Nếu quý vị phục vụ trong hội thánh, sự phê phán quý vị sẽ xảy ra. Tôi ngờ rằng quý mục sư hay lãnh đạo thích tình trạng này. Nhưng, chúng ta phải giải quyết nó trong một cách tôn trọng Đức Chúa Trời. Một trong những cách để làm được như vậy là hiểu biết tại sao họ phê phán chúng ta. Tôi kể ra dưới đây những điều tôi tin là bảy lý do tại sao tín hữu phê phán các mục sư, với một đề nghị đáp ứng cho mỗi lý do đó.
1. Thiếu Trưởng Thành Thuộc Linh.
Một số người phê phán các mục sư vì họ nghĩ rằng đó là một phần của trách nhiệm của người tin Chúa. Dù sao thì “Các mục sư cần tránh sự kiêu ngạo và một số phê phán lành mạnh có thể giúp họ khiêm nhường.”
• ĐÁP ỨNG: Đừng ngạc nhiên là quý vị bị phê phán. Hãy chắc chắn là hội thánh quý vị phục vụ có một chiến lược xây dựng thuộc linh để giúp con dân Chúa suy nghĩ và hành động theo Lời Chúa trong Kinh Thánh.
2. Cảm Tưởng Mất Đi Hội Thánh Mà Họ Từng Biết.
Khi chúng ta trở nên già đi, chúng ta phải giải quyết những kết quả không tránh được của sự lão hóa, các chức năng nhận thức bị chậm đi, sức bật và uyển chuyển linh động giảm sút. Những tín hữu lão niên trong hội thánh có thể cảm thấy rằng quý vị đem đến những thay đổi cất đi hình ảnh hội thánh mà họ lớn lên từ trong đó. Thử đoán xem điều gì ở đây? Trừ khi chúng ta vẫn giữ được sức bật, khi đến tuổi già chúng ta cũng có thể cảm nhận y như họ.
• ĐÁP ỨNG: Lắng nghe những bậc lão niên một cách độ lượng và cảm thông với họ bằng cách đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Cố gắng thấy những quan tâm của họ từ tầm nhìn của họ.
3. Cảm Thấy Không Có Tiếng Nói.
Một số tín hữu cảm thấy là ý kiến của họ không được quan tâm và phê phán các mục sư để tiếng nói của họ đến tai các mục sư.
• ĐÁP ỨNG: Cung ứng những cơ hội làm cho họ có cách để đóng góp. Tôi có nghe Patrick Lencioni, một tác giả và bậc thầy, thường nói rằng người ta sẽ ủng hộ quý vị nếu họ cảm thấy là họ thật sự được lắng nghe.
4. Không Thích Ứng Được Với Những Thay Đổi.
Một số người sinh ra với bản tính ít thích ứng với sự thay đổi hơn những người khác. Tâm trí họ được cài đặt theo cách đó. Họ sợ “mạch điện” sinh hoạt sẽ dễ bị cắt đi bởi những sự không chắc chắn, và thay đổi thì lại đem đến những sự không chắc chắn.
• ĐÁP ỨNG: Nhận biết sự kiện này sẽ giúp quý vị có sự dung hợp lớn hơn và hiểu tại sao họ có khuynh hướng phê phán nhiều hơn những người khác. Một lần nửa, sự cảm thông sẽ là bước đường dài để giúp họ cảm thấy thoải mái với sự thay đổi và ít phê phán hơn.
5. Cần Có Một Điều Gì Hay Một Ai Đó Để Trút Đổ Những Tổn Thương Mà Những Vấn Đề Cuộc Sống Khác Đã Làm Tổn Thương Họ.
Một số người trong hội thánh trút những tổn thương cá nhân của họ qua sự phê phán. Phê phán giúp giảm đi sự giận dữ của họ, ít nhất là trong một thời gian ngắn.
• ĐÁP ỨNG: Dù đây không phải là một thực tế vui vẻ gì, nó là thật. Một người tâm vấn khôn ngoan từng nói, “Quá khứ không trôi đi cho đến khi nó được xử lý.” Nhiều người trong hội thánh của quý vị vẫn mang lấy những gánh nặng của tội lỗi và giận dữ mà chúng dễ tràn ra đến bạn qua những phê phán. Tôi đề nghị cầu nguyện để đáp ứng với loại phê phán này. Cầu nguyện có thể là một đáp ứng thích hợp cho mỗi tình trạng mà tôi vừa kể ra, nhưng nó đặc biệt thích hợp trong trường hợp này. Nếu quý vị cảm nhận rằng những người khác đang trút những cái đau của riêng họ vào quý vị, hãy cầu xin Chúa chữa lành sự tổn thương của họ và khai phóng lòng không tha thứ, cay đắng và đau đớn của họ.
6. Họ Thật Là Những Người Hiểm Ác Muốn Đánh Đổ Quý Vị.
• ĐÁP ỨNG: Tôi tin rằng những người phê phán này chỉ là một số rất nhỏ, nhưng họ thật hiện hữu. Nếu phải đối diện với loại người này, quý vị cần có những hành động can đảm. Tít 3:10 dạy chúng ta phải cảnh cáo người gây chia rẻ một vài lần rồi sau đó đừng liên hệ gì với họ. Đôi khi có một vài trường hợp nghiêm trọng khiến quý vị cần thi hành kỷ luật hội thánh.
7. Cần Nêu Lên Điều Đáng Quan Tâm.
Đôi khi lời phê bình có giá trị và quý vị cần lắng nghe.
• ĐÁP ỨNG: Hãy lắng nghe và làm theo. Khi lời phê bình phản chiếu một vấn đề thích hợp, hãy học biết và điều chỉnh mục vụ hay cách thức của quý vị một cách thích ứng. Châm Ngôn 27:6 nói rằng, “Bạn bè gây thương tích do lòng yêu thương chân thật.”
Sự phê bình không bao giờ làm thích thú nhưng có những khi đó là điều cần thiết.
Ánh Dương
(Lược dịch theo: churchleaders.com)