Câu Chuyện Ít Ai Biết Đến Về Một Nhà Vô Địch Olympic

Share

Eric Liddell thắng giải chạy 400 mét ở Thế Vận Paris 1924

Một trong những phim mà tôi yêu thích là “Những Cổ Chiến Xa Lửa” (Chariots of Fire, 1981). Người ta chỉ biết đến vai chính của phim là Eric Liddell đã khiến thế giới sửng sốt khi anh từ chối chạy cuộc đua 100 mét ở Thế Vận Hội Mùa Hè Paris 1924 mà anh nắm chắc phần thắng trong tay. Anh từ chối vì vòng đua loại sẽ diển ra vào ngày Chúa Nhật, và anh tin rằng Chúa không muốn anh chạy đua trong ngày dùng để thờ phượng Ngài. Trong những ngày sau đó anh thắng huy chương vàng – và phá kỷ lục thế giới ở bộ môn chạy 400 mét mặc dù đó không phải là sở trường của anh. 

Một cảnh trong phim làm tôi rất cảm động là khi Eric, do Ian Charleson đóng, nói, “Đức Chúa Trời ôi… làm con chạy nhanh. Để khi con chạy, con cảm nhận sự vui sướng của Ngài.” Mặc dù những lời này là do người viết kịch bản phim Colin Welland viết, tôi tin rằng nó cũng được Eric bằng xương bằng thịt đồng cảm với. Những người biết rõ anh làm chứng rằng lòng quyết tin và đạo đức của anh không phải là một loại khô khan, lạnh lùng thanh sạch mang tính “tôn giáo” nhưng là một sự ấm áp và vui mừng tận hiến cho Cứu Chúa. Bạn đọc có thể xem một video clip ngắn tcủa cuốn phim tả lại lúc anh tâm sự với người chị tên là Jenny, 

 Tôi vẫn nhớ rõ lúc ngồi với Nanci, vợ tôi, trong một rạp hát lớn ở Portland năm 1981, mĩm cười và khóc qua từng phần khác nhau của cuốn phim không thể quên được đó. Khi Chariots of Fire kết thúc với hàng chữ về cuộc đời sau thế vận hội của anh: “Eric Liddell, giáo sỹ, chết ở một vùng quân Nhật chiếm đóng ở Trung Hoa vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Toàn thể Tô-cách-lan (Scotland) thương tiếc.” 

Có Phải Đó Là Một Kết Cuộc Thê Thảm?

Sau thế vận hội và sau khi tốt nghiệp, Eric trở lại với mục vụ giáo sỹ ở Trung Hoa là nơi cha mẹ anh là một cặp giáo sỹ đã sinh ra anh năm 1902. Khi quân Nhật chiếm đóng và thấy trước tình trạng nguy hiểm, anh cho vợ anh, Florence, và hai con gái sang Canada. Quân Nhật đưa anh vào một trại tập trung kinh khiếp. Không có vòi nước và phòng tắm. Anh chết năm 43 tuổi. Vào năm 1944, một năm trước khi anh chết, Thủ Tướng Anh là Winston Churchill chấp nhận một chương trình trao đổi tù nhân. Là một vận động viên điền kinh danh tiếng thế giới, Eric được trao đổi để trở về quê hương nhưng anh đã dành chỗ của anh cho một phụ nữ đang mang thai.

Tin Eric chết không chỉ làm cho cả quê hương Tô Cách Lan của anh mà cả thế giới ngưỡng mộ anh ở thế vận hội và các Cơ đốc nhân thương tiếc.

Có vẻ mọi sự về anh trong thời kỳ sau thế vận hội là một bi kịch thê thảm. Tại sao Đức Chúa Trời không giữ gìn cho người đàn ông danh tiếng thế giới, có đầy đức tin – có một đời sống với nhiều năm phục vụ kết quả và tuổi thọ? Sao không cho anh tận hưởng đời sống với người vợ và nguồn vui nuôi dưỡng những đứa con yêu dấu? Thật không thể hiểu được!

Thế nhưng…

Có một cách khác để nhìn vào cuộc đời của Eric Liddell. Nanci và tôi khám phá những thông tin đầu tiên này, khi chúng tôi có một ngày không thể quên được với Phil và Margaret Holder ở Anh vào tháng 5 năm 1988. Chúng tôi không biết gì về gia đình Holder ngoại trừ biết Phil là một Mục sư. Khi đi thăm nước Anh, chúng tôi được một số bạn là giáo sỹ đưa về nhà của họ ở Reading. Margaret sinh ở Trung Hoa vì có cha mẹ là giáo sỹ ở đó. Năm 1939, khi người Nhật kiểm soát vùng phía đông Trung Hoa, cô bé Margaret mới 13 tuổi bị đưa vào Trại Tập Trung Weihsien Interment là nơi nhiều người tù ngoại quốc bị chuyển đến từ Bắc Kinh. Cô bé bị giam tách rời khỏi cha mẹ trong 6 năm.

Margaret kể lại cho chúng tôi những câu chuyện về một người của Đức Chúa Trời mà cô bé gọi là “Chú Eric.” Chú dạy kèm cho cô bé và mọi đứa trẻ trong trại giam đều yêu quý chú. Cô nhìn vào chúng tôi và hỏi, “Anh chị có biết tôi đang nói đến ai không? Tên của Chú Eric là Eric Liddell.” Tôi vẫn nhớ rõ y như chuyện mới xảy ra hôm qua, chúng tôi hết sức kinh ngạc vì cuốn phim Chariots of Fire là cuốn phim chúng tôi thật yêu thích. Chúng tôi đã xem nhiều lần trong 7 năm kể từ ngày công chiếu. Thế là chúng tôi học biết được những thông tin bên trong về một trong những người anh hùng của chúng tôi.

Những Ảnh Hưởng Của Chú Eric

Margaret chia sẻ với chúng tôi một câu chuyện cho thấy tính cách của Đấng Christ trong người đàn ông này. Trong trại tập trung, bọn trẻ chơi bóng rổ, ném banh và khúc côn cầu, và Eric Liddell làm trọng tài. Không có gì ngạc nhiên khi anh từ chối không làm trọng tài vào ngày Chúa Nhật. Nhưng khi không có anh, bọn trẻ sẽ đánh nhau. Liddell tranh chiến với chính mình rất nhiều về chuyện này. Anh tin rằng anh không nên không cho chúng chơi vì chúng cần phải có một cái gì đó cho chúng được tách ra khỏi cái không khí “ở tù.”

Sau cùng, Liddell quyết định làm trọng tài trong những ngày Chúa Nhật. Điều này tạo nên một ấn tượng sâu xa trong lòng Margaret. Cô bé thấy ra người vận động viên điền kinh nổi tiếng thế giới vì không đánh đổi nguyên tắc giữ ngày thờ phượng cho sự thành công huy chương vàng thế vận hội – không phải là một người sống theo khuôn luật giáo điều.

Khi đến chỗ làm vinh hiển riêng cho mình, Liddell sẽ bỏ đi tất cả hơn là chạy đua vào ngày Chúa Nhật. Nhưng khi đến chỗ đem đến điều tốt lành cho bọn trẻ trong trại tù, anh sẽ làm trọng tài trong ngày Chúa Nhật.

Liddell sẽ hy sinh huy chương vàng cho anh vì cớ lẽ thật, nhưng sẽ bỏ qua tính cứng ngắc của khuôn luật giáo điều để phục vụ người khác vì cớ ân sủng.

Một Hình Ảnh Sống Cho Chúa.

Mary Taylor Previte, cũng bị giam tại Weihsein khi đang là trẻ nhỏ, tả lại Eric giống như là “Chúa Giê-su có mang giày chạy đua.” Tiến sỹ David J. Mitchell, khi đó cũng là một trẻ nhỏ tại trại giam này, viết lại rằng bên cạnh thể thao, Eric Liddell dạy các cháu bài hát anh yêu thích:

By still, my soul, the Lord is on thy side;
Bear patiently the cross of grief or pain;
Leave to thy God to order and provide;
In every change He faithful will remain
Be still, my soul, thy best, thy heavenly Friend
Through thorny ways leads to a joyful end.

Tạm dịch:

Vững lòng có Chúa bên ta
Ngài mang thập giá lệ nhòa đau thương
Trao Ngài chăm sóc mọi đường
Ngài luôn thành tín, Ngài luôn ở cùng.
Vững lòng có “Bạn” thủy chung.
Chông gai dẫn đến tận cùng nguồn vui.
Tiến sỹ Mitchell cũng viết:

Eric Liddell thường chia sẻ với chúng tôi về 1 Cô-rinh-tô 13 và Ma-thi-ơ 5. Những chương Tân Ước này phản ảnh bí quyết của đời sống vị kỷ và hạ mình của chú. Chỉ trong vài dịp rất hiếm trong những khi được yêu cầu thì chú mới kể lại câu chuyện chú từ chối chạy cuộc đua Thế Vận Hội trong ngày Chúa Nhật và kỷ lục Thế Vận Hội của chú… Không chi tổ chức thể thao và giải trí (trong trại tập trung), chú cũng giúp dạy học và dạy kèm. Chú chăm sóc đặc biệt cho những người lớn tuổi, yếu sức hay bệnh hoạn, những người bị điều kiện sống trong trại tập trung làm suy sụp. Chú luôn luôn tham gia với những buổi nhóm lại Cơ đốc, một phần cuộc sống trong trại. Mặc cho sự bẩn thỉu của những cầu tiêu lộ thiên, chuột bọ, ruồi muỗi và bệnh tật trong trại tập trung chật ních, do những hỗ trợ vui tươi và trung tín của Eric Liddell mà với nhiều người cuộc sống ở đó vẫn có được một phần sinh hoạt bình thường.

… Không ai trong chúng tôi có thể quên được một người tận hiến toàn diện cho một cam kết sống đặt Chúa trên hết, một người đàn ông có cuộc sống hạ mình kết hợp sức lực Cơ đốc với sự sáng tỏa của đời sống có Chúa. 

Bí quyết của chú là gì? Chú cam kết đời sống của mình cho Chúa Cứu Thế Giê-su mà không cầm giữ lại bất cứ điều gì cho mình. Làm bạn với Chúa là tất cả ý nghĩa sống của chú. Khi ánh đèn dầu phộng le lói được thắp lên mỗi buổi sáng, chú và một người bạn trong khu nam giới của trại tập trung học Kinh Thánh và nói chuyện với Chúa một tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Marcy Ditmanson, một giáo sỹ Lutheran cùng bị giam với Eric, chia sẻ lại ký ức của ông:

Eric nói chuyện với một giọng địa phương Tô-cách-lan đầm ấm, và hơn hết mọi người mà tôi từng biết, với một kiểu vui mừng của đời sống Cơ đốc. Anh có khiếu khôi hài tuyệt vời, tiếng cười vang phá lên và những câu chuyện vui nhộn, nhưng luôn luôn thanh nhã. Giọng của anh không có gì đặc biệt nhưng anh rất thích hát, đặc biệt là những bài thánh ca rất xưa về đức tin. Hai bài ưa thích của anh là “God Who Touches Earth With Beauty” và “There’s a Wideness in God’s Mercy.” Chú không phải là một nhà hùng biện nhưng chú có một cách làm người nghe gắn chặt với cặp mắt có con ngươi màu xanh trong vắt. Vâng, đó là những gì tôi nhớ nhất về chú – những con mắt thật đẹp và khi chúng nháy…

Tận Hiến Tất Cả

Dù anh trở thành một người “chú” và cha của vô số trẻ em, Eric Liddell không bao giờ thấy được vợ và các con gái của mình trong thế giới này nữa. Sau lần viết một lá thư cho Florence từ giường bệnh, anh nói với các bạn “Giờ là lúc Phó Thác Tất Cả,” và rơi vào một cơn hôn mê. Chịu đau đớn với bướu não, anh chết năm 1945. Trong khi cả nước Scotland thương tiếc, thì chắc chắn là tất cả trên thiên đàng hân hoan đón chào Eric đi vào như là một người hầu việc Chúa Giê-su. 

Với những dòng lệ trong cái ngày không quên được, trong phòng khách Margaret Holder nói với chúng tôi, “Đó là một tháng hai lạnh giá khi Chú Eric chết.” Không ai thương tiếc anh bằng những người trong trại tập trung đó. Khoảng 5 tháng sau đó khi các trẻ em được quân nhảy dù Hoa Kỳ đến giải cứu và đưa về đoàn tụ với cha mẹ, rất nhiều những câu chuyện của chúng là về Chú Eric.

Chuyện Eric bị tù trong trại tập trung làm gia đình anh hết sức đau lòng. Nhưng trong những năm đó – cho đến gần ngày chiến tranh chấm dứt – Chúa dùng anh như là một đường chuyền sức sống cho hàng trăm trẻ em, trong đó có Margaret Holder.

Nhìn lại từ góc cạnh đó, giờ đây điều mà chúng ta cho là thê thảm cho cuộc đời của Liddell trong trại tập trung có một ý nghĩa khác phải không? Tôi tin rằng Liddell và gia đình của anh sẽ nói cho chúng ta biết – và một ngày kia sẽ nói cho chúng ta biết – rằng sự đau khổ của giai đoạn đó không thể sánh bằng sự vinh quang mà giờ đây họ biết … và sẽ biết mãi mãi. Một sự vinh quang lớn lạ hơn sự đau khổ vì những gì nó đã đem lại.

Trong một lần phỏng vấn với con gái út của Liddell, Maureen, cô chia sẻ lại rằng sau khi đến thăm nơi đặt bia đá tưởng niệm cha của cô ở Trung Hoa: “Tôi cảm thấy thật gần gũi với cha và hơn bao giờ hết, tôi nhận biết về điều mà cuộc đời của ông đã phó cho. Tất cả thật tràn đầy ý nghĩa. Những gì đã xảy ra là để cho phép ông động chạm đến rất nhiều cuộc đời.” 

Chị của cô, Patricia, đồng ý:

Số người mà ông ảnh hưởng… thật phải nói là càng ngày càng tăng thêm. Quý vị có thể nhận ra được khi nhìn vào mỗi giai đoạn của cuộc đời của ông và làm những nối kết giữa chúng với … Tôi thường tự hỏi mình: sự việc sẽ diễn tiến ra sao nếu ba đứa chúng tôi và mẹ cũng ở trong trại tập trung với ông? Tôi hiểu rằng cha tôi sẽ bỏ ra ít thời gian hơn với những đứa trẻ và như vậy sẽ mất đi rất nhiều điều có thể làm cho chúng. Như vậy là không công bằng cho chúng. Thật rất cần có cha tôi ở đó. Những câu chuyện mà chúng ta nghe được sau khi ông mất chứng tỏ như vậy. 

Nếu chúng ta có thể nhìn vào điều mà chúng ta gọi là thảm kịch cho Eric và gia đình của anh, và thảm kịch của những người khác, và nhìn ra vài mục đích thiên thượng trong đó, nó sẽ giúp chúng ta tin rằng cũng có mục đích nào đó trong những thảm kịch của chúng ta. Nó giúp chúng ta tin vào lời hứa được bảo chứng bằng huyết của Chúa: “Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho những người được gọi theo ý định của Ngài.” (Rô-ma 8.28, BTTHĐ 2010)

Một Kết Cuộc Vui Mừng

Dù nhiều năm trước đây, tôi đã cảm kích sâu xa bởi câu chuyện của Liddell khi xem phim Chariots of Fire, chính thực là Margaret Holder đã kể cho chúng tôi về cái ngày là ngày đã giúp chúng tôi hướng đến một ngày gặp gỡ người đàn ông này trên thiên đàng. Đó là nơi mà huy chương vàng Thế Vận Hội không ra chi so với sự phục vụ hạ mình cho Đấng Christ của anh.

Tiến sỹ Norman Cliff, người cùng bị giam với Eric, hồi tưởng lại:

Eric Liddell sẽ nói, “Khi nói về tôi, xin hãy dâng vinh quang cho Chúa của tôi, Chúa Cứu Thế Giê-su.” Anh sẽ không muốn chúng tôi chỉ nói về anh. Anh muốn chúng tôi thấy Đấng Christ mà anh phục vụ.”

Tôi mong gặp Eric, trong thân thể phục sinh trong nơi Trời Mới, Đất Mới. Để Chúa cho anh và tôi cùng chạy song song. Chúng tôi sẽ thờ phượng Chúa là Cứu Chúa của chúng tôi, Đấng mà mọi vinh hiển và ca ngợi quy về Ngài.

Bạn đọc có thể thưởng thức một video clip tả lại cảnh anh chạy đua trong phim Chariots of Fire. Anh được biết là chạy với khuôn mặt ngước lên để thở sâu và đôi khi vung tay của anh. Khuôn mặt bỏ qua tất cả để hướng lên trời thật đẹp phải chăng là biểu tượng của con người anh dán mắt của mình vào Đấng Christ trên Thiên Đàng.

 

Nephtali

(Lược dịch theo:churchleaders.com) 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan