Hãy nói chuyện với các lãnh đạo hội thánh và họ sẽ cho bạn biết là càng ngày càng khó khăn khi kêu gọi các tín hữu giữ ngày thờ phượng Chúa Nhật.
Ngay cả trong một số hội thánh đang tăng trưởng, mức độ thách thức về thời giờ, sự chú tâm và lòng cam kết càng căng hơn trong mỗi năm.
Bạn cũng biết như vậy.
Vậy thì tình trạng này sẽ đi đến đâu? Nơi nào là nơi mà sự nhóm lại của hội thánh trong tương lai sẽ dồn vào?
Tôi là một người tin chắc vào tương lai của hội thánh và sự hiệp lại hội thánh. Chúng ta ở với hội thánh không phải vì chúng ta luôn luôn đúng, nhưng vì hội thánh là ý tưởng của Chúa Giê-su, không phải của chúng ta.
Dù vậy, với mọi thay đổi xảy ra trong văn hóa ngày này, làm thế nào mà bạn có thể lướt đi đến một tương lai tốt hơn?
Một trong những bước quan trọng là hãy bắt đầu tìm và hỏi những câu hỏi đúng.
Tại sao? Vì thông thường, không phải là câu trả lời rõ ràng nhưng là câu hỏi xoáy đúng vào trọng tâm mới đưa chúng ta đi những bước tiên phong vào tương lai biến đổi và kết quả.
Hỏi những câu hỏi đúng, và bạn sẽ tìm ra những câu trả lời đúng. Thất bại, không tìm ra những câu hỏi đúng, bạn sẽ “xuống dốc.”
Sau đây là 10 câu hỏi không chỉ có riêng tôi nhưng những người lãnh đạo khác hỏi. Tôi nghĩ là chúng có thể tạo ra một khung sườn cho cuộc thảo luận của bạn và đưa bạn đến chỗ có những câu trả lời tốt hơn, và một chiến lược thích hợp để thực hiện.
Tôi cũng kèm vào trong đó những đóng góp của tôi, không phải là vì tôi chắc chắn là đúng, nhưng vì trả lời câu hỏi dẩn đưa chúng ta đến một tương lai có chiến lược và năng động.
1. Có Phải Là Sự Thường Xuyên Không Nhóm Lại Trở Nên Một Vấn Đề Toàn Cầu?
Nếu bạn lớn lên trong hội thánh, có thể là bạn không bỏ mất một Chúa Nhật nào. Nhưng những điều tươi đẹp đó đã không còn nữa.
Dường như hầu hết số người đi thờ phượng thường xuyên ở mức 2 đến 3 tuần một tháng đến từ những nhóm như:
• Những người tình nguyện.
• Những người đã nhóm lại từ lâu và người già.
• Những gia đình có con là ấu nhi và thiếu nhi.
• Những tín hữu mới gia nhập hội thánh hay những người mới tin Chúa
• Những gia đình có thu nhập thấp và không có phương tiện di chuyển.
Những người khác, không nhóm thường xuyên, là những người chọn cách thờ phượng không đòi hỏi họ phải đến dự như thờ phượng trên mạng.
Nhận xét của tôi: Không dự nhóm thường xuyên luôn luôn là một dấu hiệu nói rằng người ta không thấy giá trị trong điều bạn làm. Và đó là một vấn đề.
Khi các phụ huynh – không bao giờ vắng những ngày con họ tập dượt đá banh – không thường xuyên đi nhóm, đó là dấu hiệu họ không thấy giá trị của sự đi nhóm.
2. Không Nhóm Thường Xuyên Sẽ Dẩn Đến Mức Cầu Nguyện Sút Giảm?
Một số người lập luận rằng mức thường xuyên nhóm lại không phải là một dấu chỉ về mức thân mật tận hiến cho Đấng Christ. Nhưng câu hỏi quan trọng hơn là nó có là dấu hiệu của sự cam kết và tận hiến bị hạ thấp xuống không. Nói chung, các tín hữu sẽ giảm đi mức cam kết khi họ không nhóm lại thường xuyên.
Theo lẽ tự nhiên, mục tiêu của đức tin là đem người đến cam kết với Chúa Giê-su, không phải là cam kết với hội thánh địa phương. Nhưng chúng ta hiểu rằng Đấng Christ và hội thánh của Ngài nối kết với nhau một cách sâu nhiệm.
Hãy nhận xét về điều như thế này: đến tập thể dục tại gym một lần một tháng hơn là 3 lần một tuần cho thấy một cái nhìn ít quan tâm về thể dục. Bỏ một kỳ hò hẹn mỗi tuần với người mà bạn đang yêu luôn luôn là một dấu hiệu về một chuyện gì đó nghiêm trọng hơn.
Người ta luôn luôn cam kết với những gì mà họ dốc đổ cho; cho đến khi họ không còn dốc đổ cho những điều đó!
Nhận xét của tôi: Chúng ta luôn dự phần với những điều mà chúng ta xem là giá trị cao nhất. Không nhóm lại thường xuyên luôn luôn là một dấu hiệu của sự cam kết ở một mức thấp.
3. Thờ Phượng Trên Mạng Có Thể Khiến Nhiều Người Bỏ Sự Thờ Phượng Với Sự Hiện Diện?
Nếu người ta không nhóm lại thường xuyên nữa thì điều gì sẽ trở nên một điều “bình thường” mới? Nhiều người đang lấy dự nhóm trên mạng thay cho dự nhóm bằng sự hiện diện. Ứng dụng Hội Thánh Toàn Cầu Mạng Churchome’s Global App là một trong những đáp ứng.
Trong thập niên vừa qua cho thấy sự bùng nổ của chọn lựa nhóm trên mạng của nhiều tín hữu qua các mạng truyền thông xã hội cho đến podcast và những chương trình live stream vv. Có vô số chương trình trên mạng như vậy và càng ngày sẽ càng gia tăng.
Không có cách nào để bảo vệ hội chúng của bạn khỏi một thế giới đang thay đổi cực nhanh.
Thực sự là hội thánh luôn luôn thích ứng với một thế giới thay đổi vì Chúa Giê-su yêu thế gian và thế giới này.
Nhận xét của tôi: Trong khi nghĩ rằng (ít nhất là ở thời điểm này) tham dự bằng sự hiện diện khiến gia tăng lòng tương giao và cam kết, tôi cho rằng có những người mà nhóm lại trên mạng là dạng hội thánh duy nhất mà họ có thể tham gia. Tôi không thích điều này nhưng nếu bạn bỏ qua một chiến lược nhóm trên mạng, bạn sẽ mất cơ hội để chia sẻ tin lành và môn đệ hóa những người mới trong dạng này, cho dù nhóm trên mạng có thể làm cho một số người vốn đã ít cam kết nhóm lại bằng sự hiện diện sẽ “sa sút” buông mình vào chương trình nhóm trên mạng.
4. Tham Gia Nhóm Trên Mạng Có Nuôi Dưỡng Lối Sống Tiêu Thụ Hay Thúc Đẩy Dấn Thân Vào Sứ Mạng?
Một trong những mục tiêu chính của Cơ đốc nhân là tích cực dự phần với sứ mạng ngay trước mắt: chia sẻ tình yêu và sự cứu chuộc của Đấng Christ cho thế giới.
Nhóm trên mạng có thúc đẩy Cơ đốc nhân vào chỗ sâu đậm hơn với sứ mạng đó hay đưa họ lún sâu vào lối sống tiêu thụ tìm kiếm những điều họ cho là hay và tốt và thỏa mãn họ?
Với sự thách thức mà kỹ thuật tân tiến đem lại chúng ta vừa là cha mẹ vừa là con trẻ của nó. Chúng ta làm nên nó nhưng chúng ta không lường được nó làm nên chúng ta ra sao.
Với xu hướng gia tăng của chọn lựa nhóm trên mạng, Cơ đốc nhân sẽ nhìn thấy đức tin của họ như là một điều cần tiêu thụ?
Về bản chất, tin lành đòi hỏi sự hy sinh, dự phần cam kết và chấp nhận rủi ro.
Đời sống Cơ đốc ở mức tốt nhất là không bao giờ chú tâm vào xu hướng tiêu thụ càng nhiều và đóng góp càng ít càng tốt.
Sự tiêu thụ trên mạng xây dựng vương quốc của tôi trong khi chúng ta được kêu gọi dự phần xây dựng Vương Quốc của Chúa. Đây là tiêu chuẩn mà mỗi tín hữu nhóm lại trên mạng cần theo đó để đánh giá việc nhóm lại trên mạng của mình.
Nhận xét của tôi: Khi thiết kế chiến lược trên mạng của bạn, bạn có thể theo cách để nó trở thành một chất nhiên liệu đốt lên chủ nghĩa tiêu thụ hay linh thần dấn thân và cam kết. Trong khi có nhiều hội thánh thiết kế để đốt lên chủ nghĩa tiêu thụ những hội thánh có kết quả là những hội thánh đốt lên linh thần dấn thân và cam kết.
5. Những Gì Xảy Ra Cho Mục Vụ Chia Sẻ Tin Lành Trong Một Thế Giới Ít Người Nhóm Lại?
Trong những điều làm tôi quan tâm nhất về việc mức nhóm lại thấp, đây là quan tâm cao nhất của tôi.
Nếu bạn đang “tiêu thụ” đức tin trên mạng và chỉ thỉnh thoảng nhóm bằng sự hiện diện, làm sao bạn có thể mời gọi bạn hữu tham dự buổi nhóm “sống.”? Đúng vậy, bạn sẽ không thể!
Sẻ chia một mẫu tin trên Instagram không giống như là sẻ chia đời sống của bạn với một người bạn. Đúng là theo lý thuyết thì bạn có thể sẻ chia đức tin của bạn ở bàn nhà bếp Nhưng hãy thành thật, không có bao nhiêu người thực sự làm điều này. Và kinh nghiệm của tôi nói rằng hầu hết những người không thường xuyên nhóm lại hiếm khi sẻ chia niềm tin của họ.
Cơ đốc nhân phải sống thể hiện ra tin lành là tốt lành, không chỉ cho họ, nhưng cho mọi người khác.
Nhận xét của tôi: Nhiều Cơ đốc nhân sẽ tiếp tục thấy đức tin của họ như là một điều gì đó để tận hưởng mà không sẻ chia. Nhưng đó không phải là hội thánh cho tương lai. Hội thánh tương lai sẽ tiếp tục là những người theo Chúa Giê-su, được hiệp lại quanh sứ mạng thay đổi thế giới qua tình yêu và hy vọng của Đấng Christ.
6. Điều Gì Xảy Ra Cho Mục Vụ Môn Đồ Hóa Trong Một Môi Trường Không Phải Là Thể Lý Thấy Được?
Sự trưởng thành Cơ đốc không phải là ở chỗ bạn biết bao nhiêu, nhưng ở chỗ bạn yêu thương bao nhiêu. Và tình yêu thương có một sự thúc đẩy biểu hiện ra rõ ràng.
Đúng là để phát triển như một môn đồ bạn cần tiêu thụ. Cho nên lắng nghe sứ điệp (qua mạng hay podcasts), dự những khóa bồi linh… làm những điều bạn cần làm.
Nhưng tiêu thụ không bao giờ là mục tiêu của môn đồ hóa. Chúa Giê-su không bao giờ hỏi bạn có muốn làm môn đồ; Ngài kêu gọi bạn làm nên những môn đồ. Nếu đỉnh của bạn là tránh những Cơ đốc nhân khác vào ngày Chúa Nhật và tiêu thụ những học hỏi lẽ đạo mà bạn thích vào Thứ Hai để xây dựng chính bạn, bạn đã đánh mất sứ mạng.
Nhận xét của tôi: Hội thánh tương lai sẽ tràn ngập những Cơ đốc nhân nhận thức rằng họ được kêu gọi để xây dựng những môn đồ, họ không chỉ là những môn đồ.
7. Một Kinh Nghiệm Không Do Va Chạm Thể Lý Thật Có Thể Chuyển Tải Được Bao Nhiêu?
Với việc càng ngày càng có nhiều hội thánh đưa lên mạng các buổi nhóm, câu hỏi nêu lên là những gì sẽ sau cùng xảy ra?
Trước hết, tôi nghĩ là mức tập trung chú tâm của người xem và người nghe sẽ bị ngắt quãng và vụn vặt. Xem đang trong lúc chạy trên máy thể dục đi bộ không đem lại kinh nghiệm của sự hiện diện sống trong phòng nhóm là nơi diễn biến đang xảy ra. Nghe trong lúc nấu ăn và con nhỏ chạy tới chạy lui không như là ngồi chăm chú theo dõi bài giảng. Đúng là trong hàng bao thế kỷ người ta có bị chia trí trong lúc dự nhóm với hội thánh, nhưng đó là một loại bị chia trí khác hẳn.
Thứ hai, cho dù bạn ngồi theo dõi những diễn tiến được live stream trên điện thoại khôn ngoan hay TV vv… khung cảnh đó có bằng được khung cảnh “sống” trong phòng nhóm? Nếu bạn chỉ theo dõi chương trình nhóm trên mạng hay chỉ hiện diện dự nhóm trong một năm, sự khác biệt giữa hai cách này trên đời sống đức tin và sống đạo của bạn sẽ như thế nào?
Nhận xét của tôi: Vì thường phải làm nhiều việc khác khi dự nhóm trên mạng nên chắc chắn dự nhóm trên mạng sẽ đưa đến tình trạng luôn bị phân tâm. Nếu đó chỉ là một dạng nhóm lại duy nhất, nó sẽ làm nên một chương trình môn đồ hóa rời rạc và vụn vặt.
8. Mối Quan Hệ “Điện Tử Số” Là Đủ Cho Đời Sống Cơ Đốc Nhân Và Hội Thánh?
Với mức hiện diện dự nhóm sụt giảm dần và tham gia trên mạng tăng lên nhanh, mối quan hệ với đức tin và hội thánh có là mức 100% quan hệ bằng mạng? Có thể theo như cách người ta hoàn toàn liên hệ qua mạng như là xem phim, chơi games, trao đổi tâm tình, làm kế hoạch vv?
Tôi cho là có nhiều thứ bị mất đi khi chính yếu dựa vào kinh nghiệm “điện tử số.”
Ngày nay có một tỷ lệ làm bạn và kết hôn trên mạng khá cao. Nhưng không có cặp nào khi gặp trên mạng rồi lại chỉ muốn gặp trên mạng mà thôi. Mục đích của các cặp này là sẽ gặp mặt nhau và nếu mọi sự diễn tiến tốt đẹp theo thời gian và tấm lòng của họ, họ sẽ kết hôn hay chung sống. Cơ đốc nhân có khác với họ như vậy không?
Nếu mục đích là để sống chung, cùng dự phần với sứ mạng thay đổi thế giới vv … thì phải có một quan hệ con người thật sự, phải có sự hiệp mặt và hiệp lòng với nhau.
Nhưng trong một thế giới mà càng ngày con người càng chọn lấy sự nối kết trên mạng hơn là hiệp mặt và hiệp lòng, chúng ta có thể thấy trước những gì mà sự chọn lựa đó sinh sản ra.
9. Những Gì Xảy Ra Cho Con Em Mà Cha Mẹ Chỉ Tham Dự Nhóm Lại Trên Mạng?
Đây là vấn đề làm tôi suy nghĩ nhiều nhất. Phụ huynh sẽ thường bỏ qua sự nhóm lại vì họ bận rộn và muốn nghĩ một ngày. Họ sẽ dễ dàng theo kịp với những thông tin hay sinh hoạt của hội thánh và vẫn có thể tham gia một nhóm nhỏ hay tổ tế bào. Nhưng còn con em nhỏ thì sao?
Chúng ta xây dựng mục vụ hội thánh đặt trên cơ sở các mối quan hệ cho các nhóm tuổi vì tin lành tự bản chất của nó là tính xây dựng quan hệ.
Bạn không thể tải xuống một mối quan hệ hay tình bạn.
Khi cha mẹ lỡ một buổi nhóm, con trẻ mất nhiều hơn cha mẹ của chúng mất.
Điều gì sẽ xảy ra cho một thế hệ trẻ em lớn lên trong một môi trường bị mất đi các quan hệ? Tôi tin là chúng ta đã và đang thấy những hậu quả. Chỉ cần đọc, nghe hay xem tin tức chúng ta đủ biết bao nhiêu vấn đề tổn hại và tổn thương xảy ra cho các em hay bởi các em.
10. Tín Hữu Trên Mạng Có Thể Thực Hiện Sứ Mạng?
Cho dù xu hướng tương lai là tiến đến hơn nữa những cam kết trên mạng hay chỉ hiện diện tham dự rời rạc mà không có những mục vụ trên mạng, câu hỏi cho chúng ta là những cá nhân tín hữu trên mạng có thể thực hiện sứ mạng Chúa dạy?
Hội thánh luôn luôn mạnh mẽ nhất khi nó là một phong trào của những con người hiệp lại chung quanh sứ mạng, khải tượng, giá trị và chiến lược.
Chủ nghĩa cá nhân trên hết của văn hóa và xã hội chúng ta ngày nay (tôi sẽ làm chuyện tôi muốn khi tôi muốn) vận hành nghịch lại với bản chất của tin lành và sứ mạng của hội thánh.
Tôi nhận thức rằng nhiều Cơ đốc nhân biện luận là họ đã chán với hội thánh, nhưng điều đó không thay đổi được điều tôi nói ở đây là kẻ duy nhất tin rằng tốt hơn là Cơ đốc nhân hãy sống một mình chính là KẺ THÙ.
Thế thì … Bạn Nghĩ Gì?
Tôi không muốn điều tôi nói ở đây là một bài chia sẻ tiêu cực. Tôi và Hội thánh nơi tôi đã đầu tư “khủng” vào công trường điện tử số. Nhưng tôi thấy thế giới điện tử số là một cửa trước dẩn vào một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa, không phải là một cửa sau để đưa đến một nơi quyền năng kém hơn. Tôi tin rằng tương lai sẽ là một điều kỳ diệu cho hội thánh nếu chúng ta hỏi những câu hỏi đúng, nắm bắt những cơ hội với một linh thần cầu nguyện, và bắt đầu sáng tạo.
Những câu hỏi kể trên không chỉ là những câu hỏi về chiến lược, chúng là những câu hỏi thần học và triết học.
Hội thánh của Chúa đang sống, nhưng hỏi những câu hỏi đúng sẽ hà sự sống của Chúa vào hội thánh.
Văn Bình & Nguyễn Trọng
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)