cầu nguyện ở một ngôi nhà gần đó và Thánh Linh của Đức Chúa Trời, mà họ gọi là “phước hạnh thứ hai” (Second Blessing), đã đổ xuống sau nhiều tháng cầu nguyện cùng nhau. Cuối cùng, đám đông lớn gồm nhiều chủng tộc trở nên quá đông đảo đến nỗi họ chuyển qua một nhà thờ Giám Lý sụp xệ ở số 312 đường Azusa, đây là nơi mà các buổi nhóm mỗi ngày cứ liên tục tiếp diễn trong ba năm. Kết quả là Phong trào Ngũ Tuần và Phong trào Ân Tứ tiếp nối theo sau, cả hai phong trào này đã bùng nổ trên khắp thế giới ở thế kỷ 20, cả hai đều bắt nguồn từ cơn phục hưng này.
Cuộc thức tỉnh sau Thế chiến II.
Sau Thế chiến II, vào năm 1947 và 1948, hệ phái Ngũ Tuần đã trải qua hai chuỗi thức tỉnh, một là Cơn Phục Hưng Mưa Cuối Mùa (the Latter Rain Revival) và một là Cơn Phục hưng Chữa Bệnh (the Healing Revival). Một số lượng lớn các nhà truyền giáo cũng đã kinh nghiệm sự phục hưng dẫn đến việc nhiều người được cứu rỗi. Chính tại thời điểm này, một thế hệ lãnh đạo Cơ-Đốc giáo vĩ đại đã xuất hiện. Bill Bright đã bắt đầu chức vụ Campus Crusade for Christ [viết tắt là CCC]. Vào năm 1949, sự nghiệp đáng chú ý của Billy Graham, nhà truyền giảng Cơ-Đốc trứ danh cho thế hệ mới, một sự bùng nổ của Phúc Âm đã xảy ra xuyên suốt các chiến dịch truyền giảng của ông được tài trợ bởi Ủy Ban Doanh Nhân Cơ-Đốc (Christian Businessmen’s Committee). Ước tính có đến 180.000.000 người đã tham dự gần 400 chiến dịch truyền giảng của ông và hàng triệu người khác xem qua truyền hình. Những Cơn Phục Hưng Trường Đại Học (College Revivals) bắt đầu từ năm 1946, nhưng khi cơn phục hưng Trường Đại học Wheaton vào năm 1950 dựa trên sự cầu nguyện đã đạt được sự phổ biến toàn quốc, nó cháy bùng loan ra các cơn phục hưng ở các trường đại học khác diễn ra trên khắp nước Mỹ.
Phong Trào Làm Mới Lại Ân Tứ (Charismatic Renewal) và Phong Trào Chúa Giê-xu (Jesus Movement)
Làn sóng đầu tiên là Phong trào Làm Mới Lại Ân Tứ, lan rộng vượt ra bên ngoài các nhà thờ Ngũ Tuần và giáo phái Holiness [Thánh Khiết] đến các cơ sở đại học, Giáo hội Công giáo và các giáo phái lớn khác. Làn sóng thứ hai, là Phong trào Chúa Giê-xu được công bố rộng rãi; phong trào này nhấn mạnh việc chuyển đổi từ ma túy, tình dục và chính trị cấp tiến sang việc lấy Kinh thánh làm giá trị cốt lõi và tìm thấy Chúa Giê-xu Christ làm Cứu Chúa
của đời mình một cách cá nhân. Không có gì đáng ngạc nhiên, cơn phục hưng này lan rộng đến các trường đại học, đáng chú ý nhất là Cơn Phục Hưng Trường Đại Học Asbury năm 1970 ở Wilmore, Ky. Trong vòng một tuần, sự phục hưng đã lan rộng khắp cả nước. Năm 1976, nước Mỹ đã bầu chọn một tổng thống được tái sinh và việc truyền giáo đã tiếp tục thịnh vượng từ đó đến nay.
Những Cơn Phục Hưng vào giữa Những Năm 1990.
Mặc dù xu hướng phi tôn giáo của xã hội ngày càng lan rộng từ khi cuộc Cách Mạng Văn Hóa bắt đầu từ cuối những năm 1960, thì vào khoảng giữa những năm 1990 Đức Chúa Trời lại một lần nữa đem đến một chuỗi các cơn phục hưng và hầu hết các cơn phục hưng này xảy ra ở các nhóm Ân Tứ và Ngũ Tuần. Vào năm 1994 xảy ra cơn phục hưng The Toronto Blessing [Tạm dịch: Phước Hạnh tại Toronto], và 1995 đã mở ra cơn Phục hưng tại Melbourne, Space Coast bang Florida, cơn Phục hưng Modesto, và cơn Phục hưng Brownsville tại Pensacola, Fla., đã ghi nhận 100.000 người được cứu trong vòng hai năm. Cơn phục hưng đại học quét qua nước Mỹ, bắt đầu từ Đại học Howard Payne ở Brownwood, Texas, dưới sự giảng dạy của Henry Blackaby, một người Baptist Nam Phương.
Cơn Phục Hưng Những Người Giữ Lời Hứa Nguyện (The Promise Keepers Revival [Tạm dịch: cơn phục hưng được nhiều người biết đến nhất ở vào giữa những năm 1990 bắt đầu vào năm 1991 khi 4,200 người xuất thân từ trường Đại học Colorado được thách thức để sống theo đức tin của họ. Năm 1993, 50.000 người tập hợp lại từ mọi tiểu bang và 16 quốc gia. Trong những năm tiếp theo, các sự kiện tại các sân vận động đã được tiến hành tại các thành phố trên khắp nước Mỹ. Một tinh thần của sự phục hưng và sự biến đổi đã quét qua nước Mỹ khi hàng triệu người đã tham dự vào. Sự phục hưng đạt đến đỉnh điểm vào ngày 4 tháng 10 năm 1997, khi 1.000.000 người hoặc nhiều hơn nữa đã tập trung tại National Mall ở Washington, D.C. Đến cuối năm 2000, Promise Keepers báo cáo rằng có khoảng 5.000.000 người đã tham dự vào 100 hội nghị. Thêm 1.000.000 người đã được ảnh hưởng tích cực kể từ đó.
10 Đặc Điểm của Sự Phục Hưng Thuộc Linh
Mỗi một cơn phục hưng và cuộc thức tỉnh đều mang một dấu ấn riêng biệt của nó; Cơn phục hưng vào năm 1740, là do giới trẻ dẫn đầu, còn năm 1857, thì do các doanh nhân dẫn dắt và sự cầu nguyện chiếm vị trí trung tâm, và cơn phục hưng trên đường Azusa năm 1906 thì điều quyết định đó là sự liên kết các chủng tộc. Tuy nhiên, tất cả các cơn phục hưng đều có cùng những điểm chung. Các đặc điểm được đề cập thường xuyên nhất của các cơn phục hưng và cuộc thức tỉnh trong văn chương là gì?
1. THỜI GIAN: Các cơn phục hưng nổi lên trong thời kỳ suy đồi tinh thần và đạo đức, dẫn đến việc cầu nguyện mãnh liệt.
2. CẦU NGUYỆN: Đức Chúa Trời đã đặt niềm đói khát vào tấm lòng của nhiều người để cầu nguyện cho sự phục hưng.
3. LỜI CHÚA: Việc giảng dạy và đọc Lời của Đức Chúa Trời đem lại sự thuyết phục và niềm khao khát sâu sắc đối với Đấng Christ.
4. ĐỨC THÁNH LINH: Đức Thánh Linh đã đưa con người đến một chiều sâu thuộc linh mà họ không thể tự mình đạt được.
5. SỰ THUYẾT PHỤC: ảnh hưởng của những tội nhân không thể nguôi ngoai ngoại trừ họ ở trong Đấng Christ.
6. DÂNG VINH QUANG CHO ĐỨC CHÚA TRỜI: Đức Chúa Trời nhận sự ngợi khen, tôn kính và vinh quang vì cớ việc đem đến sự phục hưng.
7. SỰ CẢI CÁCH VÀ SỰ ĐỔI MỚI: Sự phục hưng tạo ra kết quả lâu dài. Những chức vụ mới được thành lập và xã hội được kinh nghiệm một cuộc cải cách đạo đức nhờ vào việc ngày càng nhiều người được cứu.
8. NHỮNG SỰ THỂ HIỆN: Những biểu hiện như ngã xuống, cầu nguyện rên siết quặng thắt và các phép lạ. Những biểu hiện này khác nhau tùy theo văn hóa và giáo phái.
9. HỖN ĐỘN: Các cơn phục hưng cũng đem đến những cuộc tranh cãi lộn xộn xoay quanh các phép lạ, sự lạm dụng, sự thái quá, sự nghi ngờ và tranh chấp thần học (chỉ nêu một vài).
10. CHU KỲ: Sự phục hưng tất yếu sẽ có đỉnh điểm và sau đó là lắng dần xuống.
Nước Mỹ đã Chín Muồi Cho Sự Phục Hưng Thuộc Linh Ngày Hôm Nay?
Đa số người Mỹ tin rằng đất nước chúng ta đang xuống dốc. Nước Mỹ có thêm 50.000 nhà thờ mới trong 20 năm cuối của thế kỷ 20 với tổng số là 350.000. Ngày nay tại Mỹ, Số Cơ-Đốc nhân được tái sinh đã tăng trưởng cách đều đặn lên con số 46% số người lớn. Với tình trạng suy đồi đạo đức và thuộc linh hiện nay, làm thế nào có thể có con số như vậy?
Câu trả lời rất đơn giản. Ngày nay, Cơ-Đốc giáo thịnh hành nhưng không mạnh mẽ. Giải pháp cho điều này là sự phục hưng thuộc linh và sự thức tỉnh.
Tại nước Mỹ, chúng ta đã chưa có một sự thức tỉnh thuộc linh nào tương xứng so với chiều dài lịch sử của sự phục hưng. Với truyền thống phục hưng và thức tỉnh vĩ đại như vậy, thì đây một cơ sở tuyệt vời để bắt đầu, và một nhu cầu lớn để chống lại sự suy đồi về mặt đạo đức và thuộc linh ngày càng gia tăng, đất nước của chúng ta đã xuất hiện một sự tuôn đổ mới mẻ của Đức Thánh Linh.
Nhưng lịch sử cho chúng ta biết rằng các cuộc phục hưng và thức tỉnh tầm cỡ quốc gia không thể được con người tạo ra. Sự phục hưng là một hành động bởi lòng thương xót và ân điển của chính Đức Chúa Trời, khi Ngài hành động một cách siêu nhiên để những điều dường như bất năng có thể xảy ra. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời yêu mến việc đáp lại bởi những lời cầu nguyện của dân sự Ngài (chẳng hạn, 2 Sử ký 7:14).
Trong khi quyết định chính yếu của sự phục hưng chỉ thuộc về một mình Đức Chúa Trời, Ngài ban cho chúng ta đặc quyền khiến cho sự phục hưng hầu đến qua lời cầu nguyện ăn năn trong sự khiêm nhường. Hãy cùng cầu nguyện…
Cho đến khi mỗi Hội Thánh môn đồ hóa mỗi người…
Barnabars Huỳnh & Nguyễn Trọng
(Lược dịch theo: maninthemirror.org)