5 CÁCH DỌN LÒNG NGHE GIẢNG DẠY

Share

Chúng ta có quyền mong muốn các mục sư của chúng ta dành hàng giờ để chuẩn bị trước khi họ giảng luận vào những ngày Chúa Nhật. Nhưng thế còn chúng ta là những người ngồi trong cácbăng ghế cần phải làm gì? Bằng những cách nào mà dân sự của Đức Chúa Trời có thể chuẩn bị đón nhận thông điệp mà người giảng luận đã chuẩn bị?

Trong khi đọc Công vụ, tôi để ý thấy một khuôn mẫu về sự chuẩn bị nghe giảng dạy được ghi trong chương 10. Khi Phi-e-rơ đến rao giảng phúc âm cho Cọt-nây, ông đã được chào đón bằng những lời sau: “Lập tức tôi sai mời ông, và ông đã có lòng tốt đến đây. Vậy bây giờ, tất cả chúng tôi đang ở trước mặt Đức Chúa Trời để nghe mọi điều Chúa đã truyền dặn” (Công vụ 10:33).

Cọt-nây bày tỏ lòng ước muốn mà chúng ta phải có khi chờ đợi Lời Đức Chúa Trời được truyền đạt đến cho chúng ta. Chúng ta có thể chuẩn bị tâm hồn cho việc thuyết giảng bằng cách trau dồi năm đức tính.

  1. Lòng tha thiết muốn nghe tiếng Chúa

Ngay khi Cọt-nây nghe thiên sứ nói rằng Đức Chúa Trời có một sứ điệp cho ông, ông lập tức sai người mời [Phi-e-rơ] đến” (c. 33). Khi Phi-e-rơ đến, Cọt-nây đang mong chờ ông, mong muốn được nghe nhiều hơn về Đức Chúa Trời mà ông kính sợ và thờ phượng (c. 2,24). Cọt-nây cho biết mọi người đã sẵn sàng để nghe mọi điều mà Phi-e-rơ đã được “Chúa truyền dạy.” Ông hiểu rằng mặc dù Phi-e-rơ là sứ giả, nhưng sứ điệp đến từ Đức Chúa Trời.

Khi bạn ngồi nghe sự dạy dỗ hoặc rao giảng Lời Đức Chúa Trời, bạn có dễ bị ấn tượng bởi người nói hơn là bị ảnh hưởng bởi Đức Chúa Trời đang nói qua Lời Ngài không? Bạn có mong muốn được nghe một sứ điệp từ Chúa qua sứ giả này không? Nếu không, hãy thú nhận sự thiếu khao khát của bạn với Chúa và xin Ngài ban cho bạn một tấm lòng tha thiết muốn nghe tiếng Ngài.

  1. Lòng tri ân người truyền đạt sứ điệp.

Cọt-nây biết những khó khăn mà Phi-e-rơ phải chịu đựng để truyền đạt sứ điệp của Đức Chúa Trời cho ông, đi một quãng đường gian khổ 30 dặm từ Giốp-bê đến Sê-sa-rê. Ông đánh giá cao việc Phi-e-rơ sẵn sàng trung tín vâng lời Đức Chúa Trời đến nhà người ngoại (không phải là người Do Thái hay theo đạo Giu-đa) để giảng Tin Lành trái ngược với những gì các nhà lãnh đạo tôn giáo (Do Thái) dạy về việc kết hợp với dân ngoại (c. 28).

Là một người có thẩm quyền và ở dưới thẩm quyền, Cọt-nây nhận biết rằng ông và Phi-e-rơ ở dưới thẩm quyền của Đức Chúa Trời và muốn nghe “mọi điều Chúa đã truyền cho [Phi-e-rơ].” Cọt-nây cũng tin rằng lời rao giảng của Phi-e-rơ xuất phát từ tấm lòng yêu thương ông, nên ông khen Phi-e-rơ là người “có lòng tốt đến” (c. 33).

Bạn có thái độ như thế nào đối với sứ giả— người dạy hoặc người rao giảng—bạn sẽ nghe đónLời Đức Chúa Trời ? Bạn có biết ơn về thời gian và sự hy sinh mà sứ giả đã đầu tư vào việc chuẩn bị không? Bạn có tôn trọng người rao giảng như người nói thay cho Chúa không? Bạn có nhận lấylời rao giảng như là nhận lấy một hành động tốt lành đối với bạn không?

  1. Cam kết với cộng đồng

Bạn có tôn trọng người rao giảng như người nói thay cho Chúa không? Bạn có nhận biết lời rao giảng như một hành động tốt lành đối với bạn không?

Cọt-nây chú ý đến những người khác xung quanh ông, những người cũng tụ tập để nghe lời Đức Chúa Trời. Với tư cách là chủ gia đình và là người nhận được sứ điệp của thiên sứ, lẽ ra Cọt-nây có thể yêu cầu được yết kiến ​​riêng Phi-e-rơ. Nhưng ông muốn mọi người trong phạm vi ảnh hưởng của mình nghe được sứ điệp, vì vậy ông đã tập hợp gia đình và bạn bè của mình (c. 24). Cọt-nây cho thấy ông không chỉ quan tâm đến những gì Chúa dành cho ông mà còn quan tâm đến những gì ông dành cho người khác.

Bạn có lắng nghe Lời Chúa trong bối cảnh cộng đồng không? Bạn có theo đuổi những người khác mà bạn có thể học hỏi? Bạn có mời người khác cùng với bạn ngồi lắng nghe Ngôi Lời không? Bạn có cầu nguyện cho bạn bè và gia đình trong hội thánh khi họ nghe giảng dạy không?

  1. Hướng lòng đến sự hiện diện của Chúa

Cọt-nây biết rằng ông và những người cùng nghe với ông đang ở “trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời” (c. 33). Khi ngồi nghe sự dạy dỗ và rao giảng Kinh Thánh, bạn có chú tâm vào và theo đuổi sự hiện diện của Đức Chúa Trời không? Bạn có thực hành sự hiện diện của Đức Chúa Trời bằng cách cầu nguyện trong suốt thời gian giảng dạy, cầu xin Đức Chúa Trời phán với bạn và cho bạn đôi tai để “nghe điều Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh” (Khải huyền 2:7) không?

  1. Sẵn sàng Nghe và Làm

Cọt-nây cho biết ông và gia đình sẵn sàng nghe “mọi điều” Phi-e-rơ phải nói với họ (Công vụ 10:33). Kiểu lắng nghe này đòi hỏi sự chú ý tích cực nhằm tìm kiếm ra để tiếp nhận và hiểu toàn bộ sứ điệp, bao gồm từng phần riêng lẻ của toàn bộ sứ điệp. Cọt Nây không phải là người nghe rồi quên đi nhưng thực hành (Gia Cơ 1:22–24). Ông ngay lập tức áp dụng lời rao giảng bằng cách tin vào phúc âm và chịu phép báp têm (Công vụ 10:47–48).

Spurgeon có lần nói với hội chúng của ông về một phụ nữ Tô Cách Lan, người đã châm biếm một cách đúng trên đường ra khỏi nhà thờ, “Bài giảng đã được nói ra, nhưng nó vẫn chưa được thực hiện.” Cách tốt nhất để nghe giảng là sẵn sàng thực hiện điều đã được rao giảng càng sớm càng tốt.

Bạn có sử dụng các phương tiện cần thiết—ghi chép, tắt điện thoại—để nghe toàn bộ thông điệp không? Bạn có cố gắng hiểu cả dòng chảy tổng thể và từng phần riêng lẻ của sứ điệp không? Bạn cần làm gì để vượt qua sự phân tâm? Bạn có sẵn sàng lắng nghe mọi điều Đức Chúa Trời có thểđang nói với bạn không, hay bạn có xu hướng lắng nghe có chọn lọc (chỉ nghe những gì mình muốn? Bạn có đáp lại bài giảng với đức tin tươi mới nơi Chúa, ăn năn tội lỗi, và có kế hoạch yêu thương và phục vụ những người mà Chúa ban cho bạn không? Bạn cần thực hiện những bước nào để trở thành người, vào thứ Hai, thực hành lời được truyền rao chứ không chỉ là người nghe vào Chủ Nhật?

Bạn có sẵn sàng lắng nghe mọi điều Đức Chúa Trời có thể nói với bạn không, hay bạn có xu hướng lắng nghe có chọn lọc?

Những môn đồ chân tthật của Chúa Giê-su phải tranh chiến để nghe lời rao giảng với tấm lòng sẵn sàng. Sự truyền đạt không hoàn hảo của người rao giảng, những đứa trẻ ồn ào ngồi ở hàng ghế cuối, trận chiến thuộc linh, và rất nhiều yếu tố khác cản trở việc nghe của chúng ta. Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta học hỏi từ Cọt-nây và thực hành năm cách này để chuẩn bị lòng mình lắng nghe sự rao giảng?

Hãy cầu nguyện để Chúa ban cho chúng ta lượng ân sủng như Ngài đã ban cho Cọt-nây và gia đình ông ngày hôm đó: “Phi-e-rơ còn đang nói thì Đức Thánh Linh giáng trên mọi người nghe đạo” (c. 44).

Bạn có thể tưởng tượng được vinh quang và ân sủng giáng xuống những hội thánh đầy những tấm lòng sẵn sàng lắng nghe và chú ý đến tất cả những tin lành mà Chúa đã trao cho những người rao giảng truyền đạt không?

 

 

 

Lược dịch theo:  Nguyễn Trọng 

Nguồn: Jimmy Davis, 5 Ways to Prepare to Hear Preaching, https://www.thegospelcoalition.org

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan