Từ Nữ Giáo Sư Đồng Tính Đến Cơ Đốc Nhân

Share

CHIẾC XE LỬA PHẾ THẢI

Là một trí thức (giáo sư) và đồng tính nữ, tôi khinh bĩ những người Cơ đốc. Thế rồi tôi lại trở thành một người Cơ đốc.

Chữ “Giê-su” mắc nghẹn trong cổ tôi như là một cái ngà voi; cho dù tôi bị mắc nghẹn quá đỗi tôi vẫn không thể chặt đứt được. Tôi vừa thương hại vừa nổi cơn thịnh nộ với những người tuyên xưng danh đó.

Là một giáo sư đại học, tôi thấy mệt mỏi với những sinh viên cứ tin vào chuyện “biết Chúa Giê-su” là biết cái gì đó rất tuyệt. Những người Cơ đốc là những người đọc rất dở, cứ luôn tìm cách nắm bắt những cơ hội để gắn vào cuộc đối thoại những câu Kinh Thánh như là những dấu chấm câu. 

Ngu xuẩn. Vô nghĩa. Hù dọa. Đó là những gì tôi nghĩ về Cơ đốc nhân và Chúa Giê-su của họ là người mà tranh vẽ làm cho có sức thu hút như là người mẫu của dầu gội đầu Breck Shampoo. 

Là giáo sư Anh Văn và chuyên ngành nghiên cứu về phụ nữ, đang trên đường trở thành một người cấp tiến, tôi quan tâm đến đạo đức, công lý và sự thương xót. Nóng cháy với một thế giới quan của Freud, Hegel, Marx và Darwin, tôi tranh đấu đứng chung với những người bị tước đoạt quyền người. Tôi đánh giá cao đạo đức. Lẽ ra tôi có thể đặt vào lòng mình Chúa Giê-su và băng môn đồ của ông nếu không phải vì cần có một thế lực văn hóa khác đứng ra chống chặn phong trào “Cơ Đốc Cánh Hữu” (Christian Right).

Phát biểu châm biếm của Pat Robertson vào năm 1992 ở Nghị Hội Quốc Gia Đảng Cộng Hòa đẩy tôi đến bờ vực: “Chủ nghĩa nam nữ bình quyền khuyến khích phụ nữ bỏ chồng, giết trẻ em, làm tà thuật, phá hủy tư bản chủ nghĩa, và trở nên đồng tính nữ.” 

Tiếng vọng của giáo điều Cơ đốc hòa chung với chính trị Cộng Hòa làm tôi chú tâm.

Sau khi cuốn sách đầu tay của tôi được xuất bản, tôi dùng vị thế của mình để cổ vũ cho một sự đồng lòng với một giáo sư đồng tính nữ theo cánh tả. Đời sống của tôi thì vui vẻ, có ý nghĩa và đầy trọn. Người bạn đời của tôi và tôi cùng sẻ chia những sở thích: hoạt động cứu trợ, tham gia chương trình chăm sóc sức khỏe và chống mù chữ trẻ em, giải cứu những con chó, hội thánh Toàn Cầu Độc Thần (Unitarian Universalist Church) vv. Cho dù quý vị có tin vào những “chuyện ma” của Robertson và những loại người như ông ta, quý vị khó mà chối bỏ rằng tôi và người bạn đời của tôi là những công dân và những người chăm sóc tốt. Cộng đồng GLBT (viết tắt của Gay-Lesbian-Bisexual-Transgender có nghĩa là cộng đồng của những người đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính và đổi giống) đặt giá trị vào sự chào đón và áp dụng nó bằng những kỹ năng, cống hiến và liêm chính. 

Tôi bắt đầu nghiên cứu về phong trào Niềm Tin Cánh Hữu và những chính sách thù ghét những kẻ như tôi. Để làm điều này, tôi cần phải đọc một cuốn sách mà theo sự đánh giá của tôi khiến cho nhiều người đi lạc đường: Kinh Thánh. Trong lúc tìm từ một số học giả Kinh Thánh tư liệu hỗ trợ cho nghiên cứu của mình, tôi khởi xướng đợt tấn công thứ nhất của tôi vào sự bất khiết của bộ ba Giê-su, chính trị của đảng Cộng Hòa và chế độ gia trưởng – trong hình thức những bài xã luận trong báo địa phương về chủ đề Những Người Giữ Lời Hứa. Đó là năm 1997.

Thật ra trong tôi đang có một sự hỗn loạn vô cùng. Tôi không muốn mất mọi thứ mà tôi yêu quý. Nhưng tiếng Chúa ca vang lên một bài hát tình yêu đầy hy vọng trong đống gạch vụn của thế giới của tôi.

Bài xã luận của tôi làm dấy lên nhiều bài phản biện, nhiều đến nổi tôi phải làm một hộp giấy lớn ở mỗi bên của bàn giấy của tôi: một bên chứa những thư chỉ trích, một bên những thư ủng hộ. Nhưng có một lá thư tôi nhận được đã nằm ngoài cách phân loại của tôi. Nó đến từ vị Mục sư củ Hội Thánh Trưởng Lão Cải Chánh Syracuse. Đó là một lá thư tìm hiểu tử tế. Ken Smith khuyến khích tôi tìm hiểu loại những câu hỏi mà tôi thích: Làm thế nào mà bạn đi đến chỗ giải thích như thế này? Làm sao biết được bạn đúng? Bạn có tin Chúa không? Ken không tranh luận với bài xã luận của tôi. Thay vì vậy ông yêu cầu tôi bảo vệ điều tôi đeo đuổi. Tôi không biết trả lời làm sao nên tôi vứt nó đi.

Sau đó vào buổi tối, tôi lục thùng rác tái chế và đặt nó lại trên bàn giấy, để cho nó ngó tôi trong một tuần, làm cho tôi đối diện với một thế giới quan khác mà tôi phải phản hồi. Là một trí thức “hậu hiện đại” (postmodern intellectual), tôi hoạt động từ quan điểm duy vật sử quan, nhưng Cơ đốc giáo là một sử quan siêu nhiên. Lá thư của Ken đánh trúng vào sự liêm chính của dự án nghiên cứu của tôi mà ông không biết.

Kết Bạn Với Kẻ Thù

Với lá thư, Ken khởi đầu hai năm đem hội thánh đến với tôi, một kẻ ngoại giáo. Ôi tôi đã thấy những câu Kinh Thánh trên các biểu ngữ ở các cuộc diễn hành Tự Hào Là Người Đồng Tính. Những Cơ đốc nhân đó đã chế diễu tôi và vui mừng rằng tôi và những người tôi yêu sẽ đến hỏa ngục. Ken không phải vậy. Ông không chế diễu. Ông gặp gỡ. Nên khi thư mời ăn tối của ông gửi đến, tôi nhận lời. Động lực của tôi rất rõ ràng. Chắc chắn đây sẽ là một cơ hội tốt cho nghiên cứu của tôi.

Nhưng một chuyện khác hẳn đã xảy ra. Ken và vợ của ông, Floy, và tôi trở thành những người bạn. Họ bước vào thế giới của tôi. Họ gặp các bạn của tôi. Chúng tôi trao đổi sách. Chúng tôi nói công khai với nhau về vấn đề tình dục và chính trị. Họ không xem những cuộc nói chuyện như vậy làm ô uế họ. Họ không đối xử với tôi như là một tảng đá. Khi chúng tôi ăn chung. Ken cầu nguyện trong một cách mà tôi chưa từng nghe trước đây. Lời cầu nguyện của ông rất thân mật. Ông ăn năn tội của ông trước mặt tôi. Ông cảm tạ Chúa về mọi sự. Đức Chúa Trời của ông là thánh và chắc chắn nhưng đầy thương xót. Và bởi vì Ken và Floy đã không mời tôi đến hội thánh, tôi biết là làm bạn với họ là an toàn.

Tôi bắt đầu đọc Kinh Thánh. Tôi đọc ngấu nghiến. Tôi đọc nhiều lần trong năm đầu tiên đó, đọc các bản dịch khác nhau. Trong một buổi ăn tối họp mặt, người phối ngẫu của tôi và tôi đang tiếp khách thì một bạn là người đổi giống tên J dồn tôi vào nhà bếp. Cô đặt bàn tay to lớn lên tay của tôi. “Cuốn Kinh Thánh này đang thay đổi cô, Rosaria,” Cô cảnh cáo tôi.”

Run rẩy, tôi thì thầm, “J à, nếu đó là sự thực thì chuyện gì xảy ra? Nếu Chúa Giê-su là thực và là Chúa phục sinh? Sẽ ra sao đây nếu tất cả chúng ta đang ở trong sự rắc rối?” 

J thở hắt ra, “Rosaria,” cô nói, “Tôi đã là một mục sư Trưởng Lão trong 15 năm. Tôi cầu nguyện xin Chúa chữa lành cho tôi, nhưng Ngài chẳng làm. Nếu cô muốn, tôi sẽ cầu nguyện cho cô.”

Tôi tiếp tục đọc Kinh Thánh, và cùng lúc tranh chiến với những ý tưởng mà Kinh Thánh cảm động tôi. Nhưng dần dần Kinh Thánh chiếm phần lớn hơn trong tôi. Nó tuôn chảy vào thế giới của tôi. Tôi chiến đấu chống lại nó với tất cả sức lực của mình. Thế rồi, một sáng Chúa Nhật kia, tôi chổi dậy khỏi giường của người yêu đồng tính nữ của tôi, và một tiếng đồng hồ sau đó ngồi vào hàng ghế của Hội Thánh Trưởng Lão Cải Chánh Syracus. Tôi nhắc chính mình là đây để gặp Chúa chứ không phải để gia nhập. Có một hình ảnh đến như những đợt sóng, về tôi và những người tôi yêu quý đau đớn trong hỏa ngục, ói mửa trong lương tâm và giữ chặt tôi trong những cái răng của nó. 

Tôi hết sưc chống trả bằng tất cả những gì mình có. 

Tôi không muốn điều này.

Tôi không hỏi xin điều này.

Tôi đếm giá trả. Và tôi không thích bài toán ở vế bên kia của dấu bằng.

Nhưng lời hứa của Chúa tràn vào như những đợt sóng đánh vào trong thế giới của tôi. Một ngày thờ phượng kia, Ken giảng sách Giăng 7.17: ” Nếu ai sẵn lòng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì sẽ biết lời Ta dạy đến từ Đức Chúa Trời hay Ta tự nói theo ý mình ” (NKJV). Câu này chỉ ra bãi cát lún mà chân tôi bị chìm cứng xuống. Tôi là một người suy nghĩ. Tôi được trả tiền để đọc nhiều sách và viết về chúng. Tôi mong đợi rằng trong mọi mặt của đời sống, phải hiểu biết trước khi vâng phục. Và tôi muốn Chúa chỉ cho tôi thấy, theo điều kiện tôi định ra, tại sao bản chất đồng tính là tội. Tôi đã muốn là quan án để không một ai bị xử án. Nhưng câu này hứa về sự hiểu biết đến sau sự vâng phục. Tôi vật lộn với câu hỏi: Tôi đã thực sự muốn hiểu về vấn đề đồng tính từ quan điểm của Chúa, hay tôi chỉ muốn biện bác với Ngài? Tôi cầu nguyện vào tối hôm đó xin Chúa cho tôi lòng sẵn sàng vâng phục trước khi tôi hiểu. Tôi cầu nguyện cho đến lúc trời chuyển sang một ngày mới. Khi tôi nhìn vào gương soi, tôi nhìn vẫn như vậy. Nhưng khi tôi nhìn vào lòng mình qua lăng kính Kinh Thánh, tôi tự hỏi, Tôi là một người nữ đồng tính, hay là một tôi bị rơi vào tình trạng lầm lẫn nhân dạng tính dục của mình? Nếu Chúa Giê-su có thể tách ra thế giới ra làm hai, tách xương tủy ra khỏi linh hồn, Ngài có thể làm cho nhân dạng thật của tôi làm chủ không? Tôi là ai? Ai là người mà Chúa sẽ muốn tôi trở thành?

Rồi một ngày bình thường kia, tôi đến với Chúa Giê-su với hai tay mở ra và trần truồng. Trong cuộc chiến của các thế giới quan, Ken ở đó, Floy ở đó. Hội thánh đã cầu nguyện cho tôi ở đó. Chúa Giê-su đă thắng. Và tôi là một mớ hỗn độn. Cải đạo là một chiếc xe lửa chết tiệt. Tôi không muốn mất mọi sự mà tôi đã yêu thích. Nhưng tiếng của Chúa hát vang lên một bài tình ca trong thế giới đổ nát của tôi. Tôi yếu ớt tin rằng Chúa Giê-su có thể chiếm lấy sự chết, Ngài có thể làm ngay thẳng lại thế giới của tôi. Tôi uống, ban đầu ngập ngừng, nhưng sau đó một cách đam mê, niềm an ủi của Đức Thánh Linh. Tôi yên nghĩ trong sự bình an riêng tư, sau đó trong cộng đồng, và hôm nay trong một gia đình giao ước, nơi mà mọi người gọi tôi bằng những danh xưng yêu thương như là “người nội trợ” và “mẹ.”

Tôi không thể quên được huyết báu Chúa Giê-su đã phó cho sự sống này của tôi. 

 

Nguyễn Trọng

(Lược dịch theo: christianitytoday.com)

Rosaria Champagne Butterfield là tác giả của cuốn sách Những Tư Tưởng Bí Mật Của Một Người Không Tưởng Là Cải Đạo (Vương miện và giao ước). Bà sống với gia đình tại Durham, North Carolina, nơi chồng của bà là Mục sư Quản Nhiệm Hội Thánh Trưởng Lão Cải Chánh Thứ Nhất Durham.

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan