Trước tình trạng những cuộc biểu tình kêu gọi công lý bị những nhóm quá khích cướp lấy để nổi lên với những sự bạo động, tuyên ngôn vô chính phủ và cách mạng văn hóa Mác-xít tại nhiều thành phố bên Mỹ; và trước tình trạng nhiều hệ phái, hội thánh và lãnh đạo hội thánh đã thờ ơ hay không có một thái độ rõ ràng và tích cực phân biện về tình trạng này. Mục sư Shane Idleman đã viết lên quan điểm Cơ đốc tích cực tương tác của ông để kêu gọi các hội thánh, mục sư và lãnh đạo cần có một quan điểm tin lành dấn thân vào môi trường cộng đồng và chính trị dựa trên nền tảng Kinh thánh hơn là cảm xúc hay “theo chiều gió.”
Martin Luther King Jr., trong lá thư viết từ trong Nhà Tù Birmingham vào ngày 16 tháng 4 năm 1963 kêu gọi, “Chúng ta sẽ phải ăn năn trong trong thế hệ này, không chỉ về những lời và hành động thù ghét của những kẻ xấu nhưng cũng về sự im lặng đáng sợ của những người tốt.” Tôi có cùng quan điểm như vậy ngày nay.
Người đưa ngón tay cái trong bức hình của bài viết này là mục sư phụ tá của tôi, Abram Thomas. Chúng tôi đang xây một chỗ bóng mát cho mục vụ trẻ em. Sự hiệp một trong Đấng Christ là như vậy: làm việc bên nhau cho một lý tưởng lớn hơn bằng cách gạt qua một bên những nghị trình cá nhân, sự lớn lên, và văn hóa. Tất cả chúng ta là người Mỹ; và quan trọng hơn nửa, chúng ta là những Cơ đốc nhân. Chúng ta cùng đứng chung với nhau. Tương lai của chúng ta và của con cháu chúng ta đang ở chỗ nghiêm trọng.
Những lực lượng tà ác đang tìm cách làm tan rả chúng ta bằng cách hủy phá sự hiệp một của chúng ta. (Nhấn vào đây để xem những bài giảng tiếng Anh về vấn đề này). Các Cơ đốc nhân cần lên tiếng chống lại mọi hình thức kỳ thị chủng tộc và bất công khi thấy hay trãi nghiệm những điều này. “Thái độ trung lập giúp cho kẻ áp bức, không bao giờ giúp cho nạn nhân. Sự im lặng khuyến khích kẻ hành hạ, không bao giờ giúp cho người bị hành hạ.” (Elie Wiesel, người sống sót cơn diệt chủng người Do Thái Holocaust).
Khi tôi tiếp tục đọc tin tức, lòng tôi ngay lập tức nghĩ đến những trẻ em đang được nuôi dưỡng lớn lên trong môi trường ngày nay (nhiều em không có cha để hướng dẫn chúng) nhìn về thế giới ngày nay qua những lăng kính đen tối của sự tuyệt vọng và sợ hãi mà chúng ta thấy được trong mọi hình thức thông tin (lừa dối) chung quanh chúng. Nhưng điều gì xảy ra nếu chúng ta nhìn qua những lăng kính khác nhau – một lăng kính kinh thánh?
1/ Vâng, có một số người dùng Kinh Thánh để ủng hộ chế độ nô lệ. Điều đó là sai. Nhưng những kẻ tà ác luôn luôn cố gắng bẻ cong Lời Chúa để hỗ trợ cho những nghị trình không có Chúa của họ. Nó xảy ra trong thời của chúng ta với điều mà chúng ta gọi là bóp méo Kinh Thánh của một số người xưng là Cơ đốc nhân để ủng hộ hôn nhân đồng tính và phá thai.
Thí dụ, hãy xem đoạn tin tức này trên Fox News clip về cuộc tranh luận giữa tôi với một giáo sư “Cơ đốc” về đề tài Chúa Giê-xu OK với chuyện phá thai. Hai bàn tay của tôi run lên ngay cả khi viết những dòng chữ này.
2/ Thay vì phá đổ xuống mỗi một bức tượng, tại sao chúng ta không trở lại dạy môn lịch sử?
Khu thiêu xác người Do Thái trong thế chiến thứ hai Auschwitz vẫn đứng sừng sững ở Đức vì một lý do – để cho mọi người không quên bài học lịch sử của nó.
3/ Điều gì xảy ra nếu có thêm nhiều người biết rằng nhiều người dựng nên nước Mỹ đã có trách nhiệm vun trồng những hạt giống đầu tiên cho sự bình đẳng để sau đó tiến đến chấm dứt chế độ nô lệ ở Mỹ? Những người muốn khích động lên sự thù giận và ghét bỏ đã bác bỏ sự thật này vì nó không phù hợp với dòng tường thuật lịch sử hay nghị trình của họ nói rằng nước Mỹ là tà ác.
4/ Điều gì xảy ra nếu chúng ta nhớ rằng tất cả các cha mẹ đã mất đi những con trai của mình, hơn 300.000 từ phía Liên Hiệp (miền bắc) vì chiến đấu cho tự do trong Cuộc Nội Chiến?
5/ Điều gì diễn tiến nếu chúng ta thật sự hiểu trọn vẹn rằng chúng ta được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời trong đó không có cơ chế kỳ thị chủng tộc.
6/ Điều gì diễn ra nếu chúng ta ngưng lại chuyện để cho giới truyền thông nhiều khi không trung thực hình thành nên suy nghĩ của chúng ta và thay thế nó bằng cách quay lại với Kinh Thánh? Phi-líp 4:8 chép rằng, “Cuối cùng, thưa anh em, hễ điều gì chân thật, điều gì đáng trọng, điều gì công chính, điều gì thanh sạch, điều gì đáng yêu chuộng, điều gì đáng biểu dương; nói chung là điều gì đức hạnh, đáng khen ngợi thì anh em phải nghĩ đến.” Quý vị đang làm như thế nào trong lãnh vực này?
7/ Ý nghĩa gì dành cho chúng ta nếu chúng ta hiểu rằng một số người định nghĩa kỳ thị chủng tộc trong hội thánh không phải là kỳ thị nhưng chỉ là những ý muốn chọn lựa? Tất cả chúng ta “chọn lựa” một khung cảnh hay kiểu thờ phượng nhất định nào đó. Những nhóm sắc tộc cũng như nhóm theo lứa tuổi nhìn chung có những chọn lựa dựa trên những trãi nghiệm và sự lớn lên – dựa theo những gì quen thuộc và thoải mái.
8/ Chúng ta sẽ đi đến đâu nếu chúng ta chỉ có bề ngoài mà không có thực chất ân sủng và đã không luôn luôn cho rằng một người dù là trắng hay đen – là người kỳ thị.
9/ Điều gì xảy ra nếu cha mẹ nuôi dưỡng sự hiệp một thay vì đề cao sự chia rẽ? Kỳ thị chủng tộc hay chia rẽ không phải là do di truyền; những khuôn mẫu tội lỗi này được dạy dỗ, và con trẻ bị ảnh hưởng nặng nề bởi lý tưởng của cha mẹ của chúng.
10/ Điều gì mà chúng ta thấy nếu chúng ta nhận ra rằng nguồn gốc thật sự của sự tranh chiến hiện nay là thuộc linh và chúng ta đang ở trong một cuộc chiến chống lại một kẻ thù chung (xem Ê-phê-sô 6:12).
Chúng Ta Cần Một Cuộc Cải Chánh Thuộc Linh Hơn Là Cải Chánh Xã Hội.
Đáng buồn thay, những người không tha thứ hay chỉ khai phóng ra sự cay đắng, giận giữ và gây tổn thương không bao giờ trãi nghiệm được sự tự do, vui mừng, hay sự phục hồi thật. Ê-phê-sô 4:31-32 khuyến khích chúng ta “31 Hãy loại bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, phẫn nộ, tức giận, la lối, lăng mạ, cùng mọi điều hiểm độc. 32 Hãy cư xử với nhau cách nhân từ và dịu dàng, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.” Không có sự thay đổi tấm lòng thì vẫn khó nắm bắt được hy vọng.
Những người theo đuổi sự dối trá của “phân rẻ hội thánh và chính quyền” đã giữ cho người Mỹ trong ách nô lệ trong một thời gian quá dài rồi. Còn bao lâu nửa chúng ta sẽ cho phép những nghị trình chống Chúa của họ tháo gỡ Chúa ra khỏi nước Mỹ? Lời của Chúa phải được cho phép hiện diện trong mọi lãnh vực, từ đồn cảnh sát đến văn phòng chính quyền, từ trường học đến những khu phố đô thị và nhà tù tiểu bang. Chúng ta cần một cuộc cải chánh thuộc linh hơn là một cuộc cải chánh xã hội. Thực tế là cải chánh xã hội không thể thật sự xảy ra trừ khi những tấm lòng của các cá nhân làm nên xã hội đó được biến đổi. Chỉ có Chúa có thể thay đổi một tấm lòng cay đắng, không tha thứ và nguội lạnh của một cục đá thành một tấm lòng chứa chan hy vọng và ấm áp.
Chúng ta phải chấm dứt sự bước đi trên vỏ trứng của phong trào “phải đạo chính trị” (political correctness, chuyên cáo buộc những người khác quan điểm là “kỳ thị”), và ngừng lại sự tìm kiếm một sự chuộc lấy tập thể từ thế gian. Đức Chúa Trời là hy vọng duy nhất của chúng ta! Chúng ta phải ăn năn tội lỗi cá nhân và tìm kiếm Chúa Giê-xu là sự cứu chuộc cho con người của mình. Ngài thay đổi chúng ta từ trong ra ngoài, và đổi lại chúng ta thay đổi thế giới chung quanh chúng ta, chia sẻ với những người khác những gì Chúa đã ban cho chúng ta – sự bình an vượt quá mọi sự hiểu biết (Phi-líp 4:7).
Vấn Đề Là Tội Lỗi, Không Phải Là Màu Da.
Đáng buồn thay, chúng ta bây giờ đang ở cái điểm mà nếu bạn không đồng ý với ai đó thì bạn bị gọi là kẻ kỳ thị và nhiều mục sự và lãnh đạo đã rơi vào sự lừa dối này. Một số vị đó thậm chí còn lên tiếng xin lỗi vì mình là da trắng. Vâng, bạn nghe đúng như tôi nói nhé. Tôi được cảnh báo về sự im lặng của những người chăn bầy và những mục sư bị nung đốt bởi sự giận dữ. Dường như là hầu hết họ đặt văn hóa đi trước Đấng Christ. Phong trào tin lành xã hội (social gospel) – trên thực tế lại không có gì là tin lành mà Phao-lô đã rõ ràng cảnh cáo trong Ga-la-ti 1:9 – chỉ đem lại sự cuồng nộ, chia rẽ và tự thù ghét nguồn gốc của mình. Tin lành thật đem lại sự bình an và hiệp một.
Mời bạn đọc bài viết (tiếng Anh) về tội của những mục sư im lặng ở đây.
Có một sự chia rẽ lớn lao trong cộng đồng Cơ đốc về phong trào “Sự Sống Người Da Đen Đáng Sống” (Black Lives Matter movement, viết tắt BLM). Cho dù những lãnh đạo da đen như là Ben Carson, Voddie Baucham, Larry Elder, Bishop Harry Jackson, Candace Owens, and Marcus Rodgers lên tiếng về những hậu quả tiêu cực của BLM, dường như sự lên tiếng đó không được quan tâm. Đức Thánh Linh không có tính chia rẽ, vậy thì sự chia rẽ đến từ đâu?
Chúng ta tôn trọng khẩu hiệu “Sự Sống Người Da Đen Đáng Sống” bởi vì đó là có giá trị.
Chúng ta thực sự muốn làm một bước xa hơn, là nói rằng “Mọi Sự Sống Của Người Da Đen Đáng Sống,” từ việc ngăn ngừa chuyện con trẻ vô tội bị giết trong lòng mẹ cho đến bảo vệ những người dân và cảnh sát da đen. Chúng ta muốn làm tắt đi những ngọn lửa kỳ thị chủng tộc hơn là thêm vào. Nhưng chúng ta phải nhìn vào nền tảng mà chúng ta đề cao vì cứu cánh không luôn luôn biện minh cho phương tiện. Ryan Scott Bomberger, một người hoạt động cộng đồng da đen, đã viết một bài mạnh mẽ (nhấn vào đây) nói về nền tảng của phong trào BLM.
Tất cả đưa đến câu hỏi này: Chúng ta không thể chăm sóc sâu xa cho những đời sống da đen nếu không thể đồng ý với nghị trình của BLM sao? Dĩ nhiên là chúng ta có thể, nhưng điều này không phù hợp với nghị trình của những người chi tiền và thúc đẩy phong trào này. Mục tiêu của họ không phải là giải hòa nhưng là trả đũa. Tại sao không bắt đầu một phong trào chú tâm vào tất cả sự sống của mọi người da đen và đặt trọng tâm vào sự hòa giải, phục hồi, và tha thứ khác với chủ nghĩa Mác-xít, trả đũa và cuồng nộ? Chúng ta được mạng lệnh yêu thương lẫn nhau và nhớ rằng sự báo thù thuộc về một mình Chúa mà thôi (Lê-vi Ký 19:18; Rô-ma 12:19)
Điều kêu gọi của nhiều người chúng ta nằm kẹt ở giữa – đen và trắng – rằng chúng ta không nên đề cao một tổ chức dường như là đề cao một cuộc nội chiến mới. Đây không phải là lời của tôi nhưng của nhiều người bạn da đen của tôi. Một lãnh đạo BLM thậm chí đã nói, “Nếu đất nước này không cho điều chúng tôi muốn, chúng tôi sẽ đốt rụi hệ thống,” và một lãnh đạo khai sinh khác nói trên twitter về giết chết “những người đàn ông và người da trắng.” Chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc đang có ở cả hai phía. Làm sao mà một Cơ đốc nhân ủng hộ điều đó, và làm sao mà một mục sư đón nhận nó?
Tận cốt lõi, vấn đề này không phải là về một màu da nhưng là về tội lỗi. Sự thù ghét làm mù màu sắc – nó nhiễm trùng trên con người của mỗi một bộ lạc, ngôn ngữ và quốc gia. Giải pháp duy nhất là sự chuộc tội và tha thứ qua Chúa Giê-xu Christ. Nhiều viên chức thi hành luật pháp đang được tin lành thay đổi một cách sâu xa, là những người đã tham dự vào những công vụ với sự bùng nổ bất ổn dân sự. Đây là chỗ chúng ta cần tập chú vào. Nước Mỹ, trên hết, đang được Chúa cho hạ mình xuống. Tôi lạc quan bởi vì đây là những hạt giống của sự phục hưng và làm mới lại trên một cán cân rất lớn.
Đáp Ứng Với Giới Tập ĐoànTruyền Thông.
Là những Cơ đốc nhân, chúng ta thật sự đang mắc kẹt ở giữa. Chúng ta không được nhận diện bởi màu da nhưng bởi lai lịch trong Đấng Christ. Lòng tôi tan vỡ về những sự tổn hại đã xảy ra trong quá khứ của loài người, nhưng trong mỗi thời mùa này, những người nam và nữ tốt lành, nhiều người trong số họ là những Cơ đốc nhân, được dấy lên để làm sự khác biệt. Chúng ta phải tập chú vào thập tự giá, không phải vào lai lịch văn hóa.
Giới tập đoàn truyền thông chỉ làm cho tệ hại hơn. Trong một vùng đất có hơn 300 triệu người, nhiều người trong số họ bị hư mất, không có Chúa, và không có hy vọng (Ê-phê-sô 2:12), chúng ta sẽ tiếp tục thấy những hành động bạo động không thể tả nổi như trong những đoạn video được loan ra rất thường xuyên. Chúng ta sẽ thấy những tin giả được trình bày ra như là những tội ác thù ghét chủng tộc, những tội ác thù ghét “được kể là đúng,” và lẽ phải sẽ bị gọi là tội và tội sẽ được gọi là lẽ phải, tất cả nằm trong một cố gắng để thiêu đốt sự chia rẽ và sợ hãi.
Nhưng chúng ta không thể để cho điều này gây ra một phản ứng quỳ sụm xuống và hành động trong những cách làm cho danh của Đấng Christ bị phạm thượng. Chúng ta cũng không rút lui ra khỏi chiến trường và bước đi trên vỏ trứng trong sự sợ hãi. Chúng ta cần đặt trọng tâm vào Đấng Christ và sự hiệp một có sự đầy dẫy Đức Thánh Linh.
Chúng ta không cho phép những quyền lực của âm phủ làm rúng động chúng ta. Chúng ta phải khác hơn, nghĩ khác đi, và đi khác hơn là thế gian còn lại. Chúng ta phải cho thấy vẻ đẹp, lòng thương xót, ân sủng, công lý và tình yêu của Đấng Christ đến với những người chung quanh chúng ta – những người hàng xóm, bạn hữu, bạn làm việc, và những người khách lạ đang xếp hành ở siêu thị – bất kể màu da của họ. Nói vắn tắt, các anh chị em ơi, chúng ta phải là hội thánh thật của Chúa.
(Lược dịch theo: mychristiandaily.com)