Quý vị muốn Hội thánh đến với những người chưa tiếp nhận Chúa. Đó là một điều tuyệt vời vì đó là nền tảng sứ mạng của Hội thánh: xẻ chia tình yêu của Đấng Christ với thế giới với hy vọng rằng mọi người sẽ bước vào một mối quan hệ với Chúa Giê-su.
Điều thách thức chúng ta là họ không đến với các Hội thánh, và nhiều Cơ đốc nhân kinh ngạc không hiểu tại sao.
Có nhiều nguyên cớ, nhưng nhiều nguyên cớ xoay quanh một điều: có nhiều Cơ Đốc cư xử với Hội thánh như là với một câu lạc bộ tư nhân.
Bản tính con người là thu hút mọi sự đến “cái tôi” của mình, không phải là đến những người khác, và nhiều Hội thánh cư xử như vậy. Chúng ta chỉ chuyên tập chú vào những nhu cầu và mong muốn của chúng ta.
Đó thật cũng là điều mà quá nhiều Hội thánh ngày này đang làm: chỉ chuyên tập chú vào những nhu cầu và mong muốn của các thành viên Hội thánh.
Còn tệ hại hơn nữa, có khi không chỉ là tập chú về nhu cầu và mong muốn, nhưng là về sự ưa thích hay ý riêng của họ.
Nhiều lãnh đạo Hội thánh, thành viên và thiện nguyện viên phải vất vả khi muốn hướng dẫn Hội thánh vượt ra khỏi những sự ưa thích của các hội viên Hội thánh. Ngay khi họ vừa khởi đầu, họ bị tràn ngập bởi những lời trách móc hay những email giận dữ. Dường như là ngày nay có quá nhiều Cơ đốc nhân cho rằng họ có quyền đòi Hội thánh phải làm theo những sự ưa thích và ý riêng của họ, và hàng triệu người (trong số đó có cả những người chưa là Cơ đốc nhân) đang phải trả giá cho những đòi hỏi này.
Lo làm thỏa mãn những ý riêng của các thành viên là một ý kiến tệ hại.
Thứ nhứt, nó giết chết Hội thánh. Số lượng người đến Hội thánh sẽ tiếp tục bị trì trệ và xuống dốc khi mà người ta càng lúc càng trôi xa ra khỏi Đấng Christ.
Thứ hai, nó là một cuộc chơi không thể thắng. Ngay cả ở một Hội thánh chỉ có 100 người, quý vị sẽ không bao giờ làm vui lòng được mọi người.
Sau cùng và quan trọng nhất, điều đó thật là sai. Kể từ khi nào mà những sự ưa thích hay ý hướng của những cá nhân hội viên lại trở thành những lý do “pháp lý” để khiến người ta bị đẩy ra khỏi tình yêu thương của Chúa?
Dưới đây là bảy điều Cơ đốc nhân phải từ bỏ để có thể đến với những người chưa đến với Chúa.
[bs_smart_list_pack_start][/bs_smart_list_pack_start]
Âm Nhạc
Có lẽ quý vị nghĩ rằng chúng ta đã giải quyết xong vấn đề này. Nhưng ngay cả những Hội thánh nghĩ như vậy thường không đạt được như vậy.
Nhiều Hội thánh xưng là “hợp thời” (contemporary) lại không thật là như vậy. Họ chỉ là có vài phần “hợp thời” hơn ngày xưa.
Quý vị có từng nghe bảng xếp hạng 40 bài hát hàng đầu mới đây trên Itunes hay Spotify? Chắc là không… vì quý vị không thích loại nhạc đó. Quý vị nói rằng đó chẳng phải là âm nhạc. Không có đàn guitar. Toàn là những tiếng nhịp điệu. Tại sao họ không làm âm nhạc như là họ đã từng làm trong những thập niên 90s?
Đây là một phần lý do khiến cho Hội thánh của quý vị vất vả tiếp cận những người dưới 40 tuổi.
Hãy thành thật. Đừng nói mình là “hợp thời” nếu quý vị chỉ là một phiên bản nhạt nhòa của nó. Tự biết mình và thành thật là những điều quý vị cần có khi cố gắng tiếp cận những người chưa tin Chúa.
Đáng buồn thay, những ý tưởng hay ho nhưng mang tính tự dối mình lại trổi lên mạnh trong giới lãnh đạo Hội thánh ngày nay.
Hãy thật lòng về điều quý vị đang làm. Nếu vậy, quý vị sẽ cảm thấy bực bội đủ để phải quyết tâm thay đổi.
Cùng lúc đó, hãy nhận thức rằng dù đã thay đổi mọi sự, quý vị vẫn còn cách xa sự thích hợp với những người sống chung quanh.
“Chính trị”
Tôi không dám chắc là chính trị đã làm phân rẻ trong khoảng thời gian một hay hai thế hệ. Nhưng tôi cam đoan với quý vị nó có tính năng gây chia rẻ. Chỉ cần xem trên các mạng xã hội để thấy ra.
Tôi biết nhiều người nói họ đã ngưng chạy theo những người trên các mạng xã hội và tránh các bản tin tức vì họ quá bực mình bởi sự chia rẻ.
Về mặt ý nghĩa, Hội thánh của quý vị phải bao gồm những người khác với quý vị.
Đức Chúa Trời không phải là người theo đảng nay hay đảng nọ. Ngài không phải là Cộng Hòa, Dân Chủ, Tự Do, Bảo Thủ, Phóng Túng hay Xã Hội vv… Cho dù chúng có quan trọng với bạn đến thế nào đi nữa.
Chính trị có tầm quan trọng riêng của nó, nhưng nó sẽ chẳng bao giờ thay đổi thế giới theo cách Tin Lành có thể.
Cơ đốc nhân có nên đi bầu? Dĩ nhiêu. Có nên tranh cử? Chắc chắn là nên. Trong các bộ, sở của chính quyền, chúng ta cần có thêm nhiều người đàn ông và đàn bà có tư cách và được Chúa bắt phục.
Nhưng Hội thánh không tồn tại để bầu hay đánh bại các nhà chính trị. Chính trị là để làm vinh hiển Đấng Cứu Thế và xây dựng Vương quốc trên thế giới. Chính trị hiện hữu để phát triển lòng tin nhận Đấng Christ trên thế giới.
Hãy biết điều này: Nếu Chúa theo tất cả mọi quan điểm mà đảng chính trị của quý vị có, có lẽ là quý vị sẽ không thờ phượng Chúa.
Nếp sống
Dường như là cái “tôi thích” và “tôi không thích” đang, hiện nay, vận hành sâu rộng trong chúng ta.
Chúng ta có đủ ý kiến khác nhau trong mọi sự từ loại cà phê chúng ta dùng cho đến màu sơn sàn nhà thờ và đến màu áo của đội tiếp tân.
Cơ đốc nhân có nghiêm túc không khi rời bỏ hội thánh hay gây chia rẻ trong hội thánh vì những vấn đề như thế?
Quý vị biết đó là gì? Đó là lòng nhỏ mọn.
Dĩ nhiên là ở một chừng mực nào đó thì mọi sự đều có tầm quan trọng của nó.
Nhưng thay vì để chúng đi qua một sự chọn lọc cho những gì quý vị thích, hãy để chúng được chọn lựa trên căn bản chúng có hiệu quả trong mục vụ tiếp cận những người chúng ta muốn tiếp cận.
Quý vị lãnh đạo Hội thánh ơi, quý vị cần chọn những ai mà quý vị tập chú vào: những thành viên hội thánh tiêu cực hay những người chưa biết đến Chúa.
Tôi rất đồng ý với bạn của tôi là Reggie Joine rằng những người lãnh đạo cần tập chú và những ai họ muốn tiếp cận (để sẻ chia tin lành) thay vì những ai họ cần phải làm vui lòng để giữ lại trong Hội thánh.
Nhà thờ
Nhiều khi chúng ta gắn chặt với nhà thờ (building) hơn là với sứ mạng của mình. Cơ đốc nhân cần sẵn sàng rời khỏi nhà thờ để có thể tiếp cận nhiều người.
Điều này có thể xảy ra trong nhiều mức độ khác nhau.
Thứ nhất, đừng chống lại sự tân trang cơ sở. Nếu quý vị vẫn kêu các em thiếu nhi nhóm lại ở tầng hầm dưới là chỗ thảm mốc xanh lên, đừng ngạc nhiên khi quý vị không thể giữ các gia đình trẻ trong Hội thánh.
Thứ hai, sẵn sàng làm điều gì có thể đem đến sự tiếp cận người ngoài. Đôi khi đó có thể là di chuyển từ một chỗ cố định đến một chỗ lưu động. Có những lúc đó có nghĩa là phải mở rộng cơ sở Hội thánh. Đừng chống lại những điều này.
Sau cùng, trong nhiều trường hợp ngày càng gia tăng, là với các Hội thánh đang chết dần, điều này có nghĩa là hãy chuyển giao cơ sở nhà thờ cho một Hội thánh đang phát triển lành mạnh mà thiếu cơ sở nhà thờ.
Một trong những điều kỳ quặc thời nay là có nhiều Hội thánh có cơ sở nhà thờ mà không có người trong khi có nhiều Hội thánh khác mở mang được với rất nhiều người mà lại không có cơ sở nhà thờ! Hãy tráo đổi tình trạng này.
Tôi rất cảm động khi nghe được là càng ngày càng có nhiều Hội thánh trao tặng cơ sở nhà thờ và quyền điều hành cho những Hội thánh “trẻ” đang phát triển và tiếp cận với cộng đồng.
Tiền bạc
Những Hội thánh đang chết dần thường lại có khá nhiều tiền.
Nếu Hội thánh không trao chìa khóa và chỉ đơn giản đóng cửa, trong nhiều trường hợp, Giáo hội (cũng đang suy thoái) thường quản lý số tiền đó và chi dùng cho Giáo hội đó (cũng đang chết).
Điều gì khác xảy ra khi mà số tiền đó được chuyển giao để mở mang những Hội thánh mới? Cho dù những Hội thánh đó không thuộc về Giáo hội?
Thời kỳ Hậu Cơ Đốc (post-Christian era) ngày nay là lúc dồn mọi nỗ lực để xây dựng Vương Quốc Chúa hơn là vương quốc riêng của Hội thánh hay Giáo Hội.
Tương tự như vậy, những tín hữu lớn tuổi thường có nhiều tiền hơn các tín hữu trẻ tuổi. Những gì sẽ xảy ra nếu các Cơ đốc nhân dùng tiền bạc và tài nguyên của họ cho quỹ tân trang hay tạo mãi Hội thánh hơn là bỏ phiếu chống lại những việc này?
Quý vị có thể tượng tượng được những gì sẽ xảy ra không?
Thời giờ
Là tín hữu là có nhiều mục vụ hơn là đến nhà thờ hay lên mạng thờ phượng một vài tiếng vào ngày Chúa Nhật.
Nếu quý vị đang tiếp cận thế hệ trẻ, quý vị cần bỏ ra thời giờ.
Sống là Cơ đốc nhân là sống để ban cho nhiều hơn là sống để thu vào. Sự dâng hiến không đảm bảo sự cứu chuộc. Đúng là vậy. Nhưng đó là một tấm lòng đầy sự vui mừng khi đáp ứng với Chúa là Đấng ban mọi sự cho chúng ta.
Đời sống của chúng ta
Cơ đốc nhân phải là những người vị kỷ và rộng rãi nhất trên thế giới.
Thật đáng buồn khi chúng ta lại được biết đến như là kẻ ích kỷ và hà tiện.
Kinh thánh kêu gọi chúng ta hãy làm cho con người cũ chết đi để những người khác có thể sống và hãy đặt những điều đẹp lòng Chúa lên trên chính mình.
Ai ban sự sống thì tìm được sự sống.
Khi “cái tôi” chết đi, một điều gì đó vĩ đại hơn sẽ sống lại.
[bs_smart_list_pack_end][/bs_smart_list_pack_end]
Hãy cùng giúp nhau thay đổi câu chuyện về Hội thánh.
(Nguồn: churchleaders.com)
Dịch: Ngọc Nga (BBT)