Khi những tín hữu đã lâu không nhóm lại ở bất cứ nơi nào bắt đầu đến thờ phượng tại hội thánh nơi bạn, các sự việc thay đổi. Dưới đây là một vài dấu hiệu.
Là một người lãnh đạo hội thánh, bạn có lòng ước mong đến với những người mới, những người chưa biết đến tin lành của Chúa Giê-xu.
Nhưng bạn có biết là hội thánh nơi bạn thật sự là cuối cùng đang đến với những tín hữu đã lâu rồi không nhóm lại thờ phượng ở bất cứ nơi nào?
Đầu tiên, bạn có thể (và nên) dùng những dữ liệu để biết ra bạn có thu hút sự phát triển do người ta đổi chỗ nhóm hay do thu hút những người đã lâu rồi không nhóm lại ở bất cứ nơi nào. Tờ chào mừng của hội thánh có thể đang giữ những dữ liệu đó. Thí dụ, hơn một nửa những người đến với hội thánh nơi bạn lần đầu tiên đánh dấu vào ô nói rằng họ không đi thờ phượng hay chỉ đi một hay hai lần một năm. Chúng ta xem đó là “tín hữu đã lâu rồi không nhóm lại” (ở bất cứ nơi nào).
Nhưng không chỉ là về sự kiện họ nói là họ không đi nhà thờ. Bạn cũng có thể nói là bạn đang làm những bước phát triển khởi đầu vì những tín hữu “đã lâu rồi không nhóm lại ở bất cứ nơi nào” làm thay đổi sức sống động của hội thánh nơi bạn.
Hội thánh nơi bạn sẽ không đơn giản là vẫn như cũ. Và đó là chỗ trở nên khó khăn cho nhiều hội chúng và lãnh đạo.
Chuẩn bị chia sẻ cho những tín hữu đã lâu rồi không nhóm lại như vậy là một việc. Nhưng khi những tín hữu như vậy thật sự nối kết với hội thánh nơi bạn, nhiều điều sẽ thay đổi sâu xa.
Khi bạn thấy 7 dấu hiệu này nổi lên trong hội thánh, bạn sẽ biết rằng sau cùng bạn thật sự vươn đến những tín hữu đã lâu rồi không nhóm lại.
1. Những Người Không Hát Nhiều Trong Buổi Thờ Phượng.
Nếu nghĩ đến điều này, nó không làm bạn phải ngạc nhiên.
Cơ đốc nhân là nhóm người duy nhất còn sót lại trong văn hóa của chúng ta, mà có hát tập thể trong mỗi tuần. Những người đã lâu rồi không nhóm lại có thể thích âm nhạc của bạn, nhưng họ không nhất thiết phải hát. Hãy thoải mái với điều đó. Chúng ta vẫn học biết như thế.
Trong khi chúng ta cố gắng nâng lên mức đam mê trong các buổi thờ phượng, đơn giản là nó luôn luôn có một sự căng thẳng giữa những người yêu thích hát (Cơ đốc nhân cam kết), những người đang học để biết hát và những người chỉ đơn giản chịu đựng phần mục đó của buổi nhóm (bất kể là ban thờ phượng thật là tuyệt vời đến đâu đi nửa!)
Luôn luôn có các tín hữu có hội thánh đến thăm hội thánh chúng ta và ghi nhận rằng không phải mọi người đều hát. Như chúng ta cố gắng giúp mọi người dự phần với buổi thờ phượng được càng nhiều càng tốt, tôi quyết định rằng đó chỉ là một sự căng thẳng mà chúng ta cần sống trong đó.
Hãy nghĩ về điều này: mục tiêu không phải là làm sao khiến mọi tín hữu đã lâu rồi không nhóm lại phải hát… đó là dẩn họ vào một sự tăng trưởng mối quan hệ với Chúa Giê-xu.
Để quản lý sự căng thẳng đó, chúng ta giới hạn trong vòng 3 hay 4 bài hát. Các tín hữu nhóm lại dĩ nhiên là hát. Các tín hữu không nhóm lại có thể cảm kích về ban thờ phượng ca ngợi. Và đời sống mọi người thay đổi.
2. Các tín hữu lâu năm không ổn định.
Không phải là tất cả các tín hữu lâu năm sẽ bực mình về việc hội thánh nơi bạn đang đến với những tín hữu không nhóm lại ở bất cứ nơi nào, nhưng chắc chắn là sẽ có một số người.
Tại sao họ chống lại sự tăng trưởng?
Vì họ sẽ phải quan tâm về những người không giống như họ, cư xử như họ hay cùng chia sẻ với họ hệ thống giá trị đạo đức giờ đây đang ngồi cạnh họ vào những buổi Chúa Nhật hay trong cùng một nhóm với họ trong những buổi giữa tuần lễ.
Đây là một dấu hiệu tốt.
Một số tín hữu lâu năm như thế sẽ rời khỏi hội thánh, nhưng hội thánh sẽ có một nhóm người mong đợi có một ngày như vậy trong đời sống của họ.
Họ có những người bạn là những tín hữu đã lâu rồi không nhóm lại ở bất cứ nơi nào và họ sẽ thật cảm kích rằng hội thánh (sau cùng) hoàn thành sứ mạng của mình. Hãy hoạt động với họ.
Khi người không nhìn hay cư xử giống như bạn ngồi kế bên bạn trong nhà thờ, bạn đang đi trong sứ mạng.
3. Sự nhóm lại bất thường trở nên thường xuyên.
Oái ăm thay, một trong những dấu hiệu hội thánh nơi bạn đang đến với những người đã lâu rồi không nhóm lại ở bất cứ nơi nào là sự nhóm lại không thường xuyên trở nên thường xuyên.
Điều này làm bối rối mục sư quản nhiệm và các tín hữu nhóm lại thường xuyên. Bình thường, nếu một tín hữu vắng mặt cả một tháng, đó là “dấu hiệu” có một chuyện gì đó.
Nhưng không là như vậy với tín hữu trong dạng “đã lâu rồi không nhóm lại.” Họ thường không có nền nếp nhóm lại với hội thánh. Hãy nhớ nhé: đây là mức cao nhất mà họ từng nhóm lại.
Nó giống như là gia nhập một hội quán thể dục. Nếu bạn không bao giờ sắp xếp được thì đến tập 2 lần một tuần là một bước vĩ đại và cam kết lớn. Anh chàn lực sĩ tập luyện cơ bắp với mức kéo 275 có thể nhìn vào cái bụng mềm èo của bạn và nghĩ là bạn lười biếng, nhưng với bạn đó là một bước tiến vĩ đại.
Những hội chúng khôn ngoan hiểu được sự sống động này.
Thế có phải là bạn muốn những tín hữu này cứ đi nhóm thỉnh thoảng thôi sao? Dĩ nhiên là không. Như tôi đã nhiều lần chia sẻ trên trang mạng này, nếu muốn giải quyết vấn đề nhóm lại bất thường, hãy tập chú vào việc giúp mọi người dự phần với đức tin của họ.
Trong thế giới hậu Cơ Đốc (post-Christian world), sự dự phần là nhiên liệu của sự hiện diện. Đã qua rồi việc sự hiện diện là nhiên liệu của sự dự phần.
4. Những nền nếp trật tự bị tan rã đi.
Khi bạn dự phần càng lúc càng hơn với các tín hữu k đã lâu rồi hông nhóm lại ở bất cứ nơi nào, bạn nhận ra rằng những danh mục thần học và xã hội dùng cho mọi người sẽ bị mòn rỉ đi và sụp đổ và bạn nhận ra rằng thật ra tất cả những gì mà chúng ta cần là một Đấng Cứu Chuộc.
Vì với những nền kinh tế-xã hội, sắc tộc, giáo dục, tiêu chuẩn luân lý và đạo đức khác nhau cùng gặp nhau tại hội thánh nơi bạn, nó sẽ thúc đẩy nhiều người trong số tín hữu của bạn (những người có cái nhìn và hành động giống nhau) ra khỏi những vùng an toàn của họ. Đó là điều tuyệt vời.
Điều này không có nghĩa là bạn thay đổi thần học, nhưng có lẽ có ý là phải thay đổi lòng đam mê của bạn. Và có thể là thay cho những câu trả lời dễ dãi của bạn là những cuộc đối thoại. Nếu bạn không thể làm quen với sự đa dạng trên đất, bạn sẽ ghét thiên đàng là nơi có đủ mọi sắc dân, tiếng nói và đủ mọi loại người.
5. Bạn sẽ nhận được những câu hỏi ngay thẳng đáng ngạc nhiên.
Đang khi chung quanh bạn là những tín hữu đã lâu rồi không nhóm lại tại bất cứ nơi nào, bạn sẽ thấy nhiều hơn những nỗi đau và rối rắm của đời sống con người.
Các tín hữu đã nhóm lại từ lâu thường kinh nghiệm cùng loại nỗi đau và rối rắm đó; nhưng chính các tín hữu đã lâu rồi không nhóm lại nói về chúng một cách tự do hơn.
Vậy hãy sẵn sàng. Có một danh sách những người tư vấn ở gần.
Và sẵn sàng dự vào những vấn đề đời sống thực tế từ bục giảng.
Khi bạn nói vào đời sống thực tế, người ta sẽ lắng nghe.
6. Mức chấp nhận sự giả hình tụt xuống thấp.
Người ít có phần nền hội thánh ghét sự giả hình. Và họ sẽ phản ứng. Nếu bạn không xử lý chuyện đó, họ sẽ rời hội thánh. Một số đông tín hữu nhóm lại tại hội thánh đã học cách sống giả hình trong nhiều năm. Trò chơi đó không còn có thể được nửa.
Và đó thật sự là một tin lành cho tất cả chúng ta. Hãy nhớ rằng, Đức Chúa Trời không dùng người toàn thiện. Ngài dùng những con người bị tan vỡ.
Đó là cách bạn có mặt ở đây. Đó là cách mọi người đến nơi đây.
Đó là lúc mà chúng ta phải thành thật ở mức độ toàn hội chúng thành thật.
7. Bạn Thấy Sự Thay Đổi Đời Sống Thật Sự.
Dĩ nhiên đây là phần tốt nhất. Khi sự biến đổi đời sống xảy ra, mọi người sẽ đến chỗ thay đổi mạnh mẽ khác hẳn một hay hai năm trước đây.
Chẳng có gì ngạc nhiên đâu. Tín hữu đã lâu không nhóm lại thật ra chỉ có một động lực duy nhất để ở cùng hội thánh: họ muốn tra tìm cho biết Chúa Giê-xu. Và khi đó, điều này thay đổi rất nhiều thứ – một cách sâu nhiệm.
Chắc chắn là không phải mọi người đều quyết định sống theo Đấng Christ. Vì sau đó là có nhiều người từng nhóm tại hội thánh suốt đời của họ tìm cách chống lại sự biến đổi.
Nhưng với những tín hữu đã lâu không nhóm lại ở bất cứ nơi nào, khi đo lường sự thay đổi của họ trong một vài năm và bạn sẽ kinh ngạc bởi tiến trình thay đổi.
Ánh Dương
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)