7 Điều Cần Tránh Khi Dạy Nhóm Học Kinh Thánh Phụ Nữ

Share

Hãy Dạy Nhóm Phụ Nữ Học Kinh Thánh Một Cách Có Trách Nhiệm

Việc giảng dạy một phân đoạn Kinh Thánh cho những người đã học hỏi đòi khỏi khắt khe hơn nhiều so với việc dạy cho những người chưa học hỏi. Niềm hy vọng của tôi đó là bằng việc giao cho những người tham gia học Kinh Thánh bài tập về nhà và điều đó sẽ thách thức suy nghĩ của họ đủ để vào lúc họ nghe tôi giảng dạy, họ sẽ không chỉ đơn thuần chấp nhận ngay những điều tôi nói. Việc nhận biết rằng họ sẽ suy nghĩ một cách kĩ càng về bài giảng của tôi khiến tôi phải chịu trách nhiệm tránh khỏi bảy cạm bẫy giảng dạy phổ biến. 

1. Nhảy Từ Chỗ Này Sang Chỗ Khác

Bạn đã bao giờ ổn định để nghe một bài giảng dựa trên một phân đoạn Kinh Thánh then chốt, hoặc chỉ cần để giáo viên đọc hết bản văn đó một cách ngắn gọn trước khi bạn dành bốn mươi phút nhảy xung quanh toàn bộ Kinh Thánh hay chưa? Một người học viên đã dành cả tuần để phân tích một chương của sách Ê-phê-sô sẽ không thỏa mãn nếu giáo viên chỉ đơn thuần sử dụng phân đoạn then chốt như một bệ phóng. Cô ấy sẽ muốn nán lại ở phân đoạn đó, theo cách cô nên làm. Cô ấy sẽ khám phá được rằng phân đoạn trong tay thật xứng đáng với bốn mươi phút đồng hồ không bị xao lãng trong quỹ thời gian của nhóm, và rằng bốn mươi phút đó có lẽ sẽ không thể nào đủ thời gian để giải quyết các câu hỏi của cô về phân đoạn này.

Việc giảng dạy tốt sẽ cần bao gồm việc sử dụng các tài liệu tham khảo chéo, nhưng không bằng cái giá trả phải trả là mất đi điều chính yếu là phân đoạn chính được. Chúng tôi, những giáo viên, thường có xu hướng đi lang thang, đặc biệt là khi phân đoạn chính là một đoạn khó. Người giáo viên nào phấn đấu để xây dựng khả năng hiểu biết Kinh Thánh cần phải giữ vững lập trường. Mục tiêu căn bản của giáo viên đó không phải là chỉ ra phân đoạn chính có liên quan đến hàng ngàn phân đoạn khác như thế nào, nhưng là để dạy phân đoạn chính đó một cách kĩ lưỡng đến nỗi nó sẽ tự động bước vào tâm trí khi một học viên bắt gặp những chủ đề tương tự ở bất cứ đâu trong quá trình nghiên cứu của mình. 

2. Nữ Hóa Bản Văn

Phụ nữ dạy phụ nữ học Kinh Thánh thường liên tục phải đối diện với sự cám dỗ khi chọn một phân đoạn Kinh Thánh và phủ lên nó một ý nghĩa duy nhất dành cho phụ nữ. Mỗi khi chúng ta chọn một phân đoạn Kinh Thánh mà được nhắm đến để dạy cho mọi người và chúng ta giảng dạy phân đoạn đó như thể nó được dành đặc biệt cho phụ nữ, thì chúng ta đang mạo hiểm nữ hóa bản văn rồi.

Điều này không có nghĩa là chúng ta không thể tìm kiếm các điểm áp dụng dành riêng cho từng giới từ một phân đoạn được nói với cả hai giới. Đúng hơn là, chúng ta cần phải cảnh giác trước việc đưa ra sự diễn dịch và ứng dụng làm cướp đi ý nghĩa nguyên bản ban đầu của bản văn bởi việc tập trung một cách quá chú trọng vào một khuôn khổ giới tính cụ thể. Sách Ru-tơ không phải là sách về phụ nữ giành riêng cho phụ nữ, và Giu-đe cũng không phải sách về đàn ông dành riêng cho đàn ông. Kinh Thánh là một quyển sách về Đức Chúa Trời, được viết cho mọi người. Bằng mọi cách, hãy dạy Thi-thiên 139 như thể nó liên quan đến phụ nữ và hình ảnh thân thể con người, nhưng hãy chống lại sự thôi thúc khi chỉ giảng dạy phân đoạn này như vậy. Công việc của nữ giáo viên không phải là làm cho Kinh Thánh phù hợp hay hợp khẩu vị với phụ nữ. Công việc của họ đó là giảng dạy bản văn một cách có trách nhiệm. Một giáo viên nữ đôi khi sẽ đem đến một góc nhìn khác hơn cho bản văn so với một giáo viên nam bởi vì chính giới tính của cô ấy, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một học viên đã dành thời gian với bản văn trước khi nghe giảng dạy về nó sẽ biết khi nào bản văn bị nữ hóa.

3. Suy Diễn Ra Ngoài Ý Nghĩa Của Kinh Văn 

Vì lợi ích của việc “làm cho kinh văn trở nên sống động”, đôi khi các giáo viên không tránh khỏi sự cám dỗ trong việc thêm một chút sơn xung quanh các góc cạnh của bức tranh Kinh Thánh. Tôi thừa nhận rằng thật thú vị khi suy đoán về những suy nghĩ và động cơ không được ghi chép lại của Mary, mẹ Chúa Giê-xu. Việc đó thậm chí có lẽ có lợi cho một điểm nào đó. Nhưng một lúc nào đó nó chuyển từ việc giúp ích sang sự xao lãng, và có khả năng trở thành những điều thêm vào Kinh Thánh.

Nếu bạn đã từng xem một bộ phim chuyển thể từ một câu chuyện Kinh Thánh quen thuộc, bạn sẽ hiểu điểm này – bạn càng hiểu nhiều về những gì Kinh Thánh thực sự nói về xuất Ai-cập, bạn sẽ càng ít có thể thưởng thức được những suy diễn của Cecil B. Demille về nó. Việc tưởng tượng vượt ra ngoài bản văn có sức hấp dẫn lớn đối với các khán giả, nhưng có sức hấp dẫn hạn chế đối với một học viên (nghiên cứu Kinh Thánh). Sự hiểu biết rõ về bản văn trước khi nghe giảng về nó sẽ lay chuyển những người tham gia (học Kinh Thánh) từ những khán giả thành những học viên. Một học viên đã dành một tuần đắm chìm trong bản văn mà bạn đang giảng dạy sẽ biết được khi nào bạn “ra khỏi kịch bản”.

4. Phụ Thuộc Quá Mức Vào Việc Kể Chuyện Hoặc Sự Hài Hước

Để có thể liên hệ và tương tác, các giáo viên dùng cách kể chuyện và sự hài hước như những hình thức hoa mĩ. Điều này không sai. Sự hài hước và việc kể chuyện làm nhân cách hóa giáo viên, giúp giữ cho những người nghe tương tác, và khiến cho những điểm giảng dạy trở nên dễ nhớ. Sẽ không ổn khi một giáo viên không biết liên hệ, nhàm chán, hoặc hay quên. Nhưng cũng không ổn khi một giáo viên trở nên quá phụ thuộc vào tính hài hước và việc kể chuyện, hoặc sử dụng chúng theo cách gây thao túng hoặc làm xao lãng khỏi bài học. Nếu họ không củng cố việc giảng dạy, họ sẽ thỏa hiệp với điều đó.

Nếu ai đó chia nhỏ bài giảng của bạn ra thành biểu đồ hình tròn, sẽ có bao nhiêu phần của chiếc biểu đồ được trích ra hàm chứa hai yếu tố này? Nếu bạn yêu cầu các học sinh của mình kể cho bạn một điều họ nhớ được từ bài học, họ sẽ nhớ lại một điểm chính hay là một câu chuyện hài hước? Khán giả yêu thích sự hài hước và những câu chuyện, cho dù họ có ủng hộ thông điệp hay không. Các học sinh thích những nội dung sống động được làm cho đáng nhớ hơn bởi một minh họa hoặc một sự châm biếm được đặt một cách khéo léo. Một học sinh có sự chuẩn bị tốt sẽ biết liệu giáo viên của mình có sử dụng các trợ cụ lý luận như một cách để lấp đầy hoặc để củng cố hay không. 

5. Quá Chú Trọng Và Việc Gây Cảm Xúc Quá Đáng 

Khi tôi đọc lớn tiếng Kinh Thánh từ trên bục giảng, tôi thường khóc. Tôi không hiểu vì sao, tôi thấy Lẽ Thật trong bản văn lay động một cách sâu sắc. Cảm xúc này đã từng làm tôi thất vọng, nhưng Đức Chúa Trời đang chỉ cho tôi thấy rằng việc giảng dạy Kinh Thánh nên bao gồm cả những cảm xúc. Đó là, việc giảng dạy Kinh Thánh nên thức tỉnh cả giáo viên lẫn sinh viên về một tình yêu sâu nhiệm hơn dành cho Chúa, một tình yêu ảnh hưởng sâu sắc đến những cảm xúc của chúng ta. Yêu Chúa bằng trí khôn của chúng ta cần dẫn đến việc yêu Chúa bằng cả tấm lòng của chúng ta một cách sâu sắc và trong sạch. 

Chúng tôi rơi vào rắc rối khi chúng tôi cố tình nhắm mục tiêu vào cảm xúc của mọi người chỉ cho mục đích tạo ra những kinh nghiệm để chia sẻ. Thật dễ bị cám dỗ để tạo ra một bài học bắt đầu bằng một câu chuyện đùa và kết thúc với một câu chuyện đầy nước mắt. Vì sao? Bởi vì đó là một công thức gây hiệu ứng có hiệu quả. Đôi khi những người nghe bị bối rối giữa việc được truyền cảm hứng bởi Thánh Linh với việc bị thao túng bởi một thông điệp được tạo nên một cách khéo léo bởi con người. 

Yêu Chúa bằng tâm trí của chúng ta cần dẫn đến việc yêu Chúa bằng cả tấm lòng của chúng ta một cách sâu sắc và trong sạch.

Làm thế nào chúng ta có thể nói được sự khác biệt? Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng đây là một suy nghĩ thế này: Một người thao túng có nhiều cảm xúc sẽ làm gia tăng tình yêu của bạn dành cho cô ấy nhiều như hoặc nhiều hơn là gia tăng tình yêu của bạn dành cho Chúa. Công việc của một giáo viên là thu hút sự chú ý (của học viên) vào vẻ đẹp của phân đoạn, không phải là tạo ra một kinh nghiệm để chia sẻ làm cho lay động. Công việc của cô ấy là tán dương Thiên Chúa của Kinh Thánh, không phải là xây dựng một sự sùng bái cá nhân. Còn một học viên có sự chuẩn bị tốt sẽ ít bị thao túng cảm xúc.

6. Gồm Tóm Quá Mức Trong Bài Học

Một trong những thách thức lớn nhất của việc soạn ra một bài học đó là biết nội dung nào cần phải bao gồm và nội dung nào cần bỏ ra ngoài. Phải mất thời gian để phát triển cảm nhận về việc có bao nhiêu nội dung bạn có thể đưa ra một cách hợp lý trong suốt thời gian giảng dạy của mình. Ban đầu, hầu hết các giáo viên đều mắc sai lầm về việc chuẩn bị quá mức. Điều này có thể dẫn đến việc bị sa lầy trong một biển ghi chú hoặc giữ các học viên của bạn lại lâu hơn bạn dự định. Hầu hết mọi người không thích uống nước từ vòi cứu hỏa, vì vậy, khi bạn có thể có nhiều ghi chú hơn là những gì bạn có thể dạy, thì điều quan trọng là phải có kế hoạch dự phòng về những gì bạn sẽ cắt giảm nếu thời gian còn ít.

Đây, một lần nữa, giáo viên nào có những học viên đã dành thời gian vào phần kinh văn chính yếu sẽ có một lợi thế. Công việc đọc hiểu mà họ đã đầu tư (từ trước) sẽ khiến bạn tự do khám phá những giải thích và ứng dụng mà không cần phải đặt lại nền tảng bao quát. Bạn đang mở rộng và củng cố sự hiểu biết của họ, thay vì bắt đầu từ vạch xuất phát. Một học viên có chuẩn bị tốt sẽ không đòi hỏi có một thời giờ dạy gồm tóm quá mức.

7. Đóng Vai Chuyên Gia

Chẳng ai muốn mình có vẻ ngu ngốc cả, ít nhất là đối với một giáo viên. Chính vì thế, người giáo viên thường ít có xu hướng thừa nhận những giới hạn trong hiểu biết của mình. Hãy trung thực với những sự giới hạn của bản thân, sẽ chẳng có vấn đề gì nếu người giáo viên nói rằng: Tôi không biết. Thực tế điều đó có thể đảm bảo cho học viên của bạn (cảm thấy an tâm hơn). Hãy công khai hóa tất cả khi có hơn một sự diễn giải được chấp thuận rộng rãi về một phân đoạn. Hãy trung thực trả lời và thừa nhận những quan điểm khác nhau. Điều này khiến học viên của bạn có cơ hội suy nghĩ xem quan điểm nào thích hợp nhất với cách đọc và hiểu được ý nghĩa kinh văn. Một học viên có chuẩn bị cẩn thận luôn biết được rằng những đoạn khó thì cần được xem xét một cách cẩn thận. Người đó sẽ biết được bạn có đưa ra một câu trả lời đơn giản cho một vấn đề phức tạp hay không. Tốt hơn nữa là nên trung thực với những gì bạn tự tin (hay thiếu tự tin) về một cách lý giải đặc thù nào đó. 

Phần tốt nhất của việc dạy phụ nữ một đoạn kinh văn họ đã học hỏi trước đây là nó khiến người giáo viên phải chịu trách nhiệm là không dạy ra ngoài ý nghĩa và mục đích của phân đoạn. Người học viên có chuẩn bị có thể phát hiện ra sự chuẩn bị hời hợt của giáo viên. Việc đòi hỏi phải có thêm sự chuẩn bị trên học viên của tôi có nghĩa là các học viên của tôi có thể và nên đòi hỏi nhiều hơn ở tôi trong suốt quá trình giảng dạy. 

 

Hồng Ân & Trần Ngọc

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan