Khái Quát Về Sự Bùng Nổ Phục Hưng Ở Phi Châu

Share

Trong thế kỷ 20, Cơ Đốc Giáo ở Châu Phi bùng bổ từ số tín hữu khoảng 8 hay 9 triệu người vào năm 1900 (8 đến 9% dân số) đến 335 triệu vào năm 2000 (45% dân số), tạo nên một thay đổi chuyển “trung tâm thu hút Cơ Đốc” từ phương Tây sang Châu Mỹ La-tinh, một số vùng ở Châu Á và Châu Phi.

Chúng ta cảm ơn Trung Tâm Nghiên Cứu Mục Vụ Hải Ngoại (Overseas Ministries Study Center, viết tắt là OMSC) về những tin tức và tài liệu dùng trong bài viết này với số liệu đến từ David Barrett.

Vào đầu thế kỷ 20, Cơ Đốc Giáo hầu như là không hiện hữu trong nhiều vùng ở Châu Phi nhưng nay là đức tin của đa số dân chúng, như được trình bày trong những số liệu dưới đây:

%  vào năm 1900 % vào năm 2000
Congo-Zaire
Angola
Swaziland
Zambia
Kenya
Malawi
1.4%
0.6%
1.0%
0.3%
0.2%
1.8%
95.4%
94.1%
86.9%
82.4%
79.3%
76.8%

 

Những nước Châu Phi khác:

Seychelles 96.9%
Saint Helena 96.2%
Sao Tomé & Principe 95.8%
Cape Verde Islands 95.1%
Namibia 92.3%
Burundi 91.7%
Congo-Brazzaville 91.2%
Lesotho 91%
Gabon 90.6%
Uganda 88.7%
South Africa 83.1%
Rwanda 82.7%
Spanish North Africa 80.3%
Equatorial Guinea 76.6%
Central African Republic 67.8%
Zimbabwe 67.5%
Botswana 59.9%
Cameroon 54.2%
Ethiopia 57.7%
Ghana 55.4%
Eritrea 50.5%
Tanzania 50.4%
Madagascar 49.5%
Nigeria 45.9%
Togo 42.6%

Phát Trin Tt Bc Trong SBt BKhông Th Tưng Tưng Đưc

Chỉ trong thế kỷ 20 mà thôi, đã có 1.800.00 Cơ đốc nhân tử đạo ở Châu Phi. Con số này không tính đến khoảng 600.000 Cơ đốc nhân chết trong cuộc chiến tranh diệt chủng ở Rwanda và Burundi, cũng không bao gồm 2 triệu chết trong 17 năm nội chiến ở Sudan do chính quyền Hồi Giáo hay các tổ chức vũ trang Hồi Giáo gây ra cho người dân là cơ đốc nhân chiếm đa số ở các vùng phía Nam Châu Phi.

TĐin Và Tiu SCa Cơ Đc Giáo Châu Phi

Sự loan truyền đức tin ở Châu Phi phản ảnh sự tiến bước lạ lùng của toàn thể lịch sử Cơ đốc giáo, nhưng những tên và câu chuyện của những con người đã gánh chịu những trách nhiệm chính yếu làm nên bước tiến này, cho đến nay vẫn không được biết đến.

Tự Điển Và Tiểu Sử của Cơ Đốc Giáo Châu Phi (DACB), do OMSC ở New Haven, Connecticut bảo trợ, là một cố gắng để sửa lại điều này bằng cách thu thập các câu chuyện của những người thành lập và xây dựng Hội thánh Châu Phi và truyền bá miễn phí trên mạng Internet. Đây là một dự án quan trọng nhất với sự giúp đỡ của Viện Lịch Sử Cơ Đốc (Christian History Institute). Chúng tôi khuyến khích mọi người vào trang mạng của họ và xử dụng các tài liệu: www.dacb.org.

Mt Cái Nhìn Khái Quát Lch SCa Michèle Sigg tDACB

Hội thánh đã luôn hiện diện ở Châu Phi từ ngày đầu tiên của Cơ Đốc Giáo. Trong lúc lịch sử của Cơ Đốc Giáo Châu Phi có muôn mặt với những phát triển theo địa lý khu vực, nhìn chung, có thể phân ra làm 4 giai đoạn từ vun trồng đến trưởng thành.

Giai Đon 1: Khi Thy Ca Hi Thánh Bi Hi Thánh Nguyên Thy Ai Cp và Ê-thi-ô-bi

Trong ba thế kỷ đầu tiên sau Chúa Giê-su, Châu Phi là một trung tâm tư tưởng và sinh hoạt Cơ Đốc. Giáo phụ Origen từ Alexandria ở Ai-cập trong khi Tertullian và Augustine ở Bắc Phi. Vào cuối thế kỷ thứ ba, Cơ đốc nhân đã chiếm đa số ở vùng đông Magrib. Đáng buồn thay, Cơ Đốc Giáo ở Bắc Phi hầu như bị xóa sổ khi Hồi Giáo phát triển trong những thế kỷ sau đó. Dù vậy, ở Ai-cập và Ê-thi-ô-bi, Cơ Đốc giáo đã đâm rễ sâu và vì thế tồn tại qua khỏi những tàn phá kinh khủng và tiếp tục cho đến ngày nay.

Giai Đon 2: STiếp Tc Ca Hi Thánh Vùng Dưi Sa-ha-ra và SĐóng Góp Ca Hi Thánh Châu Âu

Người Bồ Đào Nha đem đến một dạng Cơ Đốc Công Giáo cho nước Kongo giữa thế kỷ 16 và 18 với một ít kết quả lâu dài. Chỉ khi đến giữa thế kỷ 16 và 18, Phong Trào Phục Hưng Tin Lành (Evangelical Revival) bắt đầu đem đến những đợt giáo sĩ làm việc khó nhọc để sinh ra những kết quả đầu mùa của Hội thánh chịu đựng mọi gian khổ trong vùng dưới Sa-ha-ra.

Văn minh Tây Phương đến không chỉ với ý hướng tốt của Cơ Đốc GIáo, nhưng cũng với thảm họa buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương và tham vọng không đáy của các thương buôn da trắng trên các tài nguyên của Phi Châu. Trước khi Cơ Đốc Giáo chân chính có thể châm rể sâu đậm vào lòng Châu Phi, đây là những sự tà ác mà con người phải chống lại.

Hai người Anh tiên phong trong thế kỷ 19 là Thomas Fowell Buxton và Herny Venn. Cả hai chưa hề bước chân lên đất Châu Phi. Trong lúc Buxton tìm cách để xóa bỏ hoàn toàn sự buôn bán nô lệ bằng cách xây dựng những sáng kiến nông nghiệp và thương mại địa phương do thổ dân Châu Phi thì Venn chịu trách nhiệm đặt nền móng cho “Hội Thánh bản địa” là chỗ mà Hội thánh Châu Phi ra đời. Cũng cần kể đến William Wilberforce là người đã vận dụng quãng đời phục vụ Chúa trong chính trường Anh Quốc để vài năm sau khi ông về với Chúa, nước Anh làm luật ngăn cấm buôn bán và chuyển vận nô lệ.

Giai Đon 3: Chuyn Giao La Cho Thế HLãnh Đo CHâu Phi Đu Tiên 

Trong 200 năm kế đó, Cơ đốc nhân Châu Phi phải chiến đấu chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân tôn giáo Phương Tây. Nhưng như Venn đã viết, nếu Hội thánh Châu Phi trưởng thành và xây dựng trên chính nó, các giáo sĩ phải ra đi một khi những hột giống đã được vun trồng, để cho những người lãnh đạo bản xứ xây dựng hội thánh. Samual Ajayi Crowther là người Phi Châu đầu tiên được tấn phong Giám Mục bởi Anh Quốc Giáo. Ông sẽ là chủ đề cho kỳ báo lần tới của chúng ta.

Giai Đon 4: “Ngũ Tun” – Hi Thánh Châu Phi Tìm Kiếm Tiếng Nói Ca Mình. 

Những hạt giống của Hội thánh vùng dưới Sa-ha-ra được trồng lên bởi các giáo sĩ Tây Phương giờ đây đã loan ra khắp lục địa. Cơ Đốc Giáo Châu Phi bắt đầu xác định chính mình dựa trên những nét văn hóa bản địa. Những nhà cải chánh trong vòng các hội thánh truyền giáo cũng như độc lập kêu gọi thay đổi Hội thánh. Điều này dẫn đến cả sự cải chánh và sự sinh ra hàng ngàn “Hội Thánh Phát Sinh Bởi Người Châu Phi” (“African Initiated Churches” viết tắt là AICs).

 

(Ngun: christianity.com) 

Chuyển ngữ và hiệu đính: Văn Bình (BBT)

Bài trước
Bài tiếp theo

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan