Hỡi Người Trai Trẻ, Hãy Mạnh Mẽ – Phần 10

Share

Chương 10 

Phát triển phẩm chất lễ phép

 

Bạn có thể nhận ra đâu là một người cư xử lễ phép không?

“Đồ chậm chạp”! Jemal hãm phanh. “Lão già chết tiệt. Lão lái xe như thể lão rảnh lắm vậy.” Jemal ngoặt xe qua thanh cản sau của xe ông lão để vượt lên.

Tesfaye vội vã tiến về phía cửa hàng. Cũng có một ông lão khập khiễng đi về phía đó nữa. Tesfaye mở cửa và kiên nhẫn đợi cho ông lão đi qua trước.

Tối nay tới chơi với chúng mình nhé! Haile nói. “Bố bảo mình phải ở nhà tối nay.” Samuel đáp. “Cái gì?” Haile thốt lên. “Nếu bố mình bảo mình ở nhà, mình sẽ …”

Worku cười ngặt ngẽo, hỏi: Mày có thấy lão già bên kia đường không? Lão đi như thế này này.”

“Có một lão già đang say xỉn. Lão ta còn là một người vô gia cư.” Ephrem nói. “Nhưng ông ấy cũng một tâm hồn, giống như chúng ta.” Fikadu đáp lại.

Sau khi bạn hình dung ra những tình huống như thế, thật rõ ràng để biết được những ai là người lễ phép, tôn trọng người khác và những ai không phải như vậy. Lễ phép có vẻ rất hấp dẫn, còn vô lễ thì rất ghê tởm.

Một vài trong số những bạn trẻ này phải đối mặt với cám dỗ thực sự. Làm điều đúng có nghĩa là đi ngược lại với nhóm bạn của mình. Có lẽ sự thiếu hiểu biết hay là vô ý dẫn đến những phản hồi chưa thích hợp. Lễ phép là một nét tính cách cần phải được trau dồi. Thiếu tôn trọng là một sự cám dỗ đặc biệt đối với các bạn trẻ.

Thiếu tôn trọng có thể được coi là một cách thể hiện sự độc lập hoặc là sự trưởng thành. Nhưng thực ra, tôn trọng và phép lịch sự là những dấu hiệu của sự trưởng thành, chứ không phải thô lỗ và bất lịch sự. Tôn trọng hay là thiếu tôn trọng sẽ cho bạn biết giá trị của mình. Cách bạn đối xử với những người khác sẽ cho thấy những gì bạn nghĩ về họ. Cách bạn hành xử sẽ cho thấy bạn nghĩ gì về Đức Chúa Trời. Đôi khi bạn cần phải tôn trọng người khác không hẳn vì họ xứng đáng với điều đó nhưng vì bạn muốn mình là người được tôn trọng.

S TÔN TRNG DÀNH CHO ĐC CHÚA TRI

Không cần phải nói thêm, Đức Chúa Trời xứng đáng với sự tôn trọng. Là Đấng Tạo Hóa, Đấng Bảo Tồn, và là Đấng Phán Xét của vũ trụ, Ngài có quyền được tôn trọng. Con người phải thừa nhận sự nhỏ bé của mình khi so sánh với Đức Chúa Trời.

Nhưng thông thường con người lại rất thiếu tôn trọng đối với Đức Chúa Trời. Đó có phải là vì Đức Chúa Trời không trừng phạt ngay lập tức tội thiếu tôn trọng? Hay có lẽ là bởi vì Ngài ở quá xa? Một số người tỏ ra thiếu tôn trọng đối với Đức Chúa Trời còn dễ dàng hơn là đối với ông chủ của họ. Ngay cả khi ông chủ đi vắng, ông ta vẫn mong đợi nhân viên tôn trọng lời nói và tài sản của mình. Đức Chúa Trời đo lường mức độ tôn trọng của chúng ta dành cho Ngài qua cách chúng ta đối xử với Lời Ngài và dân sự của Ngài.

Thuận phục thẩm quyền có thể là một thử thách lớn đối với một người trẻ. Vì Đức Chúa Trời là nguồn của mọi thẩm quyền, cho nên, bất cứ ai không tôn trọng ông chủ, thầy giảng đạo, cha mẹ, hay chính quyền địa phương, thì người đó không tôn trọng Đức Chúa Trời. Phao-lô viết: “Cho nên ai chống đối nhà cầm quyền là chống lại mệnh lệnh Đức Chúa Trời đã lập; và những người làm vậy sẽ chuốc lấy sự phán xét cho mình.”

Tôn trọng Đức Chúa Trời nghĩa là tôn trọng Lời của Ngài. Điều này có nghĩa là không xem thường những hành động vâng lời Kinh Thánh. Một số bạn trẻ trước đây thường cười cợt những người chân thành vâng giữ lời Kinh Thánh giờ đây đã bị hư mất ngoài thế gian. Tại sao ư? Không ai giễu cợt Lời Chúa mà không đánh mất lương tâm. Ngay cả chính cuốn Kinh Thánh cũng cần được đặc biệt quan tâm. Đây là một phần trong việc bày tỏ sự tôn trọng đối với Đức Chúa Trời.

Sự cung kính trong những giờ thờ phượng là một phần của sự tôn trọng đối với Đức Chúa Trời. Chắc hẳn bạn hiểu rõ mình cần phải yên lặng, hát ngợi khen, và lắng nghe khi Lời Chúa được rao giảng. Bạn tôn trọng hay không tôn trọng Đức Chúa Trời thể hiện qua cách bạn hát và cách bạn nghe lời Chúa. Đừng quên rằng nếu bạn có thể nhìn thấy ông mục sư, thì ông ấy cũng có thể nhìn thấy bạn. Bạn có thể ngạc nhiên về mức độ bạn có thể khích lệ hay là làm nản lòng một người hầu việc Chúa qua cách bạn lắng nghe!

Một bạn trẻ phàn nàn về thì giờ thờ phượng trong hội thánh thật nhàm chán và khô khan. Người ông của anh chàng này quan sát thấy được lý do mà anh này lại trở nên chán nản như vậy. Chàng trai này đã ngồi ủ rũ trên ghế của mình và rất ít tham gia cùng với hội chúng. Sự buồn tẻ xuất phát từ trong lòng và tâm trí của anh ta. Và bởi vì không tham gia gì vào trong sự thờ phượng, cho nên anh cũng không nhận được gì qua thì giờ này.

Mỗi chúng ta đều hiểu rằng những người lãnh đạo hội thánh đều là người của Đức Chúa Trời, được Ngài lựa chọn và làm việc cho Ngài. Nhưng nếu họ phạm phải những sai lầm thì sao. Nếu Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta chỉ tôn trọng những người mười phân vẹn mười, toàn bộ hệ thống thẩm quyền sẽ sụp đổ. Kinh Thánh dạy chúng ta tôn trọng bậc cầm quyền của chúng ta. “Mọi người phải phục tùng nhà cầm quyền.” Điều này bao gồm các chủ tịch và các quan chức nhà nước. Bổn phận của chúng ta là phải tôn trọng bậc cầm quyền trải dài từ người thu thuế cho đến công an địa phương.

TÔN TRNG CHA M

Cha mẹ của bạn là thẩm quyền đầu tiên bạn phải thuận phục. Họ là những người dạy bạn rằng bạn không thể lúc nào cũng làm theo ý bạn được. Họ rèn tập bạn để bạn có định hướng và thuận phục người khác. Cách bạn đáp ứng với sự hướng dẫn của họ vẫn còn quan trọng cho đến ngày hôm nay. Thông thường, cách một người trẻ cảm nhận về cha mẹ của mình cũng là cách mà người đó cảm nhận về Đức Chúa Trời. Nếu anh ta khước từ thẩm quyền của cha mẹ, anh ta cũng sẽ hiếm khi tôn trọng thẩm quyền khác.

Đức Chúa Trời coi sự tôn trọng dành cho cha mẹ là điều rất quan trọng đến nỗi Ngài có một điều răn trong Mười điều răn cho điều này: “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi.” Đức Chúa Trời luôn bảo chúng ta làm điều đem lại ích lợi tốt nhất cho chúng ta. Sau khi nhắc lại điều răn này trong Tân Ước, có một sự bổ sung: “Hầu cho ngươi được phước và được sống lâu trên đất.” (Ê-phê-sô 6: 3). Hiếu kính không chỉ là vâng phục, nhưng hiếu kính bao gồm sự vâng phục. Hiếu kính là làm những gì cha mẹ mong muốn chứ không chỉ là những gì họ yêu cầu. Ví dụ, cha mẹ bạn có thể bảo bạn không xem ti vi nữa. Nhưng họ chưa bao giờ cấm bạn xem phim qua video hay ở rạp. Vậy bạn có được phép không? Không, hiếu kính cha mẹ là vâng phục cả những mong muốn của họ nữa. Sự hiếu kính không bào chữa bằng cách nói: “Họ chưa bao giờ bảo em không được làm điều đó.”

Có thể cha mẹ sẽ không vẽ một ranh giới rạch ròi giữa đúng và sai dành cho bạn. Thậm chí nếu họ khích lệ bạn làm điều gì đó còn nghi vấn, bạn phải có trách nhiệm làm những gì là đúng bằng cách chống lại sự cám dỗ. Bạn có thể giúp họ bằng cách làm điều đúng ngay cả khi không có ai khác trong gia đình của bạn làm. Chống lại cha mẹ mình có bao giờ là đúng hay không? Bạn sẽ chịu trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu họ hay ai khác bảo bạn phải đi ngược lại đường lối của Đức Chúa Trời, bạn không thể làm điều đó. Bạn phải tôn trọng Lời của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh, trên tất cả.

Tôn trọng ảnh hưởng đến cách bạn nói chuyện với cha mẹ của bạn. Đôi khi cha mẹ cho phép con em mình nói chuyện với họ bằng một giọng thiếu tôn trọng và không bao giờ nói “xin cho phép con” hay “con xin cảm ơn.” Nhưng bạn đủ lớn để biết rằng bạn nên dành thêm sự tôn trọng hơn với cha mẹ của mình hơn mức họ mong đợi. Nó sẽ làm phong phú thêm mối quan hệ của bạn với cha mẹ của bạn và họ sẽ thích thú khi có các bạn bên cạnh. Bạn sẽ là một tấm gương tốt cho những bạn trẻ khác. Bạn cũng sẽ có một mối quan hệ tốt hơn với Chúa.

Nếu bố mẹ bạn không chấp nhận một số kế hoạch của bạn và bạn đang thất vọng, bạn không nên càu nhàu. Thay vào đó bạn có thể ngồi xuống và thảo luận với cha mẹ của bạn, nhưng phải luôn luôn tôn trọng họ. Bậc cha mẹ thường đủ khôn ngoan để nhận ra chữ “tại sao” luôn đi kèm với một thái độ tốt. Mặc dù cha mẹ của bạn có thể sẽ không thay đổi suy nghĩ của họ, nhưng bạn phải xây dựng được tình bạn với họ và bạn sẽ được ích lợi từ việc xem xét các vấn đề từ phía họ.

Một số cha mẹ không phải là dễ gần. Nhưng bạn phải đảm bảo là bạn cứ lo làm phần của mình. Thảo luận các vấn đề dễ chịu với họ chứ đừng chỉ thảo luận các nan đề, bạn có thể thành công đáng ngạc nhiên.

Cống hiến lớn nhất của sự tôn trọng mà bạn có thể chia sẻ cho những bậc làm cha làm mẹ Cơ-đốc là chính các bạn phải làm gương trong việc thực hiện sự tôn kính Chúa.

TÔN TRNG NGƯỜI KHÁC

bắt đầu tôn trọng người khác ở nhà. Bạn có lắng nghe khi anh chị em của bạn nói chuyện với bạn, hoặc là bạn lạc vào trong thế giới của riêng bạn? Khi dây giày của em trai của bạn bị rối, và cậu ấy đang cố gắng để thắt lại, bạn sẽ làm gì? Khi cậu ấy khóc vì bạn nói “Không, hôm nay anh không thể chơi với em được?” Chuyện gì sẽ xảy ra? Khi ai đó lấy cuốn sách mà bạn vừa mới đặt xuống, chuyện gì sẽ xảy ra? Phản ứng của bạn tạo một ấn tượng sâu sắc trong lòng các em của bạn bởi vì chúng thường ngưỡng mộ những người lớn tuổi. Đừng để chúng thất vọng.

Bạn liên hệ như thế nào đối với những người trạc tuổi của cha mẹ bạn? Bạn có thể nói chuyện với họ một cách thoải mái sau giờ nhóm, hay bạn phải luôn luôn kề bên đám bạn cùng trang lứa của bạn? Hãy học để nói chuyện với những người không cùng trang lứa của bạn. Khi gia đình bạn đi thăm viếng, bạn có thể dùng thì giờ đó để chia sẻ với người lớn. Nó sẽ làm cho thế giới của bạn vô cùng rộng mở.

Những tín hữu già cả thường không cập nhật nhiều về thế giới như bạn, và họ sẽ rất vui khi bạn đến thăm viếng. Hãy lắng nghe những người già cả. Bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm, và những người lớn tuổi cũng sẽ rất thích thú khi có người chịu lắng nghe họ. Bạn cũng có thể là nguồn động viên lớn cho họ. Nếu bạn sống với những người già mỗi ngày, hãy nhớ những phép lịch sự nhỏ như giữ cửa để họ đi ra, kéo ghế ra cho họ, nói chuyện lớn tiếng đủ để họ có thể nghe được, và tương tự như vậy.

Hãy tôn trọng những người dị tật và những người tàn tật. Họ biết sự khác biệt nếu bạn nhìn chằm chằm vào họ hoặc hoàn toàn phớt lờ họ. Hãy nhớ tên họ và nói vài lời với họ khi bạn có thể. Dặn các em của bạn không chế nhạo hay trêu chọc những người tàn tật. Thật đau đớn khi bị chế nhạo!

Như bạn có thể thấy đấy, tính cách mạnh mẽ là rất thiết thực. Mỗi một lĩnh vực trong cuộc sống của bạn đều bị ảnh hưởng bởi nó. Khi bạn để cho Đức Chúa Trời và những người xung quanh uốn nắn, bạn sẽ càng ngày càng giống như người mà Chúa muốn bạn trở nên. Tính cách tốt sẽ đem lại nhiều ích lợi cho bạn. Hãy đối xử với tính cách của bạn một cách đúng mực và nó sẽ đối xử tốt với bạn.

TÍNH CÁCH ĐƯỢC MINH CHNG

Đa-ni-ên trong Kinh Thánh là một tấm gương tốt về tính cách tốt. Ông đã có nhiều đặc điểm tốt.

Đáng tôn trọng chăng? Vâng. Ông không nói dối, ngay cả để cứu mạng sống của mình. Ông đã rất tin tưởng vào niềm tin của mình đến nỗi kẻ thù của ông dùng chính niềm tin đó để gài bẫy ông. Ông vẫn cầu nguyện theo như mong đợi của họ và họ đã bắt gặp ông cầu nguyện.

Rộng rãi chăng? Vâng. Mặc dù ông được giữ chức vụ quan trọng, nhưng ông không bao giờ sử dụng điều đó một cách ích kỷ. Ông luôn tìm cách đem đến lợi ích cho người khác.

Tôn trọng chăng? Vâng. Ngay cả trong một đất nước ngoại bang, ông vẫn tôn kính danh Đức Chúa Trời của mình. Ông thậm chí còn tôn trọng vua Nê-bu-cát-nết-sa, với tất cả những đường hướng kỳ quặc của ông ta, bởi vì Đức Chúa Trời đã đặt Đa-ni-ên dưới quyền vua ấy.

Hỡi các bạn trẻ, hãy để những nguyên tắc này trở thành quy luật của cuộc sống bạn. Xác định tư tưởng trước sẽ giúp bạn chuẩn bị để đối phó với những điều bất ngờ và những điều bạn chưa biết. Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn trở nên mạnh mẽ đối với Ngài.

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan