Giải Thích Cho Con Trẻ Về Sự Đau Khổ 

Share

Ánh Dương thân mến,

Làm sao tôi có thể giải thích cho đứa con mới 5 tuổi hiểu được tại sao Đức Chúa Trời để cho người ta bị nghèo khó và không có nhà ở? Nói một cách khác, làm sao tôi có thể giải thích cho con trẻ về sự đau khổ?

Trong Chúa.

An


An thân mến.

Xin sẻ chia với chị vài ý tưởng để chị suy xét và dùng giải thích cho cháu. 

1. Nhìn nhận là không dễ trả lời câu hỏi về sự đau khổ 

Nhìn nhận với cháu là không ai có thể trả lời đầy đủ về tại sao Chúa cho phép sự đau đớn và đau khổ xảy ra trong thế giới cũng như về sự nghèo khó và không nhà ở. Kinh Thánh diễn tả nan đề này là một trong những vấn đề huyền nhiệm của Chúa (Có 7 điều huyền nhiệm của Chúa được nói đến trong Kinh Thánh. Cô-lô-se 1.25-27 là một thí dụ). Điều chúng ta có thể làm là tin cậy, bằng đức tin, rằng Ngài biết điều Ngài đang làm và một ngày kia khi gặp Ngài trên thiên đàng, Ngài sẽ giải thích tường tận cho chúng ta.

2. Giải thích rằng chính Chúa cũng khóc cách đau thương nữa.

Đức Chúa Trời than khóc cho những kẻ đau khổ. Trong lời đặt vào miệng tiên tri Giê-rê-mi để công bố đoán phạt dân Mô-áp có lời Chúa “than khóc” về những hủy diệt sẽ xảy ra cho họ (Giê-rê-mi 48.31). Trong Ma-thi-ơ 24.37, Chúa Giê-su nhìn xuống thành Giê-ru-sa-lem, suy niệm đến những sự tàn phá và khổ nạn sẽ đến trên thành, và lòng Ngài tan vỡ. Trong Giăng 11.35, khi trở về làng Bê-tha-ni vì La-xa-rơ đã chết và khi thấy những người bạn và người thân yêu của La-xa-ra thương khóc ông, Chúa Giê-su khóc!

3. Giúp các cháu hiểu rằng chúng ta đang sống trong một thế giới sa ngã.

Hãy giúp con cái của chị hiểu rằng chúng ta đang sống trong một thế giới sa ngã (Sáng Thế Ký 3.1-6) hiện đang dưới sự kiểm soát của Sa-tan (1 Giăng 5.19). Sa-tan là kẻ khởi ra mọi sự đau đớn và đau khổ (Gióp 1-2). Cần để cho thời gian sẽ dần dần giải thích tại sao Chúa cho phép Sa-tan và sự tự do của con người đem đến những hủy diệt và đau thương cho quá nhiều người.

Chị có thể giải nghĩa về khái niệm “ý chí tự do” và cách mà Chúa cho phép người nam và người nữ có tự do để làm điều tốt hay điều xấu. Sa-tan và những kẻ xấu gây nên những đau khổ trong thế giới của chúng ta. Chúa Giê-xu sẽ đoán xét chúng và đem công lý cho những đau khổ mà chúng gây ra cho mọi người.

4. Nhắc các cháu rằng Chúa có một chương trình, mặc dù chương trình đó thường khó mà chúng ta hiểu hay thấy được.

Hãy giải thích cách mà “những lưỡi móc” ở mặt sau làm nên những hình ảnh và kiểu trình bày thật đẹp ở mặt trước. Ở mặt sau là đủ loại nút buộc và dây kết hỗn loạn để tạo nên những hình ảnh và kiểu trình bày đẹp như thế này ở mặt trước. Trong thế giới của chúng ta, chúng ta thấy mặt sau của tấm thảm với tất cả những đường chỉ xoắn xít với nhau. Nhưng Chúa nhìn thấy cả mặt trước đẹp đẽ của tấm thảm đó.

Trong khi chúng ta không thể luôn luôn thấy điều Chúa đang làm, chúng ta có thể tin cậy rằng Ngài đang vận hành với một chương trình mà vào một ngày kia sẽ được bày tỏ như là một vẻ đẹp được thêu dệt lạ lùng (Rô-ma 8.28-29)

5. Nhắc các cháu biết rằng vào một ngày kia Chúa Giê-xu sẽ làm cho mọi sự trở nên đúng theo lẽ phải.

Hãy khích lệ con trẻ là vào lúc Ngài trở lại lần thứ hai, Chúa Giê-xu sẽ đem công lý và chữa lành đến cho mọi người bị ức hiếp hay đau khổ (Khải Huyền 6.9-11 và 20.1-6) 

6. Dạy các cháu về Thiên Đàng.

Dạy cho chúng biết thiên đàng là một nơi kỳ diệu (Khải Huyền 20.1-6). Giúp chúng hiểu là sự chữa lành tận cùng của mọi đau khổ là sự chết và ngay lúc đó được cùng với Chúa Giê-xu ở thiên đàng (Phi-líp 1.23-25). Nhắc chúng biết là Chúa Giê-xu đã hứa sẽ lau hết nước mắt trong mắt của chúng ta (Khải Huyền 21.4)

7. Hãy tìm những cơ hội cho các con va chạm với những người đau khổ, nghèo khó và giúp gì đó cho họ. 

Khi con gái út của chúng tôi học lớp 4, cháu và hai đứa bạn cứ mỗi thứ ba thì đến một nhà dưỡng lão trong vùng. Chúng nói chuyện với những người bệnh, làm thủ công, chơi những trò chơi. Những buổi trưa thứ ba đó giúp cho ba cháu gái phát triển một tấm lòng thương xót.

Hãy suy xét bảo trợ một trẻ em nghèo ở một nước thứ ba, qua một cơ quan từ thiện quốc tế có uy tín. Điều này không chỉ là giúp em đó khỏi cảnh đói ăn, nó cũng tạo cho một kinh nghiệm học hỏi rất lớn cho con em của chúng ta, xây dựng một hiểu biết sâu xa về những người kém may mắn hơn mình.

Có một lần con gái của tôi nói với tôi về việc giúp $10 cho một công viên ở dưới phố dành cho người sống ở ngoài đường phố. Cháu nói, “Mình hãy lấy tiền giúp cho ai đó.”

Tôi do dự một chút, nhưng sau cùng tôi tính ra cách dùng số tiền để mua những thứ như là kẹo dinh dưỡng protein, bánh mì, bơ… và làm thành những cái bánh xăng-uých. Mười đồng thật vừa đủ để làm một số bánh xăng-uých (sandwich).

Ở công viên đó, khi tôi phát những cặp bánh xăng-uých thì cháu nói, “Đừng chỉ phát cho họ bánh. Sao ba không ngồi xuống bên họ và nói chuyện với họ một chút?” Họ không chỉ đói về thức ăn. Họ cần một ai đó hiểu và cảm thương họ. Dường như là mọi người quá bận rộn không có thời giờ nói chuyện với họ.”

Tôi rất là không thoải mái khi cố gắng gợi chuyện với họ. Họ không phải là loại người giống như tôi.

Tôi tưởng rằng chúng tôi chỉ ở đó khoảng 15 đến 20 phút thế mà nó kéo dài đến 3 tiếng đồng hồ, làm tôi mất dịp xem trận banh trên TV nhưng tôi sẽ không đánh đổi mấy tiếng đó cho bất cứ một điều gì.

Chúa Nhật tuần sau đó, sau khi thờ phượng xong, cháu làm điều đó một lần nữa. Với $10 trong túi chúng tôi đi xuống phố đến công viên. Không thấy ai ở đó. Nhiệt độ ở vùng chúng tôi đã lên đến 43 độ C nên chẳng có ai ra ngoài trời.

Tôi nhận thấy có một tiệm bán đồ bình dân rẻ tiền. Tôi vào trong với ý để giúp một người nghèo khó. Người phụ nữ duy nhất trong tiệm đang mua một ít quần áo cũ và đồ chơi đã hư cho hai đứa con của cô. Tôi thấy có vẻ là cô đang phân vân tính toán. “Mình phải giúp cô ta.” Tôi nghĩ vậy. Tôi đến quầy tính tiền và nói, “Tôi muốn mua những món đồ đó giúp cho cô.” Cô quắc mắt nhìn tôi giận dữ, “Tôi không cần sự giúp đỡ hay thương hại của ông. Tôi có tiền. Tôi là cô giáo dạy học. Tôi có lương. Để cho tôi yên.” 

Ra ngoài, con gái tôi nói, “Bố không giỏi mấy chuyện này phải không?”

Hãy tưởng tượng những ấn tượng như thế này xảy ra cho con cái của anh.

Hãy để ra thời giờ dạy các cháu cách cầu nguyện cho những người bị tổn thương.

8. Hãy đem mọi sự đến với Kinh Thánh.

Dùng Giăng 3.16 để nối kết sự đau khổ của Chúa Giê-xu với sự đau khổ của thế giới.


Chị An thân mến, tôi biết rằng chị sẽ thêm vào những ý tưởng của chị khi giải thích những “câu hỏi của dòng chảy trưởng thành” với đứa con 5 tuổi của mình. Tôi hy vọng rằng những ý tưởng của tôi giúp chị có thể bắt đầu một hướng giải thích hợp lẽ cho cháu.

Thân mến.

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: crosswalk.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan