7 Sai Lầm Phải Tránh Khi Mới Nhậm Chức

Share

Cẩn thận về những điều này trong thời gian 6 tháng đầu mấu chốt của một mục vụ mới.

Nhậm chức với một hội thánh mới hay nhận một mục vụ lãnh đạo mới có thể là một điều đáng sợ. Và các mục sư hay lãnh đạo thường không thấy ra những cái hố trong những công việc mới này. 

Có một câu chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong những người Giám Lý tả về một mục sư trẻ mới ra trường thần học và mới bắt đầu mục vụ quản nhiệm đầu tiên của mình. Khi đang lái xe đến một hội thánh nhỏ ông chú ý đến một cây cổ thụ chắn đường vào những cửa hông của nhà thờ. Trong sự sốt sắng ông đốn hạ cái cây đó để cho hội chúng thấy được sự lãnh đạo cương quyết của ông. Thật đáng tiếc thay, không có ai nói cho ông biết là họ tin rằng John Wesley, người sáng lập Giám Lý, đã trồng cây đó mấy trăm năm trước đây. Thế là ông có nhiệm kỳ ngắn ngũi nhất trong lịch sử!

Cho dù câu chuyện này có vẻ đáng nghi, không biết có thật hay không, nó nắm bắt điều thường xảy ra trong một mục vụ mới khi mà mục sư hay người lãnh đạo mới không thấy ra những cạm bẫy. Tôi xin kể ra 7 điều mà các mục sư hay lãnh đạo phải tránh.

Hố Bẫy Thứ 1: Cho Rằng Những Gì Làm Nên Kết Quả Trước Đây Cũng Sẽ Tiếp Tục Làm Nên Kết Quả Ở Chỗ Mới.

“Tin rằng mình sẽ thành công trong chỗ mới bằng cách tiếp tục làm những gì đã làm trong những chỗ cũ, cho rằng chỉ phải làm thêm một sự lặp lại, là một lỗi lầm.” Nó phản chiếu ý tưởng là có một phương cách mục vụ bao trùm hết tất cả các mục vụ khác nhau. Suy nghĩ này không chỉ là một gán ghép cho hội thánh, nhưng cũng làm cứng ngắc mọi sự học biết những phương cách mới để thực hiện mục vụ quan yếu cho sự phát triển nghiệp vụ và thuộc linh của quý vị.

Đôi khi loại hố này lộ ra khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang nói quá nhiều về những mục vụ và thành công trong quá khứ. Một đôi lúc nhắc về mục vụ trước đây của quý vị là điều tốt. Nhưng khi nó trở nên thường xuyên thì nhân sự, người tình nguyện của quý vị và tín hữu trong hội thánh có thể nghe ra là quý vị đang ám chỉ rằng mục vụ trước đây của quý vị tốt hơn là hiện bây giờ. Đừng truyền thông cho họ hình ảnh một người than tiếc vì đã mua hố một món đồ, cho dù quý vị cảm thấy như vậy.

Hố Bẫy Thứ 2: Tưởng Rằng Mình Biết Tất Cả Những Câu Trả Lời.

Tôi vẫn nhớ một cuộc nói chuyện với một nhân sự lãnh đạo ở hội thánh mà tôi lần đầu tiên làm mục sư trưởng. Chúng tôi bất đồng về một vấn đề và tôi nhớ lại đã nói rằng, “Tôi luôn luôn đúng trong hầu hết mọi sự.” Khi nghĩ lại về câu nói đó, tôi thấy xấu hổ vì đã chuyển “chủ nghĩa cái tôi” vào đó. Tôi đã sai lầm không nhớ đến Châm Ngôn 16:18 cảnh cáo rằng sự kiêu ngạo đi trước sự sa ngã đi sau.

Nếu những người chung quanh quý vị cảm nhận rằng quý vị có tất cả câu trả lời, quý vị sẽ làm họ xa lánh. Liz Wiseman, tác giả cuốn “Người Nhân Bội: Cách Tốt Nhất Những Người Lãnh Đạo Làm Cho Mọi Người Khôn Ngoan Hơn,” gọi những người lãnh đạo như vậy là những “người vô tình làm mọi sự sút giảm.” Những lãnh đạo cho ra mọi câu trả lời thật ra là đạp lên những ý tưởng của những người khác.  Khi điều đó xảy ra những người khác sẽ giữ lại những thông tin quan trọng quý vị cần biết trong vai trò lãnh đạo mới của mình. Có được những phản hồi đúng là điều quan trọng cho chuyến tàu kết quả, cho dù đó không phải là điều quý vị muốn nghe. Một thái độ ta đây biết hết có thể làm tê cứng những phối cảnh quý vị cần nghe trong vị trí là người lãnh đạo mới. Và không tìm kiếm những đóng góp từ những người khác có thể truyền đạt một thái độ “ta đây biết hết.” Chúng ta không biết điều chúng ta không biết và quý vị sẽ không bao giờ biết trừ khi chú tâm tìm ra những thông tin bị dấu kín. 

Hố Bẫy Thứ 3: Không Nhận Biết Ảnh Hưởng Kéo Dài Của Người Tiền Nhiệm.

Rất thường là người ta sẽ ưu ái nhớ đến người lãnh đạo cũ mà quý vị vừa thay thế, nếu người đó được quý mến. Thất bại không nhận biết ảnh hưởng của người tiền nhiệm là một hố bẫy quý vị muốn tránh. Hãy tìm ra từ những người có ảnh hưởng để biết sâu xa về những điểm mạnh, điểm yếu và phong cách lãnh đạo của người tiền nhiệm. Tuy nhiên, cần tránh làm cho họ có cảm tưởng rằng quý vị muốn có những thông tin này để nâng cao cái nhìn của những người khác về mình và quý vị đang phê phán người tiền nhiệm của mình. Thay vì vậy, hãy nói cho họ biết là những hiểu biết sâu xa đó có thể giúp quý vị phục vụ hội thánh tốt hơn.

Hố Bẫy Thứ 4: Thất Bại Không Làm Rõ Ràng Những Mong Muốn Hay Chuẩn Bị Với Những Tình Huống Bất Ngời.

Ở đây tôi dùng từ “mong muốn” để ám chỉ về điều người có trách nhiệm trên quý vị mong muốn về quý vị. Nếu quý vị không rõ ràng về những mong muốn của họ, cho dù quý vị nghĩ là mình đang làm việc tốt trong những ngày mới bắt đầu, quý vị sẽ phải bị kinh ngác vì có những điều bất cập đến cách bất ngờ.

Trong giai đoạn trước khi “hợp đồng” làm việc, càng hiểu biết hơn về công việc của quý vị và về những mong muốn không thành văn (không viết ra), thì càng ít bị những điều mà quý vị không đáp ứng được ngăn cản sự phục vụ của quý vị. Hãy tìm những câu trả lời cho những câu hỏi của quý vị về bất cứ điều không rõ ràng nào. Nói chuyện với Ban Quản Trị hay người lãnh đạo để làm sáng tỏ về những điều họ muốn. Và sau khi quý vị bắt đầu, tiếp tục nói chuyện với họ để biết chắc là quý vị tiếp tục hiểu và đáp ứng những điều họ mong đợi. Hãy đặt ưu tiên cho mối truyền thông lành mạnh với họ.

Một cách khác để tránh những sự cố bất ngờ là tránh đừng đặt ra những mong muốn quá cao. Giữ mình khỏi những lời hứa nông nổi mà quý vị không thể thực hiện. Tốt hơn là hứa ít hơn và làm nhiều hơn. Dù vậy đừng đặt ra những mong muốn quá thấp bởi vì quý vị có thể sẽ mất sự hỗ trợ của những nhân sự của quý vị, là những người có tinh thần thực hiện tiêu chuẩn cao, vì họ nghĩ là quý vị muốn làm việc theo kiểu “được an toàn” bằng cách hạ thấp mức đạt được những mong ước.

Quý vị có thể gặp phải một số ngạc nhiên trong những tháng đầu tiên. Hãy sớm làm sáng tỏ mọi mong muốn để giảm thiểu chúng. Và khi những điều bất ngờ xảy đến, đừng hoảng hốt. Khi lòng nhiệt tình của quý vị và của hội thánh giảm dần sau vài tháng, điều không thể tránh được là cái “mới” bị cũ mòn đi. Đừng để chuyện hạ xuống như thế quăng quý vị. Hãy quản trị những đáp ứng của quý vị với quyền năng của Chúa. 

Hố Bẫy Thứ 5: Quá Nhấn Mạnh Những Kết Quả Đến Nhanh Chóng 

Đôi khi một người lãnh đạo mới cảm giác vừa có sự thúc ép làm điều gì đó nhanh chóng để chứng tỏ giá trị của mình và vừa phải gánh lấy quá nhiều trách nhiệm cho sự thành công của mục vụ. Lẽ tự nhiên là cả hai điều này là để cho hội thánh tin rằng họ đã làm một chọn lựa đúng khi đặt tay đặt quý vị vào mục vụ. Nhưng gắng sức để làm một dấu ấn quá sớm mà không có những thông tin thích hợp và đó là nơi mà những người khác đã thất bại – có thể làm cho điều tưởng là dễ dàng thành công trở nên thất bại. 

Trừ khi quý vị biết rõ và lắng nghe tốt, hành động quá sớm trong những cách rầm rộ có thể đem quý vị xuống con đường sai lạc. Nếu hành động quá sớm bằng cách tập chú vào những chiến thuật hay chuyển đến nhiều hướng khác nhau cùng một lúc chỉ đơn giản tạo nên “phong trào”, quý vị có thể làm rối loại mọi người về điều gì là quan trọng thật sự. Nếu chuyện này xảy ra quý vị có thể đang đồng ý với những ý kiến tốt với một cái giá là mất đi những ý kiến tốt nhất. Tôi đề nghị các nhà lãnh đạo mới hãy đặt ưu tiên dùng thời gian lắng nghe những người có ảnh hưởng chủ chốt. 

Quý vị sẽ muốn đưa ra những vận hành thấy được trong sáu tháng đầu mà không làm hư việc hay mất đi sự hỗ trợ. Và quý vị sẽ muốn một sự quân bình giữa thông công với những người khác và “làm” việc. Như Abraham Lincoln phát biểu trong diễn văn nhậm chức của ông vào lúc nước Mỹ đang chia rẻ gay gắt về vấn đề nô lệ, “Không điều gì có giá trị có thể bị mất đi chỉ vì cần có thời gian cho nó.”

Hố Bẫy Thứ 6: Sẵn Sàng Chịu Rủi Ro Bị Ác Cảm

Làm giảm thiểu tối đa những rủi ro và gia tăng hết mức sự an toàn có thể trở nên một con đường mòn không lành mạnh cho những người lãnh đạo. J. Oswald Sanders, tác giả cuốn Lãnh Đạo Thuộc Linh, trích dẫn lời ghi chú của một lãnh đạo Cơ Đốc, “Những biên giới của Vương Quốc Chúa không bao giờ được mở mang bởi những người nam và nữ của sự thận trọng.” Những hội thánh vĩ đại không thể hoạt động theo cách sao cho an toàn, vuốt ve, bảo đảm tiện nghi và thoải mái. Trong khi không bỏ đi sự cẩn thận, những người lãnh đạo và hội thánh vĩ đại phải làm những bước đi can đảm của đức tin.

Hố Bẫy Thứ 7: Chỉ Làm Vui Lòng Người – Dễ Dàng Gật Đầu Với Mọi Sự.

Những vụ việc xấu xảy ra cho các lãnh đạo dễ dàng nói vâng với quá nhiều sự việc. Quý vị có thể mất kiểm soát lịch trình của mình. Quý vị có thể phải làm việc quá nhiều giờ. Gia đình của quý vị có thể bị tổn thương. Sự căng thẳng trở thành một độc chất. Và sau cùng, sự đồng hành với Đấng Christ và sự lãnh đạo của quý vị sẽ bị tổn thương.

Nói vâng thì dễ và nói không được thì khó bởi vì khi chúng ta nói “không” thì luôn luôn làm mất lòng một số người. Và khi chúng ta làm một số người, ít nhất là trong một vài lúc, những lời nói không chấp nhận của họ hay những cảm xúc biểu lộ trên khuôn mặt của họ có thể làm cho chúng ta thấy giống như là mình bị bác bỏ. Và sự bác bỏ thật có làm đau đớn bởi vì những cái đau trong quan hệ giao tiếp sẽ ghi khắc vào bộ não của chúng ta như là những cái đau thể lý.  Nhận ra sự thất vọng của người khác về chúng ta là một điều làm chúng ta cảm thấy tệ hại. Đó là lý do tại sao chúng ta muốn tránh điều đó.

Nhưng trong sáu tháng đầu của quý vị, điều quan trọng là tránh đưa thêm những cam kết không cần thiết vào trong lịch trình đã đầy ắp của quý vị. Hãy nhắc nhở chính mình rằng quý vị không phải nói “vâng” với mỗi một lời mời hay ý kiến mới về mục vụ cho dù mỗi điều đó nghe có vẻ là tốt đấy. Hãy học biết cách từ chối một cách ân hậu. Kỹ năng lãnh đạo này có là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để giúp quý vị sớm quản lý được những khoảng lề trống mà quý vị cần có.

 

Văn Bình & Nguyễn Trọng

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan