Rất nhiều nhóm nhỏ gần đây đang nhóm trực tuyến bằng cách sử dụng phần mềm trò chuyện qua video như Zoom.
Suy cho cùng, mặc dù, các nhóm sẽ lại có thể gặp gỡ trực tiếp tại các Hội Thánh, tại nhà riêng hoặc thậm chí là ở Starbucks thôi (nếu đó là kiểu của bạn). Và có một vài những cạm bẫy cần tránh khi điều đó diễn ra.
Bất kể nhóm nhỏ của bạn gặp gỡ ở đâu, thì mỗi nhóm nhỏ đều có một sứ mạng, đó là: tạo ra những môn đồ của Chúa Giê-xu. Điều đó có nghĩa là các nhóm nhỏ có bổn phận giúp đỡ mọi người nhận biết, bày tỏ và chia sẻ Phúc Âm của Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, không nhóm nhỏ nào làm được điều này trọn vẹn 100% thời gian. Những cạm bẫy, những sai sót và những sự phân tâm xảy ra vì chúng ta, theo một cách tự nhiên, đều là những tạo vật có tội.
Trong bài viết này, tôi muốn làm nổi bật tám trong số các cạm bẫy để nhóm của bạn có thể nhận diện được, tránh được chúng, và vì thế một cách hiệu quả hơn nữa sẽ tạo ra được các môn đồ – những người nhận biết, bày tỏ và chia sẻ Phúc Âm của Chúa Giê-xu.
1. Xem nhẹ các mối quan hệ để thiên nhiều hơn về việc học Lời Chúa.
Việc nghiên cứu Kinh Thánh là quan trọng trong một nhóm nhỏ, tuy nhiên các mối quan hệ cá nhân cũng vậy. Đôi khi một nhóm nhỏ đặt để một ưu tiên cao cả đối với việc nghiên cứu và bình luận Kinh Thánh mà các thành viên lại không được cung cấp đủ những cơ hội tương xứng để phát triển sự gắn kết và tình bạn ý nghĩa.
Chúa Giê-xu từng là lãnh đạo của một nhóm nhỏ. Ngài đã có mười hai sứ đồ cùng nhóm thân cận của Ngài với Phi-e-rơ, Giăng và Gia-cơ. Mặc dù Chúa Giê-xu đã dành rất nhiều thời gian để giảng dạy Kinh Thánh cho những người theo Ngài, nhưng Ngài cũng đã giúp đỡ họ phát triển các mối quan hệ cá nhân với nhau và với Ngài. Chúa Giê-xu đã đạt đến một sự cân bằng giữa việc học (Kinh Thánh) và tình bằng hữu.
Chúng ta cũng nhìn thấy điều này được đặt trong khuôn mẫu đối với Phao-lô. Rõ ràng Phao-lô đã dạy dỗ Kinh Thánh cho rất nhiều người ví dụ như Ti-mô-thê, Ba-na-ba, Bê-rít-xin và A-quy-la. Cũng vô cùng hiển nhiên khi ông đã coi những người này như bạn của mình, điều đó cho thấy ông đã phát triển các mối quan hệ cá nhân (giữa họ) với ông. Các nhóm nhỏ nên là về phát triển các mối quan hệ và tình bạn mà mở rộng vượt trên cả một nhóm nghiên cứu Kinh Thánh và đi vào trong thế gian:
- Các thành viên thuộc nhóm nhỏ cần phải hỗ trợ lẫn nhau.
- Các thành viên thuộc nhóm nhỏ cần giúp đỡ nhau.
- Các thành viên thuộc nhóm nhỏ cần hòa nhập xã hội cùng nhau.
Sự cần thiết này đang cho phép – và thậm chí là đang khích lệ – mọi người không chỉ học Kinh Thánh mà còn học biết về nhau và phát triển các mối quan hệ giữa các cá nhân cùng với nhau và với Đấng Christ.
2. Xem nhẹ việc nghiên cứu Kinh Thánh để thiên về xây dựng các mối quan hệ.
Trong khi một vài nhóm quá nhấn mạnh vào việc bình luận Kinh Thánh, thì các nhóm khác lại xem nhẹ điều này.
Trong một nỗ để nuôi dưỡng các mối quan hệ và phát triển tình bạn, một vài nhóm nhỏ đã hạ thấp việc nghiên cứu Kinh Thánh thành một vấn đề (ưu tiên) thứ hai hoặc thậm chí là thứ ba. Nhiều thời gian hơn sẽ được đưa ra cho việc xã hội hóa và nói chuyện bông đùa hơn là học Lời Chúa.
Mặc dù Chúa Giê-xu đã có những người bạn, nhưng Ngài cũng đã dạy dỗ các môn đệ của mình Lời của Đức Chúa Trời. Thực tế, khi nhắc đến các cuộc trò chuyện của Chúa Giê-xu, Chúa Giê-xu đã dành rất nhiều thời gian dạy dỗ các môn đệ của Ngài Lời Chúa. Tất nhiên, Ngài cũng đã khích lệ và phát triển các mối quan hệ vượt trên cả việc chỉ là trở thành thành viên thuộc mười hai môn đồ được lựa chọn của Chúa Giê-xu.
Kèm theo việc nuôi dưỡng các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, các nhóm nhỏ nên đưa ra thời gian hợp lý để học Lời Chúa, hiểu biết những gì mà Chúa đang phán bảo ở trong đó, và khám phá ra điều đó ảnh hưởng đến đời sống của họ như thế nào.
Các mối quan hệ có tính chất quan trọng. Việc nghiên cứu Kinh Thánh cũng quan trọng. Các lãnh đạo của các nhóm nhỏ nên làm theo gương của Chúa Giê-xu và tìm ra một sự cân bằng giữa hai điều này.
3. Bỏ qua mạch văn của phân đoạn Kinh Thánh.
Mục sư và nhà biện giải Cơ Đốc (tức: người biện hộ cho đức tin) Chris Rosebrough thường nhắc nhở những người xem của mình về ba quy tắc của việc giải nghĩa Kinh Thánh đúng đắn, đó là: “mạch văn, mạch văn, mạch văn”
Không có ai muốn bị đem ra khỏi mạch văn, tuy nhiên Cơ Đốc nhân lại thường làm điều đó với Chúa và với người khác. Rất thường thấy là vấn đề này xé toạc mọi thứ ra khỏi bối cảnh bản văn và áp dụng một ý nghĩa khác vào đó, điều mà Eric Bargerhuff đã từng viết trong một cuốn sách với tựa đề “The Most Misused Verses in the Bible” (tạm dịch: Những Câu Kinh Thánh Bị Dùng Sai Nhiều Nhất). Chúng ta không bao giờ nên đưa người khác ra khỏi mạch văn – đặc biệt là Chúa! Tuy nhiên, chúng ta lại làm điều đó với một cách buông thả liều lĩnh.
Khi chúng ta xé toạc một câu gốc Kinh Thánh, hoặc một phần của câu đó, ra khỏi bản văn của chính nó, điều đó gây thiếu tôn trọng đến các tác giả, bỏ qua mục đích của tác giả, bóp méo ý nghĩa (thực sự), chúng ta mắc tội về việc nói thay Chúa những điều mà Ngài có lẽ chưa bao giờ phán.
Các lãnh đạo nhóm nhỏ nên làm việc chăm chỉ để chắc chắn rằng phân đoạn Kinh Thánh được dạy dỗ đó được hiểu trong bối cảnh bản văn của các câu khác xung quanh, của chính sách đó, của thể loại văn chương (lối viết được sử dụng trong phân đoạn), và hơn thế nữa. Tôi gợi ý (các bạn) đi xuyên suốt cuốn “Grasping God’s Word” (tạm dịch: Nắm Lấy Lời Chúa) của tác giả J. Scott Duvall và J. Daniel Hays. Nó sẽ giúp bạn học cách đọc Lời Chúa trong bối cảnh bản văn và, vì vậy, sẽ có một sự am hiểu lớn hơn về điều mà chính Đức Chúa Trời đang phán.
4. Đặt câu hỏi “Điều này có ý nghĩa gì với bạn?”
Đây là một câu hỏi đầy thiện chí nhưng mơ hồ:
- Nó mở ra cánh cửa dẫn đến tác động mạnh mẽ chúng ta và các ý tưởng của chúng ta lên trên Lời Chúa.
- Nó thay thế ý định của tác giả với các ý tưởng và quan điểm riêng của chúng ta.
- Nó có thể dẫn đến vô số hoặc thậm chí là những ý nghĩa đối lập với những gì được đưa ra.
Thay vì vậy, các lãnh đạo nhóm nhỏ nên hỏi rằng, “Tác giả đang muốn nói điều gì với chúng ta?” Điều này khích lệ các thành viên của nhóm nhỏ cân nhắc về bản văn và về những gì Đức Chúa Trời thực sự nói hơn là đọc bản văn đó theo những gì họ muốn. Điều này cũng giúp bảo vệ nhóm khỏi việc tiếp nhận các phúc âm sai lạc và dị giáo.
5. Xem nhẹ cuộc hội thoại và các câu hỏi chỉ để hoàn thành cho xong bài học được đã được đề ra.
Tôi chắc chắn rằng chúng tôi đều đã nhìn thấy điều này: một giáo viên hoặc một lãnh đạo đã gạt bỏ/bàn luận qua loa các câu hỏi vì “chúng ta cần hoàn thành cho xong bài học này”.
Một nhóm nhỏ có bổn phận giúp đỡ mọi người nhận biết, bày tỏ và chia sẻ Phúc Âm. Điều này có nghĩa là mọi người phải thu được một sự hiểu biết về những điều Chúa phán và làm thế nào để sống bày tỏ điều đó ra. Để hỗ trợ các lãnh đạo nhóm nhỏ và các Hội Thánh, có hàng ngàn công cụ nghiên cứu Kinh Thánh được xuất bản mỗi năm với các bài học được thiết kế cẩn thận và rõ ràng. Tuy nhiên, Tôi chắc chắn rằng mọi tác giả (của các công cụ nghiên cứu Kinh Thánh trên) sẽ đảm bảo rằng mục đích của nghiên cứu của họ là để giúp đỡ mọi người trở nên các môn đồ tăng trưởng của Chúa Giê-xu.
Thật dễ dàng đối với một người lãnh đạo nhóm nhỏ khi trở nên vô cùng hứng thú trong việc hoàn thành bài học của một tuần nào đó mà họ bỏ hoặc để các câu hỏi sang một bên. Việc làm này thực sự có thể gây tổn hại đến việc nghiên cứu Kinh Thánh! Nó có thể làm cho mọi người bối rối, không chắc chắn, và thiếu sự hiểu biết, điều đó có nghĩa là nhóm này đang không tạo ra các môn đồ, mà thực chất chỉ đang hoàn thành một bài học.
Điều này cũng không có nghĩa là cuộc trò chuyện nên ra khỏi tầm tay hoặc bất kì hay là toàn bộ các câu hỏi cần phải ngay lập tức được khai thác. Đôi khi điều này cho phép và thậm chí được gợi ý để trì hoãn cuộc hội thoại và các câu hỏi, đặc biệt là nếu nó vượt ra khỏi bản văn Kinh Thánh. Giống như đối với các mối quan hệ và việc nghiên cứu Kinh Thánh, có một sự cân bằng giữa bài học và các sự tương tác. Các lãnh đạo phải tìm được sự cân bằng này và duy trì nó.
6. Cho rằng công tác môn đệ hóa và việc hoàn thành một sách/một chương trình học là tương đồng.
Tôi đã từng nghe điều này trước đây: “Đúng vậy, tôi đã môn đệ hóa một người. Tôi đã đưa họ đi xuyên suốt [bước vào Kinh Thánh và học các đề mục tại đây]”.
Đây là một quan niệm sai lầm phổ biến mà việc môn đệ hóa một ai đó có nghĩa là đưa họ đi xuyên suốt một cuốn sách về môn đệ hóa, và rằng một khi cuốn sách được hoàn thành, thì người đó đã được “môn đệ hóa”.
Trước hết, các nhóm nghiên cứu Kinh Thánh nhỏ không phải là đưa người khác đi xuyên suốt một cuốn sách nghiên cứu, nhưng là giúp đỡ họ hiểu và áp dụng Kinh Thánh. Thứ hai, công tác môn đệ hóa không bao giờ kết thúc bất kể là có bao nhiêu khóa học, lớp học, các buổi se-mi-na, và các chương trình mà người đó hoàn thành đi nữa. Công tác môn đệ hóa là giúp một ai đó tăng trưởng trong đức tin của họ và trong mối quan hệ của họ với Chúa Giê-xu. Môn đệ hóa là dạy cho mọi người về Lời của Đức Chúa Trời.
Công tác môn đệ hóa là đi cùng với một ai đó trên hành trình của họ với Chúa Giê-xu.
Các tài liệu được xuất bản và các khóa học có thể trợ giúp trong công tác môn đệ hóa, nhưng bản thân chúng lại không phải là môn đệ hóa. Một ai đó có thể hoàn thành tất cả các khóa học nghiên cứu trên thế giới và chưa được môn đệ hóa, người khác vẫn có thể được môn đệ hóa mà không cần hoàn thiện một hóa học chính thức nào.
Các nhóm nhỏ nên nhớ rằng, thậm chí nếu như một quyển sách hoặc một bài học không được hoàn thành (xem phần 5), công tác môn đệ hóa vẫn xảy ra miễn là mọi người đều đang tăng trưởng trong mối quan hệ của họ với Chúa Giê-xu.
7. Không thiết lập tình bằng hữu bên ngoài việc học Kinh Thánh.
Các nhóm nhỏ thường gặp nhau một tuần một lần hoặc một lần vào mỗi tuần nào đó. Tuy nhiên, đáng buồn thay, đó thường là lần duy nhất các thành viên của nhóm nhỏ gặp gỡ nhau. Như đã nói trước đó, các nhóm nhỏ là đồng thời cả về hiểu biết Kinh Thánh và phát triển các mối quan hệ. Một phần của việc phát triển các mối quan hệ là tìm ra các cơ hội cho các thành viên trong nhóm để cùng hòa nhập xã hội ngoài các thì giờ nghiên cứu Kinh Thánh hàng tuần.
Phải thừa nhận rằng, điều này đòi hỏi nỗ lực và thời gian từ phía người lãnh đạo và các thành viên, nhưng đó là thời gian và nỗ lực được sử dụng hợp lý vì nó giúp mọi người phát triển các sự gắn kết mạnh mẽ hơn với nhau, thúc đẩy công tác môn đệ hóa hàng ngày, và giúp hiệp nhất thân thể của Đấng Christ. Một khi mọi thứ mở ra (hoặc nếu họ đã có sự cởi mở này rồi), hãy đi cắm trại cùng nhau. Hãy đi chơi bowling. Hãy làm những thứ vui vẻ cùng nhau. Hãy đi lấy cà phê và ra ngoài chơi.
8. Không thực hiện truyền giáo cộng đồng theo nhóm.
Ít nhất ba lần, Chúa Giê-xu đã sai phái các môn đệ của mình ra đi để chia sẻ Phúc Âm và thực hiện mục vụ xã hội (tức là., bày tỏ Phúc Âm). Ngài đã sai phái 72 môn đồ đi ra trong Lu-ca 10:1-12. Trong Ma-thi-ơ 10:5-8, Ngài đã sai 12 môn đồ đi ra. Cuối cùng, với Đại Mạng Lệnh (trong Ma-thi-ơ 18:18-20; Công-vụ 1:8), Chúa Giê-xu sai phái mỗi chúng ta đi ra.
Các nhóm nhỏ nên tìm cách để hoàn thành sứ mạng này cùng nhau thay vì chỉ gặp nhau mỗi tuần hoặc hơn thế để uống cà phê, trò chuyện và nghiên cứu Kinh Thánh. Các nhóm nhỏ phải tìm được cách để nhận lấy những gì họ học được và sống bày tỏ điều đó vào trong cộng đồng. Hãy tìm một mục vụ/công tác xã hội và tham gia vào đó. Hãy tìm kiếm những cơ hội để tham gia vào công tác truyền giáo cá nhân. Hãy thực hiện các hoạt động phục vụ trong cộng đồng. Hãy tình nguyện với tư cách là một nhóm trong Hội Thánh hoặc cùng với một tổ chức phi lợi nhuận địa phương.
Các nhóm nhỏ là các nhóm mục vụ, do đó hãy thực hiện mục vụ hướng đến cộng đồng với tư cách là một nhóm.
Bạn sẽ thêm những cạm bẫy nào khác vào danh sách này mà bạn đã từng thấy các nhóm nhỏ rơi vào?
Hãy chia sẻ bài viết này và tiếp tục cuộc trò chuyện. Hãy bình luận bên dưới suy nghĩ và ý tưởng của bạn về cách cải thiện mục vụ môn đệ hóa của các nhóm nhỏ.
Hồng Ân
(Lược dịch theo: churchleaders.com)