Vẫn Tranh Chiến Với Sự Ganh Tỵ Dù Đã Ở Thứ Bậc Cao

Share

Nói đến sự tranh chiến với lòng ganh tị, Jonathan Edwards viết, “Ganh tị có thể được định nghĩa như là một cái linh của sự không thỏa lòng với và chống nghịch lại sự thịnh vượng và vui mừng của những người khác khi so sánh chúng với của chúng ta.”

Chúng ta thường nghĩ rằng sự ganh tị được bộc lộ ra bởi một người có cảm nhận so sánh thấy mình thấp kém hơn. Nhưng con người chúng ta cũng phải tranh chiến với sự ganh tị vì nó cũng đầy tràn trong lòng của chúng ta là những người có sự thịnh vượng và vui mừng lớn hơn người khác nhiều. Dù là ganh tị trong vị thế như thế nào đi nửa, khi một người phải tranh chiến với lòng ganh tị, người ấy trở nên tập chú vào khoảng cách giữa mình và người mà mình đang so sánh với. Sự tập chú này sẽ giết đi người ấy.

Châm Ngôn 14:30 nhắc chúng ta rằng “Tấm lòng bình an là sự sống của thể xác; Nhưng ghen ghét làm xương cốt mục nát” (BDM 2002). Bản chất của sự ganh tị là sẵn sàng chịu đau khổ bao lâu mà người khác chịu đau khổ hơn. Đúng thế, ngay cả một người có sự thịnh vượng và vui mừng nhiều hơn sẵn sàng chịu đau khổ khi tranh chiến với sự ganh tị.

Một người bạn già của tôi có lần kể lại câu chuyện về một người sinh viên bạn học ở một trường cao đẳng nghệ thuật phóng túng vào nhiều năm trước đây. Bạn học của anh là người tài giỏi nhất lớp, và mọi người đều biết. Anh bạn của tôi thấy là người bạn học này luôn đến dự tất cả những buổi học thêm có giờ hỏi đáp với các giáo sư, nhưng không bao giờ hỏi bất cứ câu hỏi gì.

Thế nên, bạn tôi hỏi anh ta, “Tại sao anh đến các buổi học nếu anh không bao giờ có gì để hỏi vậy?”

Anh ta trả lời với ý như thế này, “Tôi lắng nghe những người khác hỏi và trả lời để biết chắc là tôi không thiếu mất cái gì. Nhưng, tôi biết là tôi học giỏi hơn tất cả mọi người trong lớp. Nếu tôi hỏi những câu hỏi về những gì tôi đang suy nghĩ, điều đó sẽ làm tiện nghi cho tất cả những người khác trong lớp vì chúng sẽ kích thích lên trong tâm trí của họ những gì mà họ trước đó chẳng nghĩ đến. Thế là họ sẽ rút ngắn khoảng cách hiểu biết giữa họ và tôi. Cho nên tôi bảo vệ biểu đồ khoảng cách bằng cách không hỏi câu hỏi nào hết. Tôi biết rõ là tốt hơn là tôi tra cứu riêng những đề tài đó hay cứ làm lơ về chúng thay vì hỏi công khai những câu hỏi đó là điều có thể làm rút ngắn khoảng cách hiểu biết giữa họ và tôi.”

Anh ta có lẽ đúng trong một thời gian ngắn. Nhưng về lâu dài, sự ganh tị của anh chỉ làm cho mọi người “đau khổ” hơn; toàn xã hội sẽ trở nên nghèo nàn đi.

Thái độ như thế đối nghịch trực tiếp với Chúa Cứu Thế Giê-su. Khoảng cách giữa Chúa Giê-su và toàn thể nhân loại là vô bờ bến, nhưng Ngài hạ mình xuống để phục vụ và rút mất đi khoảng cách đó (Phi-líp 2:1-11). Thật, Ngài đã đến để kéo mọi người đến với Ngài và hiệp một chúng ta với Đức Chúa Trời. Hơn thế nữa, Ngài đến để nâng chúng ta lên với Ngài và đặt chúng ta ngồi với Ngài trên thiên quốc.

Trong Chúa Cứu Thế, chúng ta thấy thuốc chữa lành cho những ai tranh chiến với sự ganh tị. Hãy để mình được thiêu đốt với lòng ước muốn cho vinh hiển của Chúa. Hãy yêu người thấp kém hơn, chứ không phải là yêu khoảng cách giữa họ với mình. Hãy tuôn đổ ban ra chính mình. Hãy nâng họ lên. Hãy cầu nguyện cho họ. Hãy vui mừng trong những sự thành công của họ.

Những hy sinh ngắn hạn sẽ là những vui mừng lâu dài cho mọi người. Chúa Giê-su, vui mừng với điều đặt trước Ngài, sẵn sàng chịu nhận thập giá và khinh điều sĩ nhục. Hôm nay, Ngài đang ngồi bên phải ngai Đức Chúa Trời và Ngài vui lòng trong những người Ngài đã dấy lên để ở cùng với Ngài.

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: gentlereformation.com)

 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan